Top 21 Điều cấm kị vô lý nhất tại Trung Quốc

Trán Dô 2685 0 Báo lỗi

Trung Quốc được coi là một trong những đất nước khét tiếng nhất về chế độ kiểm soát mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Để minh chứng điều đó, hãy cùng Toplist ... xem thêm...

  1. Trung Quốc chính thức đặt lệnh cấm trên toàn đất nước họ vào năm 2009 đối với Facebook. Và cho đến nay, không có dấu hiệu nào về kế hoạch được phép sử dụng mạng xã hội của Mỹ trên đất nước này.


    Các trang mạng xã hội trong nước của Trung Quốc thì vẫn được phép hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ nội địa. Tuy nhiên các mạng xã hội đó vẫn chịu sự kiểm duyệt rất nghiêm ngặt.

    Facebook không được người dân Trung Quốc sử dụng
    Facebook không được người dân Trung Quốc sử dụng
    Facebook
    Facebook

  2. Top 2

    Google

    Dịch vụ mới đây nhất của Google là Gmail nhưng đã bị cấm bởi giới chức trách Trung Quốc. Theo thông tin từ công ty Google, các dịch vụ gồm trang web, tìm kiếm, YouTube và Picasa của họ cũng bị gián đoạn tại đất nước này.


    Một số người dùng vẫn có thể truy cập Gmail qua một mạng ảo tên là VPN nhưng họ phải trả phí. Mạng ảo này có thể vượt tường lửa Great Firewall và cho phép người dùng truy cập được Gmail.

    Người Trung Quốc không dùng Google để tìm kiếm thông tin
    Người Trung Quốc không dùng Google để tìm kiếm thông tin
    Gmail
    Gmail
  3. Những bộ phim truyền hình ở đất nước Trung Quốc có nội dung về thuyết Big Bang - thuyết nổi tiếng cho rằng vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn đã bị xóa bỏ khỏi các trang web chuyên chiếu video (theo tờ Global Times đưa tin). Người hâm mộ những tác phẩm điện ảnh rất bất bình vì bị cấm đoán trong khi nội dung phim không hề chống đối chính quyền, mang tính chất bạo lực hay vi phạm pháp luật.


    Chính quyền đất nước họ gỡ bỏ phim vì lý do vi phạm một quy định cấm "gây hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia".

    Người hâm mộ điện ảnh rất bất bình vì bị cấm đoán điều này
    Người hâm mộ điện ảnh rất bất bình vì bị cấm đoán điều này
    Thuyết Big Bang
    Thuyết Big Bang
  4. Ông Lý Hồng Chí là người truyền đến công chúng môn Pháp Luân Công - một môn khí công tu luyện thời trung cổ vào năm 1992 tại Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên từ việc tu luyện Pháp Luân Công là đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người vô cùng. Bởi vậy, bộ môn này đã nhanh chóng được phổ biến rộng tại Trung Quốc thu hút hàng trăm triệu người tập luyện chỉ trong vòng vài năm.


    Không muốn chấp nhận sự thật này, nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc đã sử dụng bộ máy tuyên truyền như báo chí, tivi liên tục đăng tải những thông tin sai sự thật về bộ môn này nhằm tạo lý do để ban hành lệnh cấm, ngăn chặn sự phát triển của Pháp Luân Công. Không chỉ vậy, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp công khai các học viên Pháp Luân Công suốt 17 năm. Hàng triệu người bị bắt cóc để cướp lấy nội tạng và sự việc này cũng đã bị cộng đồng quốc tế trên thế giới lên án mạnh mẽ. Cuối cùng, sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc đã không ngăn cản được sự phát triển của bộ môn khí công này. Ngày nay, Pháp Luân Công đã được phổ biến trên 114 quốc gia và trở thành môn khí công được yêu thích nhất trên thế giới.

    Việc tu luyện Pháp Luân Công đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người
    Việc tu luyện Pháp Luân Công đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người
    Pháp Luân Công
    Pháp Luân Công
  5. Trung Quốc ra luật cấm các thầy tu Phật giáo Tây Tạng tái sinh không xin phép Cục Quản lý Tôn Giáo của Nhà nước vào năm 2007. Điều này nhằm hạn chế ảnh hưởng của Đức Dalai - người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng, người theo truyền thống sẽ đầu thai qua những thế hệ tiếp để hoàn thành sứ mệnh cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh (theo nguồn từ tờ Newsweek nổi tiếng).


    Tờ báo Time đưa tin vào tháng 3 năm nay, chính quyền Trung Quốc và Đức Dalai Lama rơi vào cuộc tranh cãi khi vị lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng khẳng định chế độ Trung Quốc không có quyền chọn người kế vị cho ông, có thể ông sẽ không tái sinh. Và chính quyền Trung Quốc sẽ chỉ định người đứng đầu của các ngôi chùa.Chính quyền Trung Quốc phá bỏ các ngôi chùa thiêng liêng tại Tây Tạng. Nhiều tăng nhân bị đánh đập, bị bỏ tù bởi những lý do vô lý. Chính hành động này của chính quyền Trung Quốc đã bị thế giới lên án và chỉ trích.

    Phật giáo Tây Tạng là 1 trong những nền văn hóa lớn tại Trung Quốc
    Phật giáo Tây Tạng là 1 trong những nền văn hóa lớn tại Trung Quốc
    Phật giáo Tây Tạng
    Phật giáo Tây Tạng
  6. Những tín đồ Cơ Đốc giáo tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của giới chính quyền Trung Quốc. Càng ngày, Cơ đốc giáo ở TQ càng bị gắn mác là “tư tưởng Tây phương”, nên “phải chống lại bằng mọi giá”. Hay đơn giản chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy “sự tận tụy, trung thành với lãnh đạo”, ngăn chặn Cơ đốc nhân đặt hy vọng vào tôn giáo, cụ thể là Đức Chúa Jesus Christ.


    Một số Hội Thánh bị chính phủ đe dọa đưa vào "Danh sách đen" – cụ thể việc đi lại, học hành, việc làm của họ và con cháu họ sẽ bị hạn chế nếu từ chối hướng dẫn hội chúng đi theo chính sách quốc gia hiện tại. “Bất tuân mệnh lệnh nghĩa là phản đối chính phủ và nhà nước TQ” – các cán bộ thực thi pháp luật tuyên bố


    Giáo hội của Đảng Cộng sản Trung quốc kiểm soát. Các linh mục thường bị giam cầm, đánh đập hoặc bị tra tấn và những cái cái chết như được treo sẵn trên đầu.

    Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy
    Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy
    Cơ Đốc giáo
    Cơ Đốc giáo
  7. Trung Quốc lên chính sách cấm người dân sinh con thứ 2 trừ lần sinh đầu là song sinh hoặc tam sinh. Họ muốn kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát dân số, nhất là tại những trung tâm đô thị lớn. Nếu phụ nữ có thai lần thứ 2 sẽ phải phá bỏ, một số địa phương còn bị phạt rất nặng.


    Chính sách này đã khiến mất cân bằng xã hội vì nhiều người phá thai và nhất là bỏ con vì muốn có con trai nối dõi.

    Ảnh biếm họa chính sách một con của Trung Quốc
    Ảnh biếm họa chính sách một con của Trung Quốc
    Cấm sinh con thứ hai
    Cấm sinh con thứ hai
  8. Trung Quốc kiểm duyệt tất cả các đầu sách hay các tờ báo trước khi chúng được phát hành. Nhà xuất bản nào không tuân theo đều nhanh chóng bị cho đóng cửa. Các tác giả của bài viết chỉ có một lựa chọn hoặc chấp nhận kiểm duyệt hoặc chấp nhận không được tiếp cận với 1,4 tỷ độc giả.

    Sách báo luôn bị kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản
    Sách báo luôn bị kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản
    Trung Quốc kiểm duyệt tất cả các đầu sách hay các tờ báo trước khi chúng được phát hành.
    Trung Quốc kiểm duyệt tất cả các đầu sách hay các tờ báo trước khi chúng được phát hành.
  9. Mỗi năm Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được công chiếu tại các rạp và hạn chế phim bom tấn của Hollywood. Các bộ phim được chấp nhận công chiếu nhưng vẫn phải chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của giới chức trách. Những cảnh phim bị cho là mang tính công kích hoặc phá hoại như nói về quyền con người, quyền tín ngưỡng thì phải cắt bỏ.


    Các nhà làm phim đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ nâng số lượng phim cho phép công chiếu trong thời gian tới. Không chỉ các nước phương Tây mà các nhà làm phim Trung Quốc cũng phải được sự kiểm duyệt của giới chức trách mặc dù họ có lợi thế hơn. Vào năm 2005 Trung Quốc đã dành lời khen cho đạo diễn Ang Lee người Đài Loan đã đạt giải Oscar tuy nhiên bộ phim "Brokeback Mountain" của ông chưa được công chiếu ở đất nước này.

    Phim nước ngoài không được phát hành nhiều tại Trung Quốc
    Phim nước ngoài không được phát hành nhiều tại Trung Quốc
    Mỗi năm Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được công chiếu tại các rạp và hạn chế phim bom tấn của Hollywood.
    Mỗi năm Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được công chiếu tại các rạp và hạn chế phim bom tấn của Hollywood.
  10. Tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, khi gặp nhau mọi người thường bắt tay. Thậm chí tại các nước phương Tây họ còn ôm hôn nhau khi gặp nhau. Tuy nhiên đối với người Trung Quốc thì việc này là không cần thiết. Khi du lịch Trung Quốc và bạn gặp một người, chỉ cần gật đầu chào nhẹ một cái là được.


    Những hành động như bắt tay hay ôm, hôn là những việc làm không tự nhiên và sẽ khiến họ không thoải mái. Tuyệt đối đừng cúi đầu quá sâu cũng như ôm hoặc hôn khi chào và tạm biệt. Đây là một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc, hãy nhớ nhé!

    Khi du lịch Trung Quốc và bạn gặp một người, chỉ cần gật đầu chào nhẹ một cái là được.
    Khi du lịch Trung Quốc và bạn gặp một người, chỉ cần gật đầu chào nhẹ một cái là được.
    Khi du lịch Trung Quốc và bạn gặp một người, chỉ cần gật đầu chào nhẹ một cái là được.
    Khi du lịch Trung Quốc và bạn gặp một người, chỉ cần gật đầu chào nhẹ một cái là được.
  11. Một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc đó chính là tuyệt đối không được cắm đũa vào giữa bát cơm. Điều này cũng khá giống với ở Việt Nam chúng ta. Những đôi đũa chỉ được cắm trên những bát cơm khi cúng cơm cho người đã mất. Nếu trong bữa ăn mà bạn vô tình cắm đũa vào bát cơm thì điều đó có thể đem lại xui xẻo.


    Điều này phạm vào chuyện kiêng kị trong ăn uống của người Trung Hoa. Hơn nữa, đang ăn uống vui vẻ thì không nên gợi lên hình ảnh chết chóc làm gì. Vì vậy bạn nên tránh điều này.

    Một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc đó chính là tuyệt đối không được cắm đũa vào giữa bát cơm
    Một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc đó chính là tuyệt đối không được cắm đũa vào giữa bát cơm
    Không được cắm đũa vào bát cơm
    Không được cắm đũa vào bát cơm
  12. Dù là vô tình, hay cố ý thì việc xúc phạm văn hóa địa phương ở Trung Quốc cũng bị phạt khá nặng, điều này áp dụng cả với người dân Trung Quốc chứ không phải nguyên khách du lịch. Khi đến tham quan bất kì địa điểm du lịch nào các du khách cũng cần chú ý đến văn hóa trong sinh hoạt, ứng xử của họ, để điều chỉnh hành vi của mình cho hợp lý. Khi đi tắm biển tuyệt đối không được khỏa thân vì sẽ bị phạt rất nặng, hay việc phá hủy các công trình kiến trúc của họ: như viết, vẽ bậy lên các bức tượng cũng tuyệt đối cấm.


    Một số hành vi được xem là xúc phạm đến văn hóa địa phương mà bạn nên tránh như: bẻ cây hoa trong chùa, phá hủy các công trình kiến trúc, hay vẽ bậy lên các bức tượng…Hãy lưu ý những điều cấm lỵ tại Trung Quốc này nhé!

    Một số hành vi được xem là xúc phạm đến văn hóa địa phương mà bạn nên tránh như: bẻ cây hoa trong chùa, phá hủy các công trình kiến trúc, hay vẽ bậy lên các bức tượngj
    Một số hành vi được xem là xúc phạm đến văn hóa địa phương mà bạn nên tránh như: bẻ cây hoa trong chùa, phá hủy các công trình kiến trúc, hay vẽ bậy lên các bức tượngj
  13. Khi ăn cơm chiên, nhiều người thường có thói quen rưới thêm xì dầu (nước tương) lên cơm. Việc này không thành vấn đề, nếu như du khách ăn tại Việt Nam. Còn với các nhà hàng sang trọng của người Hoa, điều này lại thành thiếu tôn trọng với đầu bếp. Vì các đầu bếp đã nêm nếm món ăn một cách hoàn hảo, do đó việc cầm lọ nước tương mà rưới lên đĩa của mình được coi là một sự xúc phạm đối với người nấu.


    Ở Việt Nam, việc rưới nước tương lên cơm là một điều hết sức quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên, tại Trung Quốc bạn không nên làm việc này. Đây được xem là một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc. Những đầu bếp đã rất vất vả để làm ra những món ăn hoàn hảo dành cho bạn. Do đó bạn không nên cầm nước tương và rưới lên cơm của mình.

    Điều này lại thành thiếu tôn trọng với đầu bếp
    Điều này lại thành thiếu tôn trọng với đầu bếp
    Đừng rưới nước tương lên cơm
    Đừng rưới nước tương lên cơm
  14. Du khách phương Tây có văn hóa tiền tip, nhưng người Trung Quốc thì không. Chi phí phục vụ được tính cả trong hóa đơn thanh toán. Bởi vậy, du khách không cần để lại tiền boa cho tài xế lái xe, nhân viên phục vụ nhà hàng khách sạn.

    Tại nhiều quốc gia thì việc tip tiền đã khá phổ biến thì tại Trung Quốc việc này là không được phép. Nếu bạn cố tình đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ thì họ sẽ xem hành động đó là rất bất lịch sự đấy. Đây cũng là một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc bạn nên ghi nhớ.

    Du khách không cần để lại tiền boa cho tài xế lái xe, nhân viên phục vụ nhà hàng khách sạn.
    Du khách không cần để lại tiền boa cho tài xế lái xe, nhân viên phục vụ nhà hàng khách sạn.
    Không nên tip tiền
    Không nên tip tiền
  15. Một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc mà bạn cần biết đó là không nên tặng đồng hồ. Bởi trong tiếng Quảng Đông, từ “đồng hồ” có cách phát âm rất giống với từ “món quà kết thúc”. Có nghĩa là món quà dành cho người đã chết.

    Một món quà mà bạn không nên tặng cho người Trung Quốc đó là những chiếc ô.


    Người Trung Quốc xem rằng việc tặng ô là thể hiện cho sự chia xa. Đặc biệt là những cặp đôi không nên tặng ô cho nhau nếu không sẽ rất dễ chia tay. Những điều cấm lỵ tại Trung Quốc này có lẽ rất lạ nhưng bạn vẫn cần lưu ý nhé!

    Một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc mà bạn cần biết đó là không nên tặng đồng hồ.
    Một trong những điều cấm kỵ tại Trung Quốc mà bạn cần biết đó là không nên tặng đồng hồ.
    Người Trung Quốc xem rằng việc tặng ô là thể hiện cho sự chia xa.
    Người Trung Quốc xem rằng việc tặng ô là thể hiện cho sự chia xa.
  16. Ở Trung Quốc, du khách có thể nhìn thấy một chiếc T-shirt xanh, một túi xanh hoặc đôi giày màu xanh lá cây, nhưng không bao giờ nhìn thấy ai đội chiếc mũ xanh. Thói quen này bắt nguồn từ một câu chuyện về người phụ nữ gian dối chồng. Để tránh bị phát hiện, cô ta đã nghĩ ra cách may cho chồng một chiếc mũ xanh. Mỗi khi người chồng đi làm về cô ta có thể nhìn thấy chiếc mũ xanh từ phía xa, kịp để người tình trốn thoát.


    Mỗi khi người Trung Quốc nói một người đàn ông “đội mũ xanh” là ám chỉ anh ta bị vợ cắm sừng. Đối với du khách là người nước ngoài, việc đội mũ màu xanh cũng không tránh khỏi những ánh nhìn tò mò của người dân địa phương về phía mình.

    Ở Trung Quốc, du khách có thể nhìn thấy một chiếc T-shirt xanh, một túi xanh hoặc đôi giày màu xanh lá cây, nhưng không bao giờ nhìn thấy ai đội chiếc mũ xanh.
    Ở Trung Quốc, du khách có thể nhìn thấy một chiếc T-shirt xanh, một túi xanh hoặc đôi giày màu xanh lá cây, nhưng không bao giờ nhìn thấy ai đội chiếc mũ xanh.
    Mỗi khi người Trung Quốc nói một người đàn ông “đội mũ xanh” là ám chỉ anh ta bị vợ cắm sừng.
    Mỗi khi người Trung Quốc nói một người đàn ông “đội mũ xanh” là ám chỉ anh ta bị vợ cắm sừng.
  17. Trung Quốc không cho phép phát trực tiếp (Livestreaming) bởi nó không thể kiểm duyệt được các nội dung trực tuyến. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính phủ đưa ra mà họ nói, việc cấm là cần thiết để làm sạch Internet Trung Quốc. Lệnh cấm đã được ban hành vào tháng 6 năm 2017 và nhắm vào Sina Weibo, tương đương với Twitter của Trung Quốc, và Ifeng và AcFun, hai trang web chia sẻ video tương tự như YouTube.


    Phát trực tiếp đã trở nên phổ biến tại thời điểm cấm và liên quan đến các công nghệ mới mà chính phủ không thể sử dụng để kiểm duyệt được. Ví dụ, trong năm 2016, Ifeng đã đưa tin sống động cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một cái gì đó mà ở Trung Quốc không được phép. Vì vậy, Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm lại vừa kiểm duyệt.

    Trung Quốc không cho phép phát trực tiếp (Livestreaming) bởi nó không thể kiểm duyệt được các nội dung trực tuyến.
    Trung Quốc không cho phép phát trực tiếp (Livestreaming) bởi nó không thể kiểm duyệt được các nội dung trực tuyến.
    Không được Livestreaming
    Không được Livestreaming
  18. Ngày đầu tiên của năm mới, việc phụ nữ đi ra khỏi nhà là được cho là một điều cấm kỵ. Bởi hành động này sẽ mang đến đen đủi, xui xẻo cho bản thân trong cả năm của người đó.


    Con gái lấy chồng rồi cũng không được phép về thăm bố mẹ đẻ bởi điều đó khiến gia đình bố mẹ đẻ gặp đen đủi, làm ăn không thuận lợi.

    Ngày đầu tiên của năm mới, việc phụ nữ đi ra khỏi nhà được cho là một điều cấm kỵ.
    Ngày đầu tiên của năm mới, việc phụ nữ đi ra khỏi nhà được cho là một điều cấm kỵ.
    Phụ nữ Không ra khỏi nhà ngày đầu năm
    Phụ nữ Không ra khỏi nhà ngày đầu năm
  19. Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự vui mừng, hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ được sử dụng màu đỏ để viết tên người vì người Trung Quốc chỉ dùng màu đỏ để viết tên người đã khuất trên bia mộ và cho rằng việc viết tên ai đó bằng màu đỏ lên giấy hay trên máy tính đều là sự xúc phạm rất lớn với người đó.

    Không được dùng bút đỏ viết tên người
    Không được dùng bút đỏ viết tên người
    Không được dùng bút đỏ viết tên người
    Không được dùng bút đỏ viết tên người
  20. Theo quan nhiệm của người Trung Quốc, việc mở quà ngay sau khi được tặng trước mặt mọi người thể hiện sự thiếu tôn trọng với người tặng quà kể cả người tặng quà là người thân trong gia đình và thậm chí là bố, mẹ. Và khi được nhận quà từ ai đó, người Trung Quốc thường từ chối vài lần trước khi nhận.

    Theo quan nhiệm của người Trung Quốc, việc mở quà ngay sau khi được tặng trước mặt mọi người thể hiện sự thiếu tôn trọng
    Theo quan nhiệm của người Trung Quốc, việc mở quà ngay sau khi được tặng trước mặt mọi người thể hiện sự thiếu tôn trọng
    Không được mở quà ngay khi được tặng
    Không được mở quà ngay khi được tặng
  21. Thường khi ăn một món cá nguyên con, chúng ta sẽ ăn một mặt, sau đó lật úp nó lại để gỡ thịt ăn mặt kia, và thứ còn lại là xương. Tuy vậy, du khách không được phép làm vậy khi đi ăn đồ Trung Hoa vì nó gợi lên hình ảnh thuyền đánh cá bị lật. Điều đúng đắn nên làm là khi ăn xong một mặt của con cá, hãy từ tốn… gỡ hết xương ra, rồi ăn tiếp phần còn lại.

    Lật món cá trên đĩa
    Lật món cá trên đĩa
    Lật món cá trên đĩa
    Lật món cá trên đĩa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy