Top 7 Điều cần biết về ngày công đoàn Việt Nam 28/7

Thai Ha Nguyen 120 0 Báo lỗi

Ngày Công đoàn Việt Nam 28/7 đang đến rất gần, tuy nhiên, không phải ai cũng biết đầy đủ thông tin về ngày Công đoàn Việt Nam. Vì vậy, ở bài viết này, Toplist ... xem thêm...

  1. Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ cho các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.
    Khái niệm Công đoàn Việt Nam
    Khái niệm Công đoàn Việt Nam
    Khái niệm Công Đoàn Việt Nam
    Khái niệm Công Đoàn Việt Nam

  2. Trải qua một quá trình thành lập, Công Đoàn Việt Nam đã được đổi tên rất nhiều lần:
    • Công hội Đỏ (1929 - 1935)
    • Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939)
    • Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941)
    • Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946)
    • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961)
    • Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988)
    • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)
    Hội thi tìm hiểu về ngày Công Đoàn Việt Nam
    Hội thi tìm hiểu về ngày Công Đoàn Việt Nam
    Ý nghĩa của tên gọi
    Ý nghĩa của tên gọi
  3. Vào cuối năm 1924, đầu năm 1925, tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Ái Quốc - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đã đặt cơ sở lý luận cho công đoàn Việt Nam, đề ra tôn chỉ mục đích hoạt động của Công Hội, đào tạo hàng loạt cán bộ ưu tú trong tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội mà nòng cốt là Cộng Sản Đoàn Người cũng đề ra việc “vô sản hoá” – đi vào các xí nghiệp hầm mỏ, đồn điền để vận động giáo dục công nhân vào tổ chức Công Hội.

    Cuối năm 1928, đầu năm 1929, nhiều tổ chức Công hội đỏ được thành lập ở các xí nghiệp và phát triển, được thống nhất thành tổng Công Hội đỏ cấp tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai).

    Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ miền Bắc đã khai mạc. Đại hội thông qua các nhiệm vụ đấu tranh và điều lệ tóm tắt, quyết định ra tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ, bầu ban chấp hành.

    Tiếp đó, các tổng Công Hội đỏ ở miền Trung, miền Nam, được thành lập. Từ năm 1930, tổng Công Hội đỏ đã được hoạt động khắp cả nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ cam từng giai đoạn:

    - Công Hội đỏ (1929 – 1935)
    - Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939)
    - Công nhân Phản Đế (1939 – 1941)
    - Công nhân cứu quốc (1941 – 1945)
    - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961)
    - Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988)
    - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay)

    Và bộ chính trị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) họp tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
    Kỉ niệm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam
    Kỉ niệm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam
    Quá trình hình thành
    Quá trình hình thành
  4. Chính trị
    • Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa.
    • Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

    Kinh tế
    • Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ.
    • Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
    • Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh.
    • Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
    • Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.
    Văn hoá - tư tưởng
    • Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.
    • Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
    Xã hội
    • Công đoàn có vai trò trong việc tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhân quan chính trị, thực sự là lực lượng ṇòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân.
    • Là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
    Công đoàn có vai trò tro lớn trong nhiều lĩnh vực
    Công đoàn có vai trò tro lớn trong nhiều lĩnh vực
    Công đoàn có vai trò tro lớn trong nhiều lĩnh vực
    Công đoàn có vai trò tro lớn trong nhiều lĩnh vực
  5. Công đoàn Việt Nam có những nhiệm vụ chính sau đây:
    • Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động
    • Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế
    • Giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
    Công đoàn Việt Nam bảo vệ lợi ích cho công nhân, viên chức và lao động
    Công đoàn Việt Nam bảo vệ lợi ích cho công nhân, viên chức và lao động
    Công đoàn Việt Nam bảo vệ lợi ích cho công nhân, viên chức và lao động
    Công đoàn Việt Nam bảo vệ lợi ích cho công nhân, viên chức và lao động
  6. Công đoàn Việt nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động. Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng vì Đảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn được hình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của mình triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương trình công tác của tổ chức mình.

    Đảng lãnh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai trò của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp. Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lãnh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội.
    Công Đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng
    Công Đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng
    Công Đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng
    Công Đoàn hoạt động không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng
  7. Dưới chủ nghĩa xã hội mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Nhà nước luôn tạo cho tổ chức Công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập. Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Công đoàn là người cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước.
    Mối quan hệ giữa Công Đoàn và Nhà Nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác,...
    Mối quan hệ giữa Công Đoàn và Nhà Nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác,...
    Mối quan hệ giữa Công Đoàn và Nhà Nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác,...
    Mối quan hệ giữa Công Đoàn và Nhà Nước là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác,...




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy