Top 10 Điều hối tiếc nếu bạn không làm khi còn là sinh viên
Quãng đời sinh viên luôn muôn màu muôn vẻ và chính bạn là người quyết định điều đó. Một môi trường mở, nhiều hoạt động, nhiều chướng ngại, thử thách, cơ hội... ... xem thêm...Nếu biết nắm bắt thì bạn sẽ có được những kỉ niệm khó quên. Dưới đây là các điều bạn sẽ có thể hối tiếc khi đã bỏ qua nó lúc còn là sinh viên.
-
Không học ngoại ngữ
Trước sự hội nhập của thế giới cùng với việc xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, tầm quan trọng của Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung lại càng được thể hiện rõ nét hơn trong các khía cạnh, đặc biệt là cơ hội nghề nghiệp.
Những người có các kỹ năng anh văn tốt rất dễ nắm bắt được cơ hội việc làm vì các nhà tuyển dụng hiện nay rất quan trọng vào trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Kiến thức chuyên môn chỉ là điều quyết định với một số ngành đặc thù như y dược, kiến trúc... Nhưng trên hết, ngoại ngữ luôn là con đường mở lối ra những cơ hội mới thuận lợi hơn. Sự thật cũng đã chứng minh rằng, sinh viên có trình độ anh văn khá, tốt thường có xu hướng kiếm được công việc tốt hơn so với những sinh viên kém anh văn, ngay cả khi chưa ra trường.
Do đó ngay từ khi còn là tân sinh viên bạn nên đầu tư nhiều công sức, thời gian, tài chính để học ít nhất và thành thạo tiếng anh. Bạn có thể tìm kiếm các trung tâm uy tín với các chương trình, các khóa học phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của bạn thông qua internet, tờ rơi, kinh nghiệm của các anh chị đã học...
Nếu đã thông thạo tiếng anh, bạn nên cân nhắc việc học thêm một ngôn ngữ khác như: Ngôn ngữ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc... Càng biết và thông thạo càng nhiều ngoại ngữ bạn sẽ càng có cơ hội tiến xa trong công việc tương lai. Và dĩ nhiên phải thành thạo tiếng mẹ đẻ đó nhé!
-
Không tham gia bất kì hoạt động ngoại khóa nào
Học là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với sinh viên, nhưng đó cũng không nên là điều duy nhất bạn phải làm trong suốt 4-5 năm học đại học. Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên vì áp lực việc học, không biết cách giải quyết cảm xúc, giảm căng thăng dẫn đến xảy ra các trường hợp đáng tiếc được báo chí, truyền thông đưa tin. Do đó, các hoạt động ngoại khoá - hoạt động xã hội đã và đang ngày càng được trường Đại học, cao đẳng, trung cấp quan tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức nhằm tạo tâm trạng được thoải mái, thư giãn, biết thêm được nhiều kỹ năng xã hội.
Các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên xây dựng các kỹ năng cần thiết cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích sau khi ra trường đi làm. Các nhà tuyển dụng rất đề cao những sinh viên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa vì một phần thể hiện sinh viên đó lanh lẹ, nhiệt huyết đúng với tuổi trẻ. Không những vậy hoạt động ngoại khóa có thể giúp chúng ta tích lũy kinh nghiệm ở một khía cạnh nào đó, biết đâu chính kinh nghiệm đó sẽ giúp ích cho các bạn sau này.
Đồng thời, tham gia các hoạt động này các bạn sẽ quen được giao lưu, kết bạn với nhiều bạn mới, giúp cuộc sống sinh viên của bạn trở nên sinh động, vui tươi, màu sắc hơn và tạo nên những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ khi nhắc đến thời sinh viên.
-
Không đi làm thêm
"Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?" là câu hỏi được khá nhiều các bạn sinh viên quan tâm khi bước chân vào đại học. Và cũng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Khi bạn chọn đi làm thêm đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra một phần thời gian trong quỹ thời gian một ngày của bạn, không những vậy bạn còn phải bỏ cả sức lực, tâm huyết....để làm nên nên việc chểnh mảng một số công việc sinh hoạt là điều dễ dàng thấy được. Tuy nhiên, nếu có khả năng quản lý, sắp xếp cuộc sống thì một lời khuyên cho bạn là hãy tìm một công việc để làm thêm khi còn là sinh viên. Bạn có thể chọn làm gia sư, phục vụ, giao hàng, xe ôm, vá xe, làm đồ handmade.....Những công việc này chỉ chiếm 3-4 tiếng của bạn một ngày và không làm full tuần, bạn có thể chọn lịch làm để phù hợp với thời gian biểu của bạn trong tuần mà vẫn đảm bảo việc học, tham gia hoạt động trường, lớp... Những công việc ngày sẽ một phần đỡ bớt tài chính cho gia đình để trang trải cho kinh phí học tập, sinh hoạt.
Đồng thời, khi làm thêm sinh viên sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết các tình huống bất ngờ, kỹ năng xin việc..... Nhiều người cho rằng đi làm thêm công việc có liên quan đến ngành mà mình đang học thì nó thật sự mới có giá trị. Tuy nhiên cuộc sống là một quá trình học hỏi liên tục, liệu các bạn có chắc chắn rằng ra trường mình sẽ làm được đúng ngành mình học hoặc làm được nghề mà mình mong muốn?
-
Không có một sở thích/sở trường cụ thể
Bạn thử tưởng tượng là một người không hề có bất kỳ một sở thích hay sở trường nào đó trong suốt các năm trung học đến các năm đại học cũng như vậy thì cuộc sống của bạn sẽ nhàm chán, buồn tẻ như thế nào? Khác với cấp 3, Đại học là môi trường đầy năng động với rất nhiều câu lạc bộ sinh hoạt khác nhau, từ học hành đến vui chơi (ca, múa, hát, guitar, tình nguyện, bóng đá, thể thao…) với số lượng thành viên kha khá. Những bạn thành viên trong các câu lạc bộ này không phải đều giỏi ca, múa, hát...mà họ chỉ có sở trường riêng của mình thậm chí nhiều bạn chỉ có đam mê cũng mạnh dạn tham gia vậy tại sao các bạn không thử mình với một câu lạc bộ nhỉ? Bạn có thể không có sở trường nào cả nhưng bạn phải có sở thích đúng không. Hãy mạnh dạn tham gia và thử sức mình trong các câu lạc bộ nào, cuộc sống sinh viên sẽ thay đổi sang một trang mới, sinh động hơn, màu sắc hơn, vui tươi hơn.
Mặt khác, các câu lạc bộ như một xã hội thu nhỏ với các bạn sinh viên ở nhiều khóa, nhiều ngành, nhiều địa phương....Bằng cách tham gia vào các câu lạc bộ đó, bạn sẽ được giao lưu kết bạn với những người bạn mới, học được cách chung sống làm việc tập thể.... những điều này sẽ dẫn hình thành sự tự tin, trưởng thành hơn của bạn.
-
Không cúp học dù chỉ 1 tiết
“Chưa học lại thì chưa phải là sinh viên” có lẽ là câu nói rất quen thuộc của người, đặc biệt là sinh viên đã ra trường nói với sinh viên còn học. Sinh viên luôn có hơn 1001 lý do để hôm nay mình cúp học từ khách quan đến chủ quan, và đôi khi những buổi “cúp học” đó sẽ tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ cho cuộc đời sinh viên.
Khi tốt nghiệp đi làm nhìn lại khoảng thời gian làm sinh viên, thứ khiến chúng ta nghĩ về nhiều nhất không phải là các định luật, các con số, các học thuyết....mà thứ khiến chúng ta hồi tưởng là những buổi cúp học đi chơi vui như thế nào? Thậm chí đâu đó còn có suy nghĩ "sao hồi ấy mình không cúp thêm vài bữa nữa nhỉ? Tiếc thật !!?!"
Hiện nay, việc học hành trên trường khá căng thẳng, báo chí, thời sự thời gian gần đây đưa tin kha khá về việc tự tử ở lứa tuổi học sinh, sinh viên nên nếu thật sự cảm thấy quá căng thẳng bạn hãy “cúp học” vài buổi học không cần thiết, điều này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học nhưng cũng không “cúp học” thường xuyên nhé, điều này có thể khiến bạn tốn nhiều tiền để học lại đấy.
-
Không có định hướng tương lai
Nhiều bạn sinh viên chấp nhận “an phận” theo sự sắp xếp của gia đình, ý định của bố mẹ và xu hướng của xã hội mà không hề biết chính bản thân mình muốn làm gì và trở thành ai. Trung bình một ngày con người dành 8 tiếng để làm việc, 8 tiếng để ngủ và 8 tiếng để sinh hoạt cá nhân (vui chơi, giải trí, bạn bè, gia đình…). Nếu bạn “an phận” theo dòng đời, làm công việc mà bạn không hề thích, hoặc tệ hơn là bạn không hề giỏi thì bạn đã lãng phí 1/3 cuộc đời.
Việc định hướng tương lai giúp bạn xác định được mình là ai, mình muốn gì, từ đó bạn mới có kế hoạch vạch ra để đạt được những cái mà bạn kì vọng. Khi bạn nhận ra việc định hướng tương lai quan trọng như thế nào đôi lúc sẽ là quá muộn để làm lại từ đầu, vì vậy hãy sống cho bản thân, đừng quá phụ thuộc vào ý kiến người khác.
-
Không có một “hội bạn bựa” đúng nghĩa
Đây là điều không thể bàn cãi. Bạn bè luôn là những người giúp chúng ta có những kỉ niệm đáng nhớ, lạc quan trong cuộc sống, sẻ chia buồn vui và đôi khi giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Đại học không như trung học, chúng ta phải đăng kí tín chỉ đồng nghĩa bạn không học theo lớp mà sẽ được gặp gỡ với rất nhiều sinh viên khác ngành, khác vùng miền, khác...Chính vì điều đó khiến chúng ta có rất ít thời gian tìm hiểu và lướt qua nhau rất nhanh, khó mà duy trì được mối quan hệ lâu nếu ít gặp nhau.
Để duy trì các mối quan hệ bạn bè và tạo nên một “hội bạn bựa” là điều không dễ dàng nhưng sẽ rất đáng tiếc nếu bạn không làm được điều này. Chính họ sẽ là nguồn vui bất tận trong suốt quãng thời gian đại học.
-
Không về quê thăm gia đình
Đối với những bạn sinh viên xa nhà, buộc phải sống tự lập thì “về quê” có lẽ là điều các bạn ấy mong muốn nhất. Gia đình luôn là nơi để chúng ta quay về, nơi cho bạn niềm tin, động lực và sức mạnh để làm mọi thứ. Những ngày lễ, ngày nghỉ, thời gian hè...chúng ta tranh thủ về quê, về mái nhà thân thương. Nhưng có một số trong đó bận đi làm, đi học, đi chơi... hoặc đơn giản là họ không muốn nên họ không về quê, kể cả vào dịp tết âm lịch.
Sum họp tất cả thành viên, cùng nhau đón tết, ăn mâm cơm chung là điều mà gia đình nào cũng mong muốn, đặc biệt là những bậc làm cha, mẹ. Vì vậy, hãy tranh thủ về thăm gia đình nếu có dịp khi còn là sinh viên, sau này đi làm thì chúng ta sẽ ít có cơ hội về nhà hơn.
-
Không đi du lịch
Trăm nghe không bằng một thấy, du lịch là một cách giúp bạn trải nghiệm, hiểu rõ và cảm nhận sâu hơn về cuộc sống xung quanh. Phải công nhận rằng thời sinh viên là khoảng thời gian chúng ta có khá nhiều thời gian rảnh nên việc đi du lịch dễ dàng hơn. Sau này khi đã đi làm, dù bạn có muốn đi du lịch thì rất khó để có cơ hội đi, trừ những dịp lễ, tết hoặc nghỉ phép. Vì vậy khi còn là sinh viên, hãy tận dụng thời gian để đi du lịch, tận hưởng không gian mới và cách sống mới đến từ vùng đất mới.
Dĩ nhiên sinh viên không đủ điều kiện về vật chất nên du lịch sinh viên sẽ có những hạn chế nhất định tuy nhiên những hạn chế không làm mất đi sự hào hứng, mong chờ vui vẻ cùng nhau vượt qua nhiều cây số để cùng đến địa điểm mới, ăn món ăn mới...cùng nhau. Và sau này khi nhớ lại bạn sẽ cảm nhận được du lịch thời sinh viên luôn là sự khác biệt đến đặc biệt so với các chuyến du lịch sau này.
-
Không có một mối tình vắt vai
Giống như tình cảm thời trung học, tình cảm sinh viên khá đẹp đẽ, mơ mộng, thuần khiết và ít bị tác động bởi vật chất. Nếu khi còn là sinh viên bạn đã làm được 9 điều trên và có một mối tình thì chắc hẳn khoảng thời gian sinh viên của bạn rất tươi sáng, vui nhộn và đáng yêu.
Không ít cựu sinh viên chia sẻ, sau khi bước chân vào xã hội, họ không còn tìm thấy những cảm xúc tình yêu trong sáng như hồi đại học nữa. Tuy mối tình sinh viên có thể gặp nhiều khó khăn, cản trở nhưng đừng nản chí, hãy dũng cảm thử một lần và biết đâu điều may mắn sẽ đến với bạn.