Top 10 Điều nhất định phải biết trước khi đi du lịch Hàn Quốc
Trước khi ghé thăm một đất nước nào đó việc trước tiên ta cần làm là tìm hiểu về các phong tục tập quán, văn hóa và con người ở nơi đó. Việc này không những ... xem thêm...giúp chúng ta có cách hành xử đúng mực mà còn góp phần nâng cao hiểu biết về cuộc sống. Hàn Quốc là một đất nước không còn xa lạ đối với mọi người. Bạn có thể chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, nhìn thấy những món ăn ngon hay những phong tục truyền thống của người Hàn Quốc qua phim ảnh. Tuy nhiên để trải nghiệm Hàn Quốc một cách an toàn và trọn vẹn nhất. Dưới đây Toplist sẽ chia sẻ một vài điều mà bạn phải lưu ý trước khi ghé thăm đất nước Hàn Quốc, hãy cùng kéo xuống và theo dõi ngay nhé!
-
Kim chi là biểu tượng văn hoá của Hàn Quốc
Đã từ lâu đời, kim chi không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là niềm tự hào, một biểu tượng văn hóa của người Hàn Quốc. Trong mỗi gia đình, bữa cơm nào cũng có món kim chi như một thói quen. Kim chi là biểu tượng văn hóa nổi bật của người Hàn Quốc, món ăn này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, khác biệt và kiên cường.
Bảo tàng về kim chi ở thành phố Seoul, Hàn Quốc đã ghi nhận có tới 187 loại kim chi từng được chế biến từ xưa tới nay, nên không lạ gì khi người ta đặt cho nơi đây cái tên khác là "Xứ sở kim chi". Người Hàn Quốc ăn kim chi ở tất cả các bữa ăn và sử dụng nó làm món ăn kèm rất quen thuộc. Một số người nước ngoài không quen với vị chua cay của kim chi nhưng nếu có thể ăn, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và chân thành từ người dân địa phương.
Theo truyền thống, khoảng tháng 11 hằng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị một số lượng lớn rau cải và các nguyên liệu cần thiết để tiến hành muối kim chi đủ dùng trong suốt nhiều tháng. Ngoài các loại rau củ là nguyên liệu chính còn có muối và ớt bột, ngoài ra sẽ có củ hành, tỏi, các loại ớt tươi. Các loại rau củ được chọn làm kim chi rất đa dạng: cải thảo, cải xanh, củ cải, hành lá, dưa leo….. Tùy theo từng thời kì và từng địa phương, kim chi cũng sẽ có các vị khác nhau. Không chỉ là một món ăn thông thường, kim chi là sự kết hợp giữa “giá trị lao động” và “giá trị tinh thần” của mỗi con người Hàn Quốc.
-
Phải bỏ giày trước khi vào nhà
Hàn Quốc vốn có mùa đông lạnh giá kéo dài và họ sưởi ấm nhà bằng một cách thức độc đáo: Hệ thống sưởi sàn. Hệ thống sưởi sàn khiến giá rét phải dừng lại sau cánh cửa nhờ mang đến hơi ấm cho sàn nhà và tạo cảm giác ấm áp cho toàn bộ không gian nhà. Với sự ấm áp lan tỏa từ dưới lên này, người Hàn Quốc ưu tiên thực hiện mọi sinh hoạt thường nhật gắn liền với sàn nhà.
Do đó, như một lẽ tự nhiên, khi về đến nhà, họ cởi bỏ giày dép để giữ cho nền nhà sạch sẽ và thường đi chân đất. Bỏ giày trước khi vào nhà là điều cần phải ghi nhớ thật kĩ khi bạn ghé thăm các gia đình ở Hàn Quốc. Bởi vì người dân nơi đây có mối quan hệ rất đặc biệt với sàn nhà, đó là nơi họ ngồi, nằm nghỉ ngơi và đa số các gia đình truyền thống ở Hàn Quốc đều dùng cơm khi ngồi trên sàn nhà. Chính vì thế mà để sàn nhà bẩn là điều không thể nào tha thứ đối với người Hàn Quốc.
Một điều quan trọng không thể không kể đến đó là lý do liên quan đến sức khỏe. Người Châu Á nói chung và người Hàn Quốc nói riêng cho rằng việc cởi bỏ giày dép trước khi vào nhà sẽ giúp loại bỏ mọi bụi bặm, vi khuẩn có hại ở phía ngoài. Đồng thời, theo quan niệm Á Đông, đôi bàn chân là một bộ phận đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe. Thậm chí bàn chân còn được các bác sĩ Đông y gọi là “trái tim thứ hai của cơ thể”. Ngoài ra, việc cởi bỏ giày dép trước khi bước vào nhà còn liên quan đến suy nghĩ mang màu sắc tâm linh, tinh thần Á Đông. Hành động nhỏ bé này được nhiều nhà văn hóa Châu Á cho rằng có ý nghĩa như tín hiệu đánh thức tâm trí con người.
-
Soju là "quốc tửu" của người dân Hàn Quốc
Rượu Soju được xem như “quốc tửu” của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi nghe đến loại rượu Soju thì đều biết đến đó là một loại thức uống truyền thống của người Hàn Quốc từ rất lâu về trước. Soju được xem như "quốc tửu" của người dân Hàn Quốc. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh chai rượu Soju ở khắp mọi bộ phim Hàn Quốc, thứ rượu này cũng dễ dàng được tìm thấy ở tất cả các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Có thể nói rằng, nếu đến Hàn Quốc mà chưa thử rượu Soju thì quả là một thiếu sót rất lớn. Tuy nhiên việc uống rượu cũng phải có những nguyên tắc nghiêm ngặt như: không bao giờ tự rót rượu cho mình và khi rót rượu cho người lớn tuổi hơn thì phải đặt một tay lên ngực trái như biểu hiện của sự tôn trọng.
Người Hàn rất xem trọng phong tục và nguyên tắc uống rượu. Trong một bàn cùng uống rượu, người Hàn Quốc rất xem trọng vai vế, thứ bậc và tuổi tác. Việc tự rót rượu cho mình được xem là một hành động thiếu lịch sự. Chính vì vậy, trong văn hóa uống rượu của người hàn quốc, người rót rượu thường sẽ là người nhỏ tuổi hơn, khi rót phải cầm chai rượu bằng hai tay.
Người nhận rượu phải uống cạn phần rượu trong lý và nâng chén rượu bằng hai tay trong lúc được rót rượu. Đặc biệt khi người lớn tuổi đưa cho bạn một ly rượu đã cạn, tức là họ sắp mời rượu bạn. Bạn nhớ uống cạn ly rượu họ mời và sau đó trả ly về chủ cũ nhé. Nhớ đừng giữ ly quá lâu vì đó được cho là hành động khiếm nhã. Khi uống rượu với người lớn tuổi, bạn cần quay lưng lại, vì nếu uống cạn ly trước mặt họ thì sẽ là thái độ thiếu tôn trọng người lớn....
-
Văn hóa dùng cơm
Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, người Hàn Quốc thường dùng cơm trong hầu hết các bữa ăn. Tuy nhiên thay vì dùng đũa, người Hàn Quốc lại dùng thìa để ăn và không bao giờ nâng bát ngang miệng. Ngoài ra, đũa cũng không được để dính cơm vì điều này được ví như cúng cơm cho người chết. Văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc rất coi trọng thứ bậc trong xã hội. Đặc biệt là luôn nhớ đến quy tắc “kính trên nhường dưới”. Bạn chỉ ngồi xuống sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống. Bạn phải đợi người lớn tuổi hơn nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn. Cũng như bạn chỉ được đứng dậy và rời khỏi bàn ăn khi người lớn tuổi hơn đã đứng dậy và rời đi trước.
Vị trí ngồi được xếp dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác. Người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào nhất. Đối với các trưởng bối cần phải ưu tiên ngồi phía trong. Trong mỗi bàn ăn, thì cơm được gọi là món chính. Còn lại các loại thức ăn khác đều được coi là món ăn phụ. Thế nên bữa ăn đầy đủ là đâu thể thiếu món chính được.Người Hàn thường nói: “Tôi sẽ ăn thật ngon” trước bữa ăn. Câu nói này như lời cảm ơn đầu bếp hoặc người đã nấu ăn cho bạn. Ngoài ra, người Hàn sẽ để khăn lên bàn để báo hiệu mình đã dùng bữa xong. Trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, người Hàn cũng dùng tay che miệng khi xỉa răng để thể hiện lịch sự....
-
Thái độ nghiêm túc
Hàn Quốc - đất nước xinh đẹp mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất với những danh lam thắng cảnh đi vào lòng người, những món ăn đường phố hấp dẫn, văn hóa truyển thống lâu đời. Nhưng sâu thẳm những vẻ đẹp ấy, nổi bật lên những con người làm việc một cách hăng say, chăm chỉ với mục tiêu làm giàu cho đất nước. Hàn Quốc được mệnh danh quốc gia có mức độ cạnh tranh việc làm khốc liệt nhất châu Á (ngang với Nhật Bản) – yêu cầu chất lượng và phong cách làm việc của người Hàn Quốc rất nghiêm ngặt.
Người Hàn Quốc tuy rất ấm áp và hào phóng nhưng họ thường biểu hiện khuôn mặt rất nghiêm túc đối với người xung quanh, đôi khi là có phần cau có. Chính vì thế mà bạn đừng lấy làm ngạc nhiên khi họ nói "xin chào" với bạn nhưng lại không hề nở nụ cười thân thiện nào. Dù là học tập hay làm việc thì người Hàn cũng rất nghiêm túc. Họ luôn luôn lập kế hoạch rõ ràng chi tiết và cụ thể. Sự nỗ lực và cầu toàn của họ cũng thể hiện rõ trong công việc. Điều này đã ngấm vào máu và trở thành đặc trưng trong phong cách làm việc của người Hàn.
Một thái độ tốt luôn cần ở một nhân viên cầu tiến. Không chỉ riêng các công ty Hàn Quốc mà bản thân mỗi nhân viên cần có một thái độ nghiêm túc trong công việc. Làm việc tại công ty Hàn Quốc đòi hỏi bạn phải làm việc phải chi tiết có kế hoạch với sự chuẩn bị đầy đủ. Nếu bạn thể hiện được mình là một người nhân viên tâm huyết với nghề, bất kì ai cũng sẽ chú trọng và đánh giá cao khả năng của bạn.
-
Không nên khó chịu khi bị xô đẩy
Tại những nơi tập trung đông người thường xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy khá phổ biến. Nếu có một sự cố bất thường như có đám cháy, đe dọa khủng bố… tình trạng sẽ trở nên hỗn loạn và những người trong đám đông sẽ gặp phải một số tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Các thành phố ở Hàn Quốc thường rất đông đúc, đặc biệt là trong những giờ cao điểm như buổi sáng đi làm hay tầm xế chiều. Chính vì thế, bạn có đến đây mà bị xô đẩy hay bị va cùi chỏ vào người thì hãy coi điều này là điều bình thường và đừng nên cằn nhằn với họ vì chả ai quan tâm đến bạn đâu. Khi bị kẹt trong một đám đông hỗn loạn, yêu cầu đầu tiên là phải bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi.
Chúng ta vẫn giữ nguyên trạng thái tâm lý này ngay khi đi vào một đám đông. Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm. Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất. Bạn không nên nên bực bội, nổi nóng vì một vài va quẹt nhỏ của những người xung quanh. Bạn không nên hung hăng, sẵn sàng chen lấn, xô đẩy người khác để tìm cho mình một khoảng trống dễ chịu hơn.
-
Biểu tình được xem là chuyện "thường ngày ở huyện"
Biểu tình là điều rất thường thấy ở Hàn Quốc, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người hay chỉ một cá nhân cầm bảng biểu tình về rất nhiều vấn đề. Người dân ở đây còn có rất nhiều phương pháp biểu tình từ ôn hòa cho đến bao lực hay cả những cách thức vô lý như cắt ngón tay, ném phân động vật hay để ong phủ kín người. Người dân ở mỗi quốc gia đều có quyền bày tỏ ý kiến và yêu cầu quyền lợi chính đáng cho mình. Ở Hàn, rất nhiều cuộc biểu tình từ đó mà ra đời. Đây là một cách để thể hiện ý kiến của người dân với chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước. Hàn Quốc là một quốc gia thường xuyên có biểu tình nhưng hiếm khi xảy ra bạo động. Các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc hiện được gọi là "cuộc cách mạng dưới ánh nến" vì mọi người sẽ biểu tình trong hòa bình và thắp nến để thể hiện ý kiến của mình. Ngoài ra, theo báo cáo từ cảnh sát và người biểu tình thì trong các cuộc biểu tình hoàn toàn không có xung đột xảy ra giữa hai bên.
Nếu các bạn đến Hàn Quốc, bạn sẽ thấy nhiều cuộc biều tình có không khí rất nhộn nhịp không kém gì lễ hội với nhạc sống, kèn, trống tưng bừng. Họ thậm chí còn diễu hành trên nhiều tuyến đường lớn nữa. Trước khi biểu tình 2 - 30 ngày, nhóm biểu tình sẽ phải đăng kí trước với cảnh sát về địa điểm, thời gian biểu tình. Cảnh sát thậm chí còn không mang theo súng, dùi cui thép, bịnh xịt hơi cay khi đến các cuộc biều tình. Thông thường họ chỉ được mang theo khiên chắn bằng nhựa.
Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã ban hành chính sách "Bộ quy tắc ứng xử nhân quyền", đây là chính sách lấy quyền của người dân làm cốt lõi, cho phép cảnh sát có thể từ chối mệnh lệnh mà họ cảm thấy là bạo lực đối với người dân. Cảnh sát có mặt ở cuộc biểu tình với vai trò bảo vệ người dân và ngăn chặn những bạo động không đáng có xảy ra. Cảnh sát Hàn Quốc không được phép ngăn người dân biểu tình trong hoà bình như đã đăng kí từ trước.
-
Thói quen đi bộ đường dài
Đi bộ đường dài là một trong những hoạt động phổ biến nhất ở xứ sở kim chi. Các gia đình ở đây thường dành ra ngày cuối tuần hoặc cuối tháng để cùng nhau đi bộ đường dài. Du khách khi đến đây được khuyên là nên leo núi để ngắm nhìn cả thành phố tuyệt đẹp từ trên cao. Đặc biệt khi đến đây vào mùa xuân, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng hoa anh đào tuyệt đẹp dọc khắp các con đường và ngọn núi. Ở Hàn Quốc bạn không cần phải lo nơm nớp vì không biết sang đường ở chỗ nào. Gần như mọi con đường ở Hàn Quốc đều có lối sang dành cho người đi bộ. Cũng nên chú ý thêm là nếu không đi bộ đúng vạch sang đường thì bạn sẽ không nhận được bất cứ khoản bảo hiểm nào khi có tai nạn và phải đền tiền nếu phát sinh va chạm với xe ôtô và gây thiệt hại.
Mang trong mình vẻ đẹp tự nhiên và những cảnh quan đáng kinh ngạc, Hàn Quốc là một vùng đất chứa rất nhiều những bất ngờ mới lạ. Đây cũng là lý do tại sao đi bộ đường dài ở Hàn Quốc là một hoạt động thư giãn mang tính quốc gia và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào dịp cuối tuần và diễn ra trong suốt cả năm. Trải nghiệm những cảnh đẹp tuyệt vời của hoa anh đào hoặc lá vàng ngợp trời vào mùa xuân và thu. Chứng kiến tuyết rơi trắng xóa và đi bộ xuyên qua những khu rừng mùa đông hoặc tìm địa điểm để trốn cái nóng bằng cách đi bộ xuyên thung lũng mát mẻ trong mùa hè gay gắt ở Hàn Quốc. Dù ở bất kể thời điểm nào, hoạt động đi bộ cũng đều mang đến những niềm vui riêng. Do đó, dù bạn đi du lịch Hàn Quốc vào bất cứ thời điểm nào thì sẽ luôn có những ngọn núi đặc sắc để trải nghiệm hành trình đi bộ đường dài.
-
Thịt chó là món ăn gia tăng sức khỏe
Người Hàn Quốc, đặc biệt là nam giới rất thích ăn thịt chó và coi nó như một loại thực phẩm gia tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Một món ăn nổi tiếng và có phần rùng rợn ở các nhà hàng Hàn Quốc chính là món "súp thịt chó". Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ thịt chó ở bán đảo Triều Tiên bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận ngay từ những năm 1920. Vào thời điểm đó, người dân hai miền đã nhất quyết bảo vệ phong tục thói quen ẩm thực của họ mỗi khi vấp phải sự chỉ trích từ những người yêu chó ở nước ngoài. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 nổ ra, nhiều người dân bị thiếu đói đã sống sót nhờ thịt chó để tồn tại.
Thịt chó thường được tiêu thụ trong những tháng mùa hè và được nướng hoặc chế biến thành súp hoặc món hầm. Món phổ biến nhất trong số những món súp này là Gaejang-guk , một món hầm cay dùng để cân bằng nhiệt cho cơ thể trong những tháng hè. Điều này được cho là để đảm bảo sức khỏe tốt bằng cách cân bằng "ki ", hoặc năng lượng quan trọng của cơ thể.
Một phiên bản thế kỷ 19 của Gaejang-guk giải thích cách chế biến món ăn bằng cách luộc thịt chó với hành lá và bột ớt. Các biến thể của món ăn có gà và măng. Ở Hàn Quốc, một số người ăn Bosintang (nghĩa đen là "súp tăng cường sinh lực"), tin rằng nó có các đặc tính chữa bệnh, đặc biệt là liên quan đến tính độc. Ở Hàn Quốc, thịt chó cũng được cho là để khuyến khích năng lượng hoặc sự dũng cảm của một người, và thường được tiêu thụ vào mùa hè gay gắt của Hàn Quốc.
-
Không nên nhắc đến vấn đề Hàn Quốc từng bị chiếm đóng
Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là giai đoạn diễn ra nhiều biến động nhất trong lịch sử Hàn Quốc và được gọi bằng cụm từ “thời kì khai sáng cận đại”. Thời kì khai sáng cận đại của Hàn Quốc được hình thành trong bối cảnh ở bên ngoài là thời đại hoàng kim của “chủ nghĩa đế quốc” muốn khẳng định sức mạnh và khuếch trương ảnh hưởng bằng những cuộc xâm lược thuộc địa quy mô lớn, còn ở trong nước, thể chế phong kiến sụp đổ, phong trào phản đế, phản phong kiến nhằm xây dựng một quốc gia dân tộc hiện đại diễn ra một cách mạnh mẽ và đậm nét đại chúng. Đây là thời đại thuận lợi cho sự nảy nở và trưởng thành của chủ nghĩa dân tộc. Đó là quãng thời gian đen tối và đau thương của Hàn Quốc bởi Hàn Quốc trở thành thuộc địa của Nhật Bản nhưng lại là giai đoạn đầy biến động và thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Chủ nghĩa dân tộc ở Hàn Quốc rất mạnh mẽ. Đây cũng là một trào lưu tư tưởng có sức ảnh hưởng quan trọng trong tiến trình lịch sử - văn hóa của quốc gia này. Nghiên cứu này hướng tới mục tiêu khái lược lại quá trình tiếp nhận và quan điểm của về chủ nghĩa dân tộc qua nhận định của một số trí thức – học giả tiêu biểu tại Hàn Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX. Vì thế mà khi đến đây bạn đừng bao giờ nhắc đến việc Nhật Bản từng xâm lược và chiếm đóng quốc gia này như thuộc địa vào đầu thế kỷ thứ 20. Điều này có thể gây phẫn nộ đối với người dân Hàn Quốc và du khách có thể lãnh những hậu quả không thể nào lường trước được đâu.