Top 10 Điều quan trọng nhất Phật tử tại gia cần biết để tu tập

Thuận Phong 1431 0 Báo lỗi

Phật tử tại gia là người con Phật đem giáo lý Phật dạy áp dụng vào gia đình khiến toàn cả gia đình sinh hoạt theo đường lối Phật giáo. Trách nhiệm và công vụ ... xem thêm...

  1. Nhiều người cho rằng: Ở chung cư không được thờ Phật do tầng trên nhà mình có người ở sẽ bất kính. Hay không được để Phật trên ông bà như vậy bất kính vì gia tiên là những vong linh chưa giác ngộ. Một số khác có quan điểm rằng,thỉnh tượng Phật về nhà phải chọn ngày giời nếu không sẽ gặp họa.


    Đây là thứ tà kiến, xin bạn chớ tin. Nếu nói “đem tượng Phật vào nhà không đúng giờ sẽ chiêu họa tai đến cho gia đình”, thì liệu còn ai dám thờ Phật nữa? Phật tử tại gia cũng nên lưu ý: Tuyên truyền điều mê lầm thiếu trí tuệ, thiếu hiểu biết thì sẽ thành là ác tri thức! Nếu bạn cứ dùng thuyết sai lầm này đề hướng dẫn người tức là làm trái nhân quả.


    Phật không trụ sứ nơi tượng gỗ, không tồn tại chỉ vì bát hương, chén nước chúng ta cúng hàng ngày. Phật đã là bậc đại giác ngộ, vượt qua luân hồi nên không còn chướng ngại. Những điều chúng ta sợ hãi chỉ là mê chướng cản bước tu hành mà thôi. Ở chung cư thờ Phật cũng tốt, miễn là chỗ thờ thanh tịnh trang nghiêm. Ngày nào thỉnh Tượng cũng được, giờ nào cũng được, cứ đủ duyên là bạn thỉnh tượng Phật về nhà.


    Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…


    Trong việc thờ Phật tại gia, điều quan trọng cần lưu ý là cách lập bàn thờ Phật tại gia. Các bạn cần lưu ý những điều dưới đây trong cách lập bàn thờ Phật tại gia:

    • Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong các cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.
    • Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với lò, bếp, dây treo quần áo, phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc những nơi xú uế, bất tịnh. Không dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang. Không thờ Phật trong phòng ngủ (bất tịnh).
    Đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ
    Đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ
    Những Điều Cần Biết Trong Cách Lập Bàn Thờ Phật Tại Gia | Thầy Thích Pháp Hoà

  2. Phật không cần chúng ta khai quang và chúng ta cũng không thể khai quang cho Phật vì Ngài là bậc đại giác ngộ, là thầy của muôn loài chúng sinh!


    Hiểu đúng về khai quang với ý nghĩa: Kể từ hôm nay ta bắt đầu lễ Phật, học Phật. Thờ Phật tại nhà, sẽ giúp chúng ta lúc nào cũng được nhìn thấy tượng Phật. Điều này nhắc nhở rằng mình là một Phật tử tại gia nên làm gì cũng phải có chánh tri chánh kiến. Điều cần làm nhất, thờ phụng tốt nhất chính là: Bản thân phải ngưng dứt tham sân si, siêng tu giới định huệ.

    Cho nên thỉnh tượng Phật về nhà, có thể cúng thờ ở chỗ nào mà ta cảm thấy thích nhất, hợp nhất là được. Sau khi bày hương hoa cúng phẩm, đảnh lễ Phật xong là xem như khai quang rồi!


    Tượng Phật thỉnh về được ta dùng tâm cung kính đảnh lễ rồi sẽ khác đi. Chính xác là Phật Bồ tát sẽ phân thân hiện hữu tại đó. Nếu thỉnh Phật về rồi, trong lúc lễ, bạn có thể niệm Phật hoặc tụng “Chú Đại Bi” hay Bát Nhã Tâm Kinh. Hoặc bạn có thể tụng Kinh Kim Cang, Kinh A Di Đà… Phật nói “tất cả do tâm tạo”, nên chỉ cần sau khi thỉnh tượng Phật về rồi, bạn cần nghiêm trì ngũ giới, hành thập thiện, thì sẽ trở thành đệ tử chân chính của Phật ngay!

    Thông qua danh hiệu và tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát mỗi người được khai mở ánh sáng từ bi hướng thiện, do đó được gọi là khai quang
    Thông qua danh hiệu và tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát mỗi người được khai mở ánh sáng từ bi hướng thiện, do đó được gọi là khai quang
    Ý Nghĩa của "Khai Quang Điểm Nhãn" (vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
  3. Có một số tà lý (lý luận mang tính tiêu cực, mê tín): buổi tối không nên tụng Kinh Địa Tạng. Vì hễ vừa tụng là quỷ thần đến, thỉnh tới dễ nhưng tiễn đi khó. Tụng Chú Lăng Nghiêm chỉ nên tụng vào 3-5 giờ, nếu không sẽ chẳng tốt. Tụng kinh mà niệm sai một từ sẽ xuống địa ngục, v.v…Tất cả những lý luận này là tà lý của người vẫn còn vô minh, chấp vào hình thức, dễ sanh lòng mê tín. Phật tử tại gia đừng để bị lầm lạc bởi những thuyết nhảm nhí này.


    Hòa thượng Tuyên Hóa từng nói: Kinh chú tụng thời gian nào cũng được cả! Hơn nữa khi người giữ ngũ giới tụng kinh, luôn có nhiều chúng sinh đến quỳ nghe. Nếu như nói: Tụng kinh đọc sai một từ xuống địa ngục, vậy thì còn ai dám tụng kinh tin Phật pháp nữa? Chẳng lẽ Phật giảng kinh thuyết pháp là làm hại người sao?


    Hãy tập tụng kinh bằng tâm sáng, trí tuệ mong cầu sửa đổi bản thân, học theo lời Phật dạy, cứu độ chúng sinh. Bởi khi tụng kinh có vô số chúng sinh, oan gia trái chủ hữu duyên đến nghe cùng. Bọn họ nhờ nghe kinh minh lý, sẽ thu được lợi ích mà lìa khổ. Nương Phật lực gia trì nên nghe kinh rồi thì họ được lìa khổ được vui đầu thai cõi thiện. Vì vậy họ tri ân không hết, sao có thể làm hại chúng ta chứ? Còn có Vi đà Bồ tát, Thiên long bát bộ cùng Hộ pháp thần vương, chư quỷ thần thảy đều đang bảo vệ người tụng kinh trì chú. Phàm là oan gia trái chủ, có muốn đến tầm cừu báo oán hay thiên ma ba tuần muốn tìm tới gia hại, đều chẳng thể lại gần.


    Nếu dốc sức thành tâm tụng kinh cho chúng sinh nghe rồi, trừ việc chuyên vì cá nhân nào đó mà tụng kinh ra, thì công đức tụng kinh xin hồi hướng cho chúng sinh khắp pháp giới. Lâu dần, túc oán sẽ hóa giải, bệnh dữ sẽ được lành, sự nghiệp dần thuận lợi.

    Tụng kinh tại nhà mà giữ giới thanh tịnh, phước đức vô cùng lớn. Ngay khi bạn chuẩn bị khai kinh, vô lượng chúng sanh và quỷ thần đều tụ hội
    Tụng kinh tại nhà mà giữ giới thanh tịnh, phước đức vô cùng lớn. Ngay khi bạn chuẩn bị khai kinh, vô lượng chúng sanh và quỷ thần đều tụ hội
    Cách Thức Tụng Kinh Trì Chú Niệm Phật Của Phật Tử Tại Gia của Thầy Thích Phước Tiến hướng dẫn Phật tử
  4. Việc chúng ta tu tập cũng giống một đứa bé bắt đầu đi học, đều cần phải học các môn: Ngữ văn, toán, thể dục, mỹ thuật v.v… nghĩa là toàn bộ khóa trình! Chỉ khi lên đại học mới cho phân ngành, chia ban để cuối cùng thành tựu học nghiệp. Con đường tu tập cũng tuần tự từ những thứ đơn giản đến phức tạp. Kinh điển là những lời Phật dạy được các tổ ghi chép lại, chúng còn là các kinh nghiệm các Tổ đúc kết được trong quá trình được truyền lại cho hậu thế. Vì vậy, kinh văn vô cùng quý báu, là kim chỉ nam để chúng ta dựa vào để tu, là bầu trời kiến thức rộng lớn.


    Đọc kinh là giúp tăng trưởng trí huệ bản thân, là một trong các phương pháp khử trừ vọng tưởng. Lúc đọc kinh thì lời kinh cùng tâm hòa làm một thể, tức vô ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Liền có thể khai phát trí huệ, bởi vì bản thân đọc kinh chính là một pháp môn hiểu lý trừ vọng.


    Người Phật tử tại gia chuyên tu niệm Phật cũng cần phải đọc Tịnh độ tam kinh. Nếu không đọc thì sẽ không nắm vững được y báo và chánh báo nơi cõi Cực Lạc. Một mai khi tâm địa thanh tịnh, cảnh giới hiện ra làm sao phân biệt nổi đâu là thắng cảnh, đâu là ma cảnh?


    Nếu bạn chuyên tu Thiền định hoặc Tịnh độ, hoặc Mật tông… Lại càng phải đọc Ngũ Ấm Ma trong kinh Lăng Nghiêm. Bởi nếu không nắm rõ về ấm ma, một mai khi tâm thanh tịnh chắc chắn sẽ lạc vào ma cảnh.

    Tụng đọc kinh Phật chỉ góp phần trợ duyên đưa đến định, trong khi mục đích chính của tụng kinh là để biết con đường, phương pháp thực hành thiền định
    Tụng đọc kinh Phật chỉ góp phần trợ duyên đưa đến định, trong khi mục đích chính của tụng kinh là để biết con đường, phương pháp thực hành thiền định
    Vấn đáp: Lợi ích của việc đọc kinh Phật do Thầy Thích Nhật Từ giải đáp
  5. Phật tử tại gia nếu tin sâu nhân quả tất sẽ không sẽ thối tâm khi gặp chướng ngại. Nếu giữ giới tinh nghiêm tất nhanh cảm ứng đạo giao, nguyện lực nhanh được thành tựu.


    Có nhân ắt có quả, có cảm có ứng. Do chúng ta chẳng hiểu Phật pháp nên hành vi nghiệp tạo luôn chẳng thanh khiết. Vì thiện ác lẫn lộn cho nên quả báo có nặng nhẹ khác nhau. Giống như làm ruộng mà bạn gieo đủ thứ hạt giống lẫn cỏ tạp, thì tương lai sẽ thu hoạch lộn xộn.


    Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa, phúc hay họa đều do mình tạo lấy.


    Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy rơi vào kho ý thức của ta. Đến khi đủ duyên, chúng ta sẽ thọ nhận tất cả các quả khổ vui. Người biết tu sẽ không than oán, hờn trách khi quả khổ đến, mà sẵn sàng thọ nhận và tìm cách chuyển hóa. Do đó, con người khi mới sinh ra đã có sự bất đồng và sai biệt, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, sống thọ, chết yểu, thông minh hay đần độn.


    Tuy gieo nhân thì phải gặt quả, nhưng nhân quả không cố định, có thể thay đổi được. Vì vậy, trong thực tế, có người sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nghèo đói, xấu xí, tàn tật, nhưng họ cố gắng vươn lên, rồi được thành đạt, trở nên giàu có, danh vọng tiếng tăm, có địa vị cao trong xã hội và được mọi người kính trọng.


    Do đó, tin sâu lý nhân quả sẽ giúp chúng ta có cách nhìn thông thoáng hơn, không bị lệ thuộc vào một đấng quyền năng thượng đế mà chính mình là thượng đế của chính mình.

    Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh
    Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh
    Bài pháp: Tin Sâu Nhân Quả Nghiệp Báo Là Người Có Trí Tuệ của Hòa thượng Tịnh Không
  6. Phật giáo dạy người tự đoạn ác tu thiện để chính họ lìa khổ được vui, chứ chẳng hề làm ô dù che chở cho người tạo ác. Phàm đã là Phật tử tại gia tất phải lấy giới làm thầy. Nếu như ngôn hạnh trái ngược, thiện ác hỗn tạp, lập tức ác báo ắt sẽ đeo theo. Lúc ác báo ập đến, họ chẳng biết tỉnh ngộ sám hối, lại còn trách Phật không gia hộ. Lẽ nào như thế?


    Không nên vì niệm Phật hay đọc vài bộ kinh một thời gian mà thấy không có cảm ứng chi thì vội sinh tâm nghi ngờ đối với Phật pháp. Phải biết cầu cảm ứng là tâm ích kỷ. Tâm này không thể chiêu cảm ứng cùng Phật và chúng sinh. Chỉ có cái tâm vị tha, vì chúng sinh không vì mình, mới là tâm đại từ bi. Được thế nghiệp chướng dần tiêu trừ, tự nhiên cảm ứng tương thông, lìa khổ được vui.


    Phật tử tại gia nếu giữ giới tinh nghiêm tất luôn được Long thần hộ pháp bảo vệ che chở. Nếu không giữ giới không bao giờ có thể vào được định. Nếu không vào được định tất không thể khai mở được trí huệ. Vậy nên giới rất quan trọng. Chỉ cần bạn giữ được 5 giới cơ bản, khi đi đến đâu quỷ thần cũng sẽ cung kính hộ trì.

    Phật dạy rằng: “ Người nhận được sự dạy dỗ, tiếp nhận năm giới của Phật, lại có thể thực sự tu tập làm theo thì nhất định là người có Phước đức
    Phật dạy rằng: “ Người nhận được sự dạy dỗ, tiếp nhận năm giới của Phật, lại có thể thực sự tu tập làm theo thì nhất định là người có Phước đức"
    Phật giảng 5 giới của Phật tử tại gia được tái hiện qua bộ phim Cuộc đời Đức Phật (Ấn Độ)
  7. Có người trước khi niệm Phật tụng kinh, thân thể hay gia đình sự nghiệp đều ổn. Nhưng sau khi trì giới niệm Phật tụng kinh rồi thì lại xảy ra chuyện: Đây chính là hậu báo chuyển thành tiền báo, báo nặng chuyển thành nhẹ. Do được cảm ứng mà dứt nghiệp. Bởi vì trước khi trì giới, họ đã từng sát sinh tạo ác, làm chướng ngại người… Chỉ cần đừng thối tâm, cứ tu bền bỉ kiên nhẫn. Một thời gian sau sự nghiệp gia đình… thảy đều chuyển tốt, chướng ngại tiêu tan.


    Lưu ý: Thành tâm sám hối lỗi xưa là rất cần thiết, quan trọng. Có thể nói rằng nếu như bạn không học Phật, thì hiện giờ không xảy ra vấn đề gì. Nhưng sau này sẽ phát sinh chuyện nặng nề hơn. Hiện tại, sau khi học Phật mà bạn bị xảy ra những chuyện không hay, thì cần phải dùng tâm “luôn nhận lỗi mình chớ bàn lỗi người để ứng phó. Bởi lỗi người tức là lỗi ta, hãy xem tất cả là Bồ tát, mình thực sự là phàm phu”.


    Nên vì những người đối nghịch với mình mà thành tâm quỳ trước Phật niệm Phật hoặc tụng kinh hồi hướng cho họ. Bởi: “Muốn biết nhân kiếp trước, nhìn quả thọ đời này”. Do đời quá khứ bạn từng thiếu nợ họ nên kiếp này phải đền trả.

    Kiên trì giữ vững lời nguyện quy y Tam bảo, không để bị tiền bạc, tình cảm làm mê mờ lý trí, theo đồ chúng ngoại đạo
    Kiên trì giữ vững lời nguyện quy y Tam bảo, không để bị tiền bạc, tình cảm làm mê mờ lý trí, theo đồ chúng ngoại đạo
    Thượng tọa Thích Thiện Thuận giảng về chướng duyên của người Phật tử khi tu hành
  8. Phật tử tại gia tu hành nếu tâm địa thanh tịnh thì trí huệ thần thông tự nhiên hiện. Nhưng tu hành tuyệt đối không được truy cầu thần thông, vì sao? Vì thần thông cần có chánh tri kiến hướng dẫn mới tạo hữu ích, không gây hại.


    Trong Kinh Kim Cang từng nói: “Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai”. Lúc tĩnh tọa nếu thấy cảnh lạ, gặp đủ cảnh giới thì chớ nên tham đắm mê luyến. Phải giữ tâm bình thản như như bất động, không để cho Năm Mươi Loại Ngũ ấm Ma thừa cơ nhập vào…Dễ đắm chìm vào ma cảnh, không chỉ xa rời chánh pháp, ham thần thông khiến Phật tử lạc vào ma kiến.


    Hòa Thượng Tuyên Hóa thường giảng: Lục Thông là cảnh giới trí tuệ hiển hiện (Trong quá trình tu hành vô nhiễm, khai ngộ và chứng quả của hành giả), điều này không có gì là phi thường. Quan trọng là cái nhìn của hành giả có chân chánh hay không? Hành giả phải trì giới thanh tịnh và ngăn ngừa tham dục. Việc này cốt để khỏi đi sai đường, không lạc vào tà đạo.

    Thần thông không thể luyện tập hay do truyền thọ mà có. Thần thông xảy ra tự nhiên khi hành giả tu đến mức độ nào đó. Nhưng thần thông không thể giúp chấm dứt sanh tử. Thần thông cũng không phải là mục tiêu cứu kính mà Phật giáo nhắm đến. Thật ra, thần thông chỉ là sự thông suốt của tự tánh, mọi người ai cũng đều có sẵn đầy đủ. Chỉ vì tất cả bị ngăn che bởi vô minh, phiền não nên ta không thể thọ dụng đó thôi.


    Phật Bồ-tát dùng thần thông để giáo hóa chúng sanh, thì cũng giống như yêu ma quỷ quái vậy. Chúng ta chẳng có cách nào phân biệt ai là Phật, ai là ma. Cho nên Phật dùng cách giáo học, yêu ma quỷ quái không biết giảng Kinh, không biết giáo học, ma chỉ biết hiện thần thông. Cho nên Phật không dùng cách này, Phật dùng những điều mà ma không làm được để thị hiện.

    Đức Phật xác nhận có các loại thần thông nhưng Ngài hầu hết chỉ sử dụng giáo hóa thần thông, tức là năng lực cải hóa người khác bằng phương thức giáo dục để đưa con người từ mê đến giác ngộ, từ đau khổ đến an lạc, từ sinh tử đến Niết-bàn
    Đức Phật xác nhận có các loại thần thông nhưng Ngài hầu hết chỉ sử dụng giáo hóa thần thông, tức là năng lực cải hóa người khác bằng phương thức giáo dục để đưa con người từ mê đến giác ngộ, từ đau khổ đến an lạc, từ sinh tử đến Niết-bàn
    Và theo Đức Phật thì loại thần thông này mới là quý báu hơn, kỳ diệu tuyệt vời, là ưu việt hơn cả trong các loại thần thông (Kinh Tăng chi bộ, chương III, phẩm VI, kinh 60: Sangārava)
  9. Quy y Tam Bảo cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, thông suốt. Nhiều người không hiểu lý này nên khởi tâm phân biệt hơn kém như: Niệm danh hiệu Phật này tốt hơn danh hiệu Phật khác; Bộ kinh này tụng sẽ tốt hơn kinh kia; Thầy mình tốt hơn, thầy khác kém hơn…vv. Vậy nên hiểu về Quy y Tam Bảo như thế nào?


    Quy y Phật không phải là quy y riêng với một vị Phật nào, mà bao gồm qui y tự tính Phật của tất cả chư Phật tận hư không khắp pháp giới. Quy y tự tính Phật có nghĩa là tâm chúng ta từ hắc ám chuyển sang quang minh, tức tâm là Phật!

    Quy y Pháp cũng không phải quy y với riêng một bộ kinh nào của Phật giảng, mà là quy y tất cả Phật pháp hiện hữu. Trong “Luận Đại Trí Độ” nói: Phật pháp không những do chính kim khẩu Phật thuyết mà còn là thiện ngữ chân thật vi diệu tốt lành của thế gian, tất cả đều xuất sinh trong Phật Pháp.


    Quy y Tăng nghĩa là quy y tất cả Hiền Thánh, là những bậc có đức hạnh siêu phàm. Quy y Tăng là quy y Phúc điền Tăng thanh tịnh, bậc không tham tài sắc danh lợi.


    Phật tử tại gia cần nắm vững điều này để phá chấp phân biệt hơn kém, bởi tâm phân biệt này làm chướng ngại đường giải thoát của mình.

    Tâm không phân biệt tức là nhìn ra được căn cơ trình độ của chúng sinh là khác nhau để từ đó thấu hiểu, thông cảm thay vì phán xét và gây chia rẽ
    Tâm không phân biệt tức là nhìn ra được căn cơ trình độ của chúng sinh là khác nhau để từ đó thấu hiểu, thông cảm thay vì phán xét và gây chia rẽ
    Khi một người tu học, vấn đề thường thấy là họ lại để chính mình bị mắc kẹt vào hiểu biết riêng của bản thân. Chẳng hạn, một người có tri thức về tông phái này, lại khởi tâm phán xét tông phái khác
  10. Lâu nay có kha khá kẻ rêu rao trên mạng một loại tà kiến cực kỳ nguy hại: Quy y Phật, Quy y Pháp, không quy y Tăng! Quy y Tam Bảo, nghĩa là quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Nếu không có Tăng chúng làm sao lễ quy y có thể trọn vẹn nghi thức cho được?


    Thời mạt pháp, tăng chúng có người phạm sai lầm, thoái thác trên đường tu. Chúng ta không thể vì một vài Thầy sai trái mà sanh tâm hủy báng Tăng chúng được. Quả báo kinh tăng báng chúng vô cùng khủng khiếp, điều này không thể không biết! Chúng ta là Phật tử tại gia, lỗi lầm sai trái còn vô lượng vô biên. Đừng áp đặt các Thầy phải làm bậc thánh nhân, không chút lỗi lầm!


    Lục đạo luân hồi đâu phải chỉ mỗi loài người, khổ cũng đâu có chỉ riêng loài người. Không có Tăng vậy chúng sanh trong các cõi giới khác biết nương tựa nơi đâu? Ai giảng pháp để họ biết đường mà ra khỏi sanh tử luân hồi? Vậy nên thứ tà kiến này tác hại vô cùng kinh khủng, nó hủy diệt Phật pháp/ Phật tử tại gia cần hết sức lưu tâm để ý việc này.


    Người thế gian có câu nói: “Kính Phật, trọng Tăng”. Kính trọng Tăng, không hẳn chỉ vì Tăng đóng vai trò “sứ giả Như Lai”, “làm phận sự Như Lai” mà chính ra là do người xuất gia có đức hạnh hiền thiện hơn người. Đây là nói về những người xuất gia chân chính. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, Phật thì kính nhưng trọng Tăng thì không. Họ chỉ kính Phật và thờ Phật - ở nhà, vẫn tu hành theo pháp Phật - ở nhà, chứ hiếm khi đến chùa… Lý do, đó là họ không đặt lòng kính tín nơi Tăng. Điều này cũng không thể trách ai được. Bởi chúng ta thấy, thi thoảng trên những phương tiện thông tin đại chúng, vẫn có đưa tin nào là sư giả, sư “dỏm”, nào là sư có đời sống riêng phóng dật, không khác mấy với thế tục, nào là tình trạng chùa chiền tranh chấp đất đai kiện tụng….

    Điều kiện thiết yếu để nhiếp hóa chúng sanh không gì hơn là người xuất gia phải có đức hạnh cao tột. Tướng tự tâm sanh. Cái tâm bên trong có hiền thiện cao quý thì mới hiển lộ ra ngoài bằng cái gọi là “oai đức”
    Điều kiện thiết yếu để nhiếp hóa chúng sanh không gì hơn là người xuất gia phải có đức hạnh cao tột. Tướng tự tâm sanh. Cái tâm bên trong có hiền thiện cao quý thì mới hiển lộ ra ngoài bằng cái gọi là “oai đức”
    Tăng là cầu nối, là sứ giả Như Lai đem pháp Phật vào đời: “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, thế nhưng trong một số ít trường hợp, ở một số nơi, vai trò này lại bị phủ nhận hoàn toàn. Thậm chí, có khi chính vì một vị Tăng mà đạo bị người đời chán ghét, phỉ báng và rời xa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy