Top 10 Hình ảnh đẹp và thiêng liêng nhất về Bác Hồ

Phương Trinh 2023 0 Báo lỗi

Như chúng ta cũng biết, Bác Hồ là một người vô cùng giản dị từ cách sống cho đến tâm hồn. Người như linh hồn của cả dân tộc, một vĩ nhân xuất sắc nhất mọi thời ... xem thêm...

  1. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


    Tuyên ngôn Độc lập bất hủ 2-9-1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Nơi diễn ra sự kiện trọng đại đó là quảng trường Ba Đình xưa - là cửa phía Tây của thành cổ Hà Nội. Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội đã phá thành vào năm 1894 và tại cổng phía Tây này, Pháp cho xây một vườn hoa nhỏ gọi tên là Puginier.

    Lễ đài Độc lập trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế năm 1945
    Lễ đài Độc lập trên Quảng trường Ba Đình Hà Nội do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế năm 1945
    Thời khắc lịch sử 2-9-1945
    Thời khắc lịch sử 2-9-1945

  2. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, yêu thương cho các em thiếu niên, nhi đồng cả nước. Người từng khẳng định: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Trước lúc đi xa, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng bằng những tình cảm đặc biệt: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho… các cháu thanh niên và nhi đồng…”.

    Hình ảnh Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950
    Hình ảnh Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950
    Bác Hồ bón cơm cho cháu bé khi đến thăm một trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950
    Bác Hồ bón cơm cho cháu bé khi đến thăm một trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950
  3. Nhìn lại lịch sử quân sự thế giới hiện đại, hiếm thấy vị nguyên thủ quốc gia nào trực tiếp đi chiến trường. Riêng Bác Hồ của chúng ta đã ra tận mặt trận, đi suốt Chiến dịch Biên Giới năm 1950, cùng quân và dân ta tiến hành một chiến dịch lớn, giành thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.


    Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do Quân đội nhân dân Việt Nam (được phía Pháp gọi là Việt Minh) thực hiện từ ngày 16/9 đến 14/10/1950, nhằm phá vòng vây mà quân viễn chinh của Đệ tứ Cộng hòa Pháp bố trí nhằm cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, từ đó khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ của Liên Bang Xô Viết thông qua Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Mặt khác, Việt Minh sẽ mở rộng căn cứ địa, làm tiêu hao sinh lực quân đồn trú Pháp, và thử nghiệm các chiến thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho các trận đánh lớn sau này.

    Là người sáng lập và lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã theo dõi mặt trận suốt thời gian chiến dịch Biên giới năm 1950
    Là người sáng lập và lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã theo dõi mặt trận suốt thời gian chiến dịch Biên giới năm 1950
    Bác đã đi cùng dân và quân suốt Chiến dịch Biên Giới năm 1950
    Bác đã đi cùng dân và quân suốt Chiến dịch Biên Giới năm 1950
  4. Việt Bắc là mảnh đất đầu tiên Bác Hồ đặt chân sau khi trải qua 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Hồ Chủ tịch đã ở đây cùng Trung ương trải qua những năm tháng gian khổ, lãnh đạo toàn dân đi đến Cách mạng Tháng Tám thành công.


    Trong suốt thời gian sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Bác luôn gần gũi với người dân ở đây. Một vị lãnh tụ hết lòng vì nhân dân, sống cả đời vì mong muốn độc lập tự do. Những hình ảnh ghi lại cuộc sống của Bác tại Chiến khu Việt Bắc đã khắc sâu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

    Người làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951
    Người làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951
    Di tích Lán Hang Bòng - nơi Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc
    Di tích Lán Hang Bòng - nơi Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc
  5. Bức ảnh “Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn” được chụp tối 3/9/1960 tại chương trình văn nghệ quần chúng chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba (tổ chức tại công viên Bách Thảo, Hà Nội).


    Trong buổi tối hôm ấy, việc Bác bước lên chiếc bục của nhạc trưởng, tay cầm đũa chỉ huy dàn nhạc thể hiện ca khúc “Kết đoàn” là một bất ngờ lớn đối với tất cả những người có mặt tại đây. Các phóng viên ảnh đều háo hức, hồi hộp để ghi lại hình ảnh ấy của Người.


    Mặc dù “Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn” được chụp từ hơn nửa thế kỷ trước và đã được trưng bày, giới thiệu tại nhiều triển lãm ảnh (trong nước và quốc tế) nhưng cho đến nay, công chúng vẫn không khỏi nghẹn ngào mỗi khi xem lại. Bức ảnh ấy đã trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc. Ở đó, chân dung vị lãnh tụ hiện lên thật giản dị, gần gũi với thần thái ung dung, tự tại.

    Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn
    Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn
    Cây đũa Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn
    Cây đũa Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn
  6. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Đảng và Chính phủ chủ trương di chuyển kho tàng, công xưởng, nhà máy, các cơ quan trung ương về chiến khu để tiếp tục sản xuất và lãnh đạo kháng chiến.


    Ảnh phía dưới là cảnh Bác Hồ thăm công binh xưởng đầu tiên ở Việt Bắc. Người đứng bên cạnh Bác là Anh hùng lao động Ngô Gia Khảm - ông là một trong những người đầu tiên xây dựng và quản đốc phân xưởng cơ giới ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời ông còn là người xây dựng phân xưởng hóa chất đầu tiên ở Việt Bắc. Ông đã ba lần bị thương khi sản xuất.


    Trong kháng chiến chống Pháp, ngành quân giới của ta đã phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực cánh sinh, nghiên cứu chế tạo súng không giật (SKZ) và súng cối 60mm và 120mm… góp phần rất nhiều vào việc cung cấp vũ khí tại chỗ cho bộ đội ta tiêu diệt quân thù.

    Bác Hồ thăm công binh xưởng đầu tiên ở Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp
    Bác Hồ thăm công binh xưởng đầu tiên ở Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp
    Thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ
    Thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ
  7. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên nên từ những ngày hoạt động cách mạng, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn luôn chú trọng tới việc trồng cây, gây rừng để bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái, bảo đảm cho điều kiện sống luôn trong lành, góp phần nâng cao đời sống vật chất.


    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và là nguồn cảm hứng vô tận cho phong trào “Tết trồng cây”. Vì vậy, trong những bài nói, và bài viết của mình, Người nhắc tới từ “trồng cây” 147 lần, “Tết trồng cây” tới 46 lần; đặc biệt 5 năm liền Bác viết 5 bài cùng tên “Tết trồng cây” với những tư tưởng đặc sắc về vấn đề này.

    Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà Nội) ngày 16/2/1969
    Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà Nội) ngày 16/2/1969
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và là nguồn cảm hứng vô tận cho phong trào “Tết trồng cây”
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và là nguồn cảm hứng vô tận cho phong trào “Tết trồng cây”
  8. Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị, đức độ, yêu thương con người làm chuẩn. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hàng ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian; không ham muốn danh lợi riêng cho mình; đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động say mê của một tâm hồn nghệ sĩ. Là lãnh tụ của dân tộc nhưng đời sống vật chất của Người cũng như đại đa số của người dân bình thường.

    Bữa cơm đạm bạc của Hồ Chủ tịch với các đồng chí tại căn cứ cách mạng
    Bữa cơm đạm bạc của Hồ Chủ tịch với các đồng chí tại căn cứ cách mạng
    Bác Hồ sống vô cùng giản dị
    Bác Hồ sống vô cùng giản dị
  9. Phòng làm việc của Bác ở Việt Bắc có khi chỉ là chiếc chiếu trải xuống sàn nhà, còn những gì viết Bác để lên đùi. Bài viết nào dài Bác đánh máy. Vì vậy những bài viết dài thường có bản thảo đánh máy.


    Gọn gàng là thói quen của Bác nên phòng làm việc của Bác không bao giờ trang trí cầu kỳ; chỉ có một chiếc chiếu và một chiếc máy chữ. Bàn làm việc có một đèn dầu, một bút chì, một bút mực, một ít giấy và phong bì. Giấy tờ, sách, báo sau khi đọc và dùng xong Bác đều cho mang xuống văn phòng.

    Thói quen của Bác khi làm việc là sắp xếp tài liệu gọn gàng, ngăn nắp
    Thói quen của Bác khi làm việc là sắp xếp tài liệu gọn gàng, ngăn nắp
    Phòng làm việc của Bác ở Việt Bắc đơn sơ
    Phòng làm việc của Bác ở Việt Bắc đơn sơ
  10. Không chỉ kêu gọi toàn dân rèn luyện sức khỏe, Bác Hồ còn là một tấm gương sáng về tinh thần tự giác rèn luyện sức khỏe một cách tích cực và sáng tạo để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.


    Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.


    Chính Bác là tấm gương sáng về tập thể dục để mỗi chúng ta noi theo. Bác thường xuyên cùng cán bộ, chiến sĩ rèn luyện thể lực bằng cách chạy, đi bộ, bơi lội, leo núi, đánh bóng chuyền…

    Hình ảnh Bác Hồ tập võ cùng các cảnh vệ
    Hình ảnh Bác Hồ tập võ cùng các cảnh vệ
    Bác Hồ là tấm gương sáng về tập thể dục




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy