Top 10 Bộ phim về Bác Hồ, phim tư liệu về Bác Hồ cảm động nhất
Cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Lịch sử điện ảnh Việt cũng đã ghi nhận rất nhiều nỗ lực ... xem thêm...của các nghệ sĩ nhằm khắc họa hình tượng Người một cách sống động trên màn ảnh rộng. Mỗi ngày Toplist hy vọng sẽ giới thiệu đến bạn thật nhiều bộ phim hay. Và hôm nay Toplist sẽ giới thiệu đến bạn các bộ phim về Bác Hồ, phim tư liệu về Bác Hồ cảm động nhất.
-
Hà Nội mùa Đông năm 46
"Hà Nội mùa Đông năm 46", đã khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với những quyết sách sáng suốt, đầy trí tuệ. Đối với những người dân Việt Nam sống trong thời khắc những ngày cuối năm 1946, những quyết định đối nội, đối ngoại, trong cứng có mềm, lấy nhu khắc cương, có tính chất lịch sử của người lãnh đạo cuộc cách mạng là bước ngoặt lớn cho số phận của đất nước, của mỗi người dân Việt Nam.
Bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46 được sản xuất năm 1997. Bộ phim đưa người xem quay trở lại Hà Nội vào năm 1946, khi đất nước đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc". Lúc này, thực dân Pháp đã lộ rõ âm mưu xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong thời điểm cam go này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách vô cùng hợp lý và sáng suốt.
Hà Nội mùa đông năm 46 đã đem đến cho người xem những thước phim đầy xúc động về Bác trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bác lặng lẽ suy nghĩ cân nhắc tình thế cách mạng, Bác trầm ngâm hỏi vị tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang: "Có thể giữ Hà Nội được bao lâu?", Bác và Trung ương, Chính phủ rời Hà Nội trở lại Việt Bắc trong đêm chúng ta nổ súng mở màn cho cuộc kháng chiến toàn quốc 19 tháng 12 năm 1946 với lòng quyết tâm sục sôi "nhất định sẽ trở về Hà Nội". Mọi tình tiết trong phim đều khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ và kính yêu Người cha già - linh hồn của dân tộc.
-
Vượt qua bến Thượng Hải
Bộ phim Vượt qua bến Thượng Hải lấy bối cảnh Trung Quốc vào khoảng năm 1933. Thời gian đó Bác từ Hong Kong tới Thượng Hải, tìm đường sang Liên Xô để né tránh sự săn lùng của mật thám Pháp và chính quyền Tưởng Giới Thạch. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tạm lánh trong dinh thự của ông Long - một người Hoa giàu có ở thành phố Hạ Môn.
Không đơn thuần chỉ là một bộ phim lịch sử diễn giải khô khan, Vượt qua bến Thượng Hải còn chinh phục khán giả bởi những cảnh quay đẹp mắt, màu sắc và ánh sáng trau chuốt tỉ mỉ, những pha hành động nghẹt thở đan xen các chi tiết tình cảm sâu sắc.
-
Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong
Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong là một trong những bộ phim có kinh phí dàn dựng rất lớn: 15 tỷ đồng. Nội dung phim kể về vụ án ở Hong Kong, thực dân Anh cố tình khép tội Nguyễn Ái Quốc để giao Người cho thực dân Pháp ở Đông Dương xét xử (trong khi đó vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc bị kết án tử hình vắng mặt). Đây là vụ án điển hình của phong trào cộng sản quốc tế thời kì 1930-1940. Thời gian này, phong trào cách mạng non trẻ ở Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn thử thách.
Khi thực hiện bộ phim, đoàn làm phim đứng trước một thách thức cực kì to lớn là làm phim về Bác phải chính xác, nghiêm túc, chân thật mà vẫn thu hút người xem, nhất là thế hệ trẻ. Sau khi đào sâu suy nghĩ, đoàn làm phim đã tìm được hai tình huống trung tâm để tạo nêm tính hấp dẫn cho phim: phiên tòa xử Nguyễn Ái Quốc và cuộc giải cứu của các chiến sĩ cộng sản. Hình tượng Người trong phim được khắc họa chân thực, sống động, lột tả được nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại.
-
Hẹn gặp lại Sài Gòn
Hẹn gặp lại Sài Gòn có lẽ là một trong những bộ phim điện ảnh thành công nhất về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ phim được sản xuất vào năm 1990 và do Vân Long làm đạo diễn. Bộ phim là món quà kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác.
Câu chuyện trong phim kể về những năm tháng Bác Hồ sống và học tập ở Huế trong giai đoạn 1895 – 1901 và 1906 – 1909 dưới cái tên Nguyễn Tất Thành. 20 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đầy ước mơ hoài bão, và luôn đau đáu trong lòng nỗi đau giống nòi, nỗi đau mất nước.
Với tư tưởng "muốn nên nghiệp lớn, phải ra biển cả", Nguyễn Tất Thành đã vào Phan Thiết dạy học rồi lên Sài Gòn với hi vọng tìm đường ra nước ngoài. Tại đây, Nguyễn Tất Thành đã gặp gỡ và có cảm tình với Út Vân - một cô gái xinh đẹp, nền nã và dịu dàng. Tuy nhiên, gác lại tất cả tình cảm cá nhân, người thanh niên yêu nước đã rời bến Nhà Rồng ra đi để tìm ra con đường cứu dân tộc mình thoát khỏi kiếp sống lầm than. Trước khi đi, Nguyễn Tất Thành đã để lại lời hẹn ước với Út Vân, và cũng là với đất nước "hẹn gặp lại Sài Gòn". -
Nhìn ra biển cả
Nhìn ra biển cả là bộ phim nhựa dài 90 phút khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn những năm 1920 - 1911. Nhìn ra biển cả khai thác nét mới so với những bộ phim từng thực hiện về Bác. Theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, trước đây đã có nhiều tác phẩm điện ảnh nói về cuộc đời Hồ Chí Minh, nhưng giai đoạn Người giảng dạy tại trường Dục Thanh lại chưa có ai chạm tới.
Kịch bản phim từng đoạt giải nhì cuộc thi sáng tác kịch bản điện ảnh hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nhà nước đặt hàng cho lễ kỉ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 2010. Phim có tổng kinh phí 7,2 tỷ đồng.
-
Người bạn thầm lặng của Bác
Bộ phim "Người bạn thầm lặng của Bác" là câu chuyện về một người Pháp đã âm thầm giúp đỡ đất nước Việt Nam. Ông là người bạn thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là một người bạn tuyệt vời của Việt Nam - người có đóng góp không nhỏ trong lịch sử giải phóng đất nước của dân tộc ta.
-
Bên Người lòng con trong sáng hơn
Bộ phim tài liệu Bên Người lòng con trong sáng hơn chứa những hình ảnh chân thực và cảm động về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, về tấm lòng nhân ái, yêu thương con người của Bác. Bộ phim tài liệu này sẽ là những tư liệu quý giá để mỗi chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
79 mùa xuân (79 Springs)
79 mùa xuân là bộ phim tài liệu về Bác của đạo diễn người Cuba, Xantiago Anvaret. Bộ phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ phim khắc họa tình thương yêu cao cả bao trùm đến từng số phận con người bị áp bức, nghèo khổ của Hồ Chí Minh và sự cống hiến cả cuộc đời của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự độc lập cho đất nước Việt Nam.
Cao trào của bộ phim nằm ở những thước phim xúc động, đau thương mà Santiago Álvarez Román ghi lại được trong lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phim kết thúc với những cảnh chiến đấu ác liệt vẫn tiếp diễn, cùng lời kêu gọi phong trào đấu tranh quốc tế hãy đoàn kết lại. Sự kết hợp trên gửi đến thông điệp rằng cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với khát khao giải phóng dân tộc Việt Nam. Dù Người đã đi xa, cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục cho đến chiến thắng cuối cùng, vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“79 mùa xuân” được đánh giá là phim tài liệu thể hiện rõ nhất phong cách của Santiago Álvarez Román, được ông mô tả là phong cách xuất phát từ lòng căm thù chủ nghĩa đế quốc. Cho đến nay, bộ phim vẫn là một kiệt tác về điện ảnh cá nhân, đồng thời là lời chia buồn sâu sắc của nhân dân Cuba anh em đến Việt Nam sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. -
Thầu Chín ở Xiêm
Bộ phim “Thầu Chín ở Xiêm” không chỉ khắc họa những dấu ấn lịch sử buổi ban đầu nhiều gian nan, thử thách của những người Việt Nam yêu nước, tiến bộ chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn khơi gợi lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc, đặc biệt là kiều bào ta ở Thái Lan.
Nhân vật trung tâm của bộ phim là “Thầu Chín” - bí danh của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người từ châu Âu trở về Thái Lan hoạt động cách mạng (từ mùa thu năm 1928 đến tháng 11/1929). “Thầu ” trong tiếng Thái và tiếng Lào là cách gọi dành cho người nhiều tuổi, đồng thời thể hiện sự yêu quý, kính trọng. Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ 38 tuổi, trở về Thái Lan với một nhiệm vụ chính trị quan trọng là cùng những cộng sự của mình xây dựng cơ sở cách mạng trên đất Thái, chuẩn bị cho sự hợp nhất 3 tổ chức Đảng, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bộ phim của đạo diễn Bùi Tiến Dũng đã ghi lại khá chân thực những bước chân của Bác từ Băng Cốc đến Phì Chịt, Udon Thani, Sacon Nakhon … Đặc biệt là những ngày tháng sống ở bản Mạy thuộc tỉnh Nakhon Phannom, nơi có nhiều bà con người Việt từ Thanh Hóa sang định cư. Tại đây, Bác đã tìm hiểu cách làm ăn sinh sống của bà con mình, Người dạy bà con cách ăn ở vệ sinh, cách sống yêu thương đoàn kết, thành lập Hội trai cày, Hội thân ái, Hội nghề nghiệp như: Hội cưa, hội mộc, hội nề…, mục đích là để che chở, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hợp tác, làm ăn sinh sống trên đất bạn. Tối đến, Người còn tập hợp kiều bào để nói chuyện thời sự trong nước và thế giới. Với cách nói nhỏ nhẹ, thân tình và tầm hiểu biết uyên bác của một chính trị gia, các buổi sinh hoạt của Hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút bà con người Việt đến nghe rất đông. Qua các buổi sinh hoạt chung, Bác đã khéo léo khơi gợi trong lòng kiều bào người Việt trên đất Thái tinh thần cách mạng vô sản, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống con Lạc, cháu Hồng; thắp lên trong trái tim họ tinh thần đoàn kết hướng về nguồn cội. -
Nhà tiên tri
Phim 'Nhà tiên tri" lấy bối cảnh những năm 1947-1950, khi đất nước ở trong tình thế vô vàn cam go, thử thách. Với một câu chuyện kết cấu chặt chẽ, những tình tiết thú vị, phim cho thấy tầm nhìn chiến lược, khả năng tiên đoán của Hồ Chí Minh trước những bước đi của lịch sử, về thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, phim đã mang đến hình ảnh vị Chủ tịch nước thật bình dị và gần gũi.
Phim do Bộ VHTTDL đặt hàng và được chọn trình chiếu khai mạc Tuần phim kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Kịch bản “Nhà tiên tri” đã giành giải ba cuộc thi sáng tác về Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Với đề tài về lãnh tụ và lịch sử, ekip làm phim đã phải đối diện với những yêu cầu khắt khe: vừa đảm bảo yếu tố chân thật, vừa có tính nghệ thuật.