Top 10 kĩ năng rèn tính tự lập của trẻ em Nhật Bản
Trẻ em Nhật Bản nổi tiếng là những em bé ngoan ngoãn, thông minh, biết nghe lời và tự lập. Tính tự lập gần như trở thành "thương hiệu" của những em bé đến từ ... xem thêm...xứ sở hoa anh đào. Để có được đức tính quý báu này, trẻ em Nhật Bản đã được cha mẹ và người thân chỉ bảo như thế nào? Hãy cùng Toplist.vn điểm danh Top kĩ năng rèn tính tự lập của trẻ em Nhật Bản nào:
-
Cha mẹ không khoe khoang về con cái
Nếu như bạn đang là một bà mẹ có con trong độ "tuổi ăn tuổi lớn" thì sự so sánh với chúng bạn là điều dễ nhận thấy. Trong mắt bạn, con cái luôn phải sống sao cho "bằng bạn bằng bè", khi con bạn có những sai lầm, bạn luôn nhìn vào "con nhà người ta" để mắng nhiếc. Tuy nhiên ở Nhật Bản, điều này hoàn toàn không có trong "quy tắc" dạy con của các mẹ Nhật. Các bà mẹ Nhật không khoe khoang về con cái, họ không bao giờ chia sẻ với người khác về thành tích học tập, các giải thưởng hay câu chuyện riêng tư của con mình. Nói như vậy không có nghĩa là việc học của trẻ em Nhật Bản không có áp lực. Các bài thi, bài kiểm tra, chọn trường luôn diễn ra rất khắc nghiệt. Nhưng chính thái độ của cha mẹ đã rèn luyện cho trẻ em Nhật tính tự lập. Thay vì bị đem ra so sánh với chúng bạn, các em được cha mẹ dạy cách tự vượt qua các kì thi, tự tìm các phương pháp để đạt được mục đích mình đặt ra.
-
Cách thể hiện tình cảm của cha mẹ với con
Ở Nhật Bản, cha mẹ thường xuyên giáo dục cho trẻ ý thức về tình cảm gia đình thông qua các hành động. Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh các mẹ Nhật địu con đến những nơi công cộng như công viên, hiệu sách, phòng tắm hơi...Tuy nhiên cách thể hiện tình cảm của cha mẹ Nhật cũng rất khác. Họ ít khi ôm hôn con cái mà luôn hướng con cái đến những tình cảm tốt đẹp thông qua chính hành động thể hiện sự gắn bó của mình. Các em bé Nhật Bản nhận thức được việc thể hiện tình cảm với cha mẹ hoặc với những người xung quanh phải thông qua hành động, việc làm cụ thể chứ không phải là những cái ôm hôn suông. Từ đây tính tự lập của các em cũng được rèn luyện qua mỗi ngày, những em bé Nhật thường tìm cách chiếm được cảm tình của người khác bằng chính hành động, việc làm của mình. -
Trẻ em được dạy cách biết nghĩ cho người khác
Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai như động đất, sóng thần. Bạn bè khắp năm châu đều ngạc nhiên về ý chí cũng như bản lĩnh của người Nhật. Họ càng ngạc nhiên hơn khi chứng kiến cảnh người dân Nhật đối phó với thiên tai. Khi chuông báo động vang lên, tất cả các con đường, khu dân cư đông đúc đều trật tự và vô cùng hàng lối. Không hề có cảnh chen lấn, xô đẩy chạy thoát thân. Tại sao lại như vậy? Bởi ngay từ khi còn nhỏ những em bé Nhật đã được bố mẹ rèn cách biết nghĩ cho người khác, tính ôn hòa, thái độ bình tĩnh khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Ngay cả trong những bảo tàng, thư viện, trên xe bus, các em bé cũng rất trật tự và vô cùng ngoan ngoãn. Trẻ em Nhật thường tự lập, bình tĩnh giải quyết những khó khăn. -
Trẻ em được dạy cách tự chuẩn bị bữa ăn
Phụ nữ Nhật nổi tiếng là đảm đang và khéo léo. Với con cái, họ luôn tự tay chuẩn bị những hộp cơm Bento ngon và bổ dưỡng mỗi khi bé đến trường. Đó chính là cách mẹ Nhật thể hiện tình cảm và sự quan tâm với con. Không những vậy ngay từ khi còn nhỏ các em đã được mẹ hướng dẫn cách tự nấu nướng và phục vụ bản thân. Những hộp thức ăn ngon lành với đầy đủ thành phần dinh dưỡng của các món ăn chay, đậu phụ, cá hồi, canh rong biển...chính là thành quả của tính tự lập mà trẻ được rèn rũa ngay từ nhỏ. -
Trẻ được dạy thái độ bình tĩnh sống- không lo lắng thái quá
Sống trong một đất nước có điều kiện khí hậu và tự nhiên rất khắc nghiệt nhưng con người Nhật luôn lạc quan. Ngay cả trong cách nuôi dạy con, cha mẹ Nhật cũng định hướng cho con cái mình thái độ sống đúng mực, bình tĩnh. Tại các cửa hàng bán đồ chơi, các mặt hàng đồ chơi nguy hiểm vẫn được bày bán. Hay những cuốn truyện tranh có yếu tố nhạy cảm vẫn được lưu hành. Bởi người Nhật luôn cho rằng không thứ gì có thể giết chết sự lo lắng bằng cách sống tự cân bằng và tích cực. -
Trẻ được giáo dục về tình cảm gia đình
Người Nhật rất coi trọng truyền thống gia đình. Cha mẹ thường xuyên tổ chức cho con cái các buổi dã ngoại. Họ có thể cùng nhau đi ngắm hoa anh đào, đi chơi công viên hoặc cùng uống trà, đọc sách. Thông qua những buổi dã ngoại như thế này, tình cảm của các thành viên trong gia đình được gắn kết và con cái cũng có cơ hội giúp đỡ cha mẹ của mình những việc nhỏ nhặt nhất. -
Trẻ được rút ra những bài học bổ ích từ các câu chuyện cổ
Các em nhỏ thường thích được cha mẹ kể cho các câu chuyện cổ tích mỗi tối trước khi đi ngủ. Kết thúc có hậu của các hoàng tử- công chúa, phép màu của các ông Bụt- bà Tiên thường gieo vào đầu trẻ em những giấc mơ cổ tích. Nhưng điểm khác biệt trong cách nuôi dạy con của người Nhật là cha mẹ thường lồng ghép hoặc rút ra các bài học bổ ích thông qua những câu chuyện cổ được kể hàng ngày. Việc cho trẻ em tham gia các lễ hội, thăm quan đền chùa, lăng tẩm cũng là cách giúp cha mẹ rèn cho con cách sống tự lập, thực tế. -
Trẻ em được tự đến trường từ năm 6 tuổi
Nếu có dịp đi tàu điện ở Nhật Bản, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy hình ảnh các em nhỏ tầm 6-7 tuổi, mặc trang phục học sinh bao gồm giày da, đi tất dài, mặc váy kẻ sọc, đội mũ rộng vành, có quai kéo xuống cằm và đeo cặp sách trên lưng, vô tư đi một mình trên các phương tiện giao thông công cộng. Chúng tự tin ngồi một mình trên một toa xe lửa hoặc đi theo nhóm nhỏ hoặc đang loay hoay tìm chỗ ngồi cho mình.
Các em nhỏ Nhật Bản được bố mẹ dạy cho cách đến trường một mình bằng tàu, xe bus hoặc các phương tiện công cộng khi còn rất nhỏ, từ cách xem giờ xe chạy, cách hỏi đường, đến cách nhờ sự trợ giúp của người lớn nếu cần. Có thể đối với các bậc cha mẹ ở các quốc gia khác, việc để con tự đến trường như vậy là điều không tưởng nhưng đối với cha mẹ Nhật, đó là cách để họ rèn cho con mình tính tự lập và biết cách giải quyết vấn đề khi bị lạc.
-
Không bao giờ chỉ trích con cái
Mỗi chúng ta khi làm việc tốt ai cũng mong muốn nhận được lời khen. Và trẻ con cũng vậy. Theo các chuyên gia, việc giáo dục trẻ mầm non điều quan trọng là quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần sau chứ không phải kết quả như thế nào. Và trẻ con cũng vậy. Theo các chuyên gia, việc giáo dục trẻ mầm non điều quan trọng là quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần sau chứ không phải kết quả như thế nào.
Cha mẹ Nhật quan niệm rằng chúng ta làm việc rất nhiều lần mới có thể thành thạo, nên khi trẻ bắt đầu làm dù có chậm hay sai sót thì cũng là chuyện rất bình thường. Do đó mà mẹ Nhật không bao giờ chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn.Luôn khuyến khích trẻ nói những điều mình nghĩ và làm những gì mình cho là đúng. Nếu các em nói sai, sẽ không ai chê trách các em bởi phương châm của người Nhật là “Thà làm sai còn hơn không làm gì cả”. Hơn nữa, bằng cách dám mắc sai lầm, các em sẽ mạnh dạn hơn và đánh giá được bản thân.
-
Tạo thói quen tự lập từ sớm
Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản, như việc cho trẻ tự mặc quần áo chẳng hạn. Dạy trẻ phân biệt mặt trước sau, trái phải, dạy trẻ mặc quần áo như thế nào. Có thể trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian trong những lần đầu. Nhưng mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích hoặc khen ngợi trẻ thay vì làm giúp trẻ. Sau một vài lần, trẻ hoàn toàn có thể tự mặc quần áo một cách nhanh chóng. Tập cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày của mình như tự gấp quần áo của mình hay chỉ đơn giản là đem cất ly nước mà trẻ vừa uống xong có thể giúp trẻ tự lập hơn.
Hãy kiên trì và nhẹ nhàng hướng dẫn cho con cách làm một lần nữa. Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, cha mẹ Nhật thường trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn và bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt gọn đủ lớn để trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can ghi rõ loại đồ chơi với từng giỏ để trẻ hiểu quy tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.