Top 10 Kỹ năng học tốt ở Đại Học
Đã bắt đầu một năm học mới tràn đầy nhộn nhịp và hối hả của tuổi áo trắng. Có lẽ nhiều bạn sinh viên khi mới đặt chân vào môi trường Đại Học sẽ còn rất bỡ ngỡ ... xem thêm...vì bầu không khí và cách học sẽ rất khác so với bậc Phổ Thông. Sau đây là các kỹ năng có thể sẽ giúp ích bạn trong việc tìm phương hướng học tập ở Đại Học.
-
Để có thể nghe thì có vẽ dễ. Nhưng để có thể tập trung lắng nghe giữa một lớp học đến vài chục có khi lên đến cả trăm người thì không phải dễ. Nhất là khi ở bậc Đại Học thầy cô sẽ không có thời gian để nhắc nhở chúng ta trật tự như thời Phổ Thông. Cho nên chúng ta cần phải tập trung lắng nghe từng lời giảng để không bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. Cách tốt nhất các bạn có thể lựa những bàn gần với giáo viên hơn.
Ai cũng có thể lắng nghe nhưng thái độ và cách tiếp thu của mỗi người chắc chắn không giống nhau. Lắng nghe cũng là một trong những “kỹ năng mềm” trong giao tiếp vô cùng quan trọng mà chúng ta nên rèn luyện. Trong học tập hay trong môi trường làm việc và cuộc sống, những lời phê bình chúng ta phải nghe vô cùng nhiều. Đó có thể đến từ thầy cô, bạn bè, người thân… Điều quan trọng là chúng ta luôn phải giữ thái độ cởi mở, tiếp thu và chân thành. Hãy cẩn trọng nghe xem điều chúng ta bị phê bình ở đây là gì, tiếp theo đó là phân tích và thực hiện. Mỗi lời phê bình đến từ mọi người đều có thể giúp chúng ta cải thiện bản thân tốt hơn về một mặt nào đó!
-
Lên Đại Học sẽ không còn khái niệm "Trên ghi sao dưới chép vậy". Mà chỉ là những sơ đồ tư duy hoặc vài từ gợi mở hay những tài liệu được thầy cô cho xem trên máy chiếu nhưng sẽ không ai đợi chúng ta viết hết một đống chữ đó lại cả. Vì vậy chúng ta phải biết cách phân tích dữ liệu, ghi chép lại những kiến thức cần thiết và bổ ích một cách thật ngắn gọn và dễ hiểu vì sau này việc ôn bài kiểm tra thì một phần đều nằm trong những trang vở mà ta từng ghi.
Kỹ năng ghi chép đúng trọng tâm sẽ giúp ích cho việc học tập của bạn rất nhiều. Hàng ngày, bạn hãy ghi lại những kiến thức mà thầy cô lưu ý khi giảng bài hoặc những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn để có thể tiếp thu nhanh chóng hơn. Đồng thời việc ghi chép cẩn thận sẽ giúp ích cho bạn trong việc rèn luyện tính tỉ mỉ và cẩn trọng, đây sẽ là lợi thế trong công việc sau này đấy.
-
Khi đã vào Đại Học thì tất cả chúng ta đều là đã trưởng thành. Có nhiều bạn có thể từ nơi khác vào các thành phố lớn để học, phải sống xa cha mẹ và có khi sẽ chỉ ở một mình. Khi một mình như vậy ta sẽ bị cám dỗ bởi sự "Tự Do", muốn làm gì cũng được, chẳng sợ bị ai la mắng. Và hậu quả có thể sẽ rất khó lường cho nên vì vậy chúng ta phải có kỹ năng tự giác bản thân không cần ai phải nhắc nhở học bài như ngày trước mà ta phải biết suy nghĩ cho cha mẹ, cho người sinh thành và nhất là cho cả tương lai.
Ở môi trường Đại học, phần lớn bạn phụ thuộc vào việc tự học rất nhiều. Chính vì vậy, nếu bạn tự giác trong học tập sẽ giúp bạn sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, bạn sẽ có xu hướng tìm tòi những thứ mình cần và những thứ mình thiếu để chủ động tìm kiếm bù đắp cho kiến thức của mình. Việc tự học giúp bạn củng cố kiến thức dần dần và chắc chắn, giúp bạn nhớ hơn và hiểu rõ vấn đề hơn.
-
Thời khóa biểu của Đại Học không phải là xuyên suốt từ sáng tới chiều ngày này qua ngày nọ như thời Phổ Thông, sẽ có những khoảng thời gian trống. Thay vào những khoảng trống đó thì chúng ta có thể sắp xếp thời gian và lịch tự học hoặc làm thêm cho hợp lý để phù hợp với sức khỏe và hiện trạng học lực của bản thân. Không nên để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Chính vì vậy, những bạn có kỹ năng quản lí, sắp xếp thời gian hợp lí sẽ có nhiều lợi thế trong việc học tập.
Một ngày chỉ có 24h thôi, quỹ thời gian là có hạn, vì vậy chúng ta phải sắp xếp, lên lịch trình để quản lí tốt quỹ thời gian của mình, để chủ động trong việc học cũng như trong cuộc sống. Một sinh viên quản lí thời gian hiệu quả và thông minh thì hiệu suất học tập sẽ tăng cao đấy. -
Kiến thức của Đại Học thì bao la, chúng ta không thể học hết bằng việc chỉ lắng nghe lời giảng trên trường được. Chúng ta cần phải tìm những tài liệu bên ngoài để bổ sung cho kiến thức của chính mình. Nhưng không phải loại sách nào cũng phù hợp với bản thân ta và có thể ta sẽ bị choáng ngợp khi bước vào hiệu sách với vô vàn các loại. Chúng ta cần tham khảo bạn bè, thầy cô và trên mạng để tìm đọc những loại sách phù hợp và bổ ích cho ước mơ chúng ta.
Đọc sách không những giúp bạn tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích không có trên giảng đường mà còn là cách làm tế bào não hoạt động liên tục và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh mất trí nhớ khi chúng ta già đi. Bởi lẽ, bộ não cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khi càng luyện tập nhiều thì càng khoẻ mạnh và làm việc hiệu quả hơn. Đây cũng là thói quen tốt giúp bạn khám phá thế giới và trau dồi nguồn lực cho chính bản thân mình. -
Tham gia hoặc phát động những buổi học nhóm với bạn bè cũng là một điều cần thiết để học tốt. Cùng nhau tranh luận, đặt câu hỏi và cùng nhau tìm ra những lời giải cho các bài tập. Và quan trọng hơn chúng ta sẽ dần hoàn thiện được kỹ năng giao tiếp qua từng buổi học nhóm như vậy vì điều đó sẽ rất quan trọng khi chúng ta có việc làm trong tương lai.
Ở các môn học thuộc bậc Đại học, bài tập nhóm là hình thức đánh giá điểm được nhiều giảng viên lựa chọn. Chính vì thế, nếu muốn đạt kết quả tốt, bạn cần trau dồi kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm hiệu quả. Dù bạn là thành viên trong nhóm hay người quản lý, lãnh đạo nhóm thì việc hòa hợp với những người còn lại luôn cực kỳ quan trọng. Đây cũng là hình thức trung gian giúp bạn xây dựng nhiều mối quan hệ và học hỏi từ những người bạn của mình. Việc học cùng nhau cũng sẽ giúp bạn vui vẻ và giảm đi sự chán nản, tẻ nhạt khi học một mình.
-
Khi bước vào Đại Học sẽ có rất nhiều các hoạt động dành cho sinh viên chứ không đơn thuần chỉ là học. Các hoạt động đó sẽ giúp cho các sinh viên hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, phản xa, sáng tạo... Nếu chúng ta lười biếng thì sẽ bị tách dần ra khỏi các cá thể nhộn nhịp ở trường, vì vậy chúng ta cần phải năng động, nhiệt huyết tham gia các phong trào của Đoàn Đội, các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo... để có thể tự khẳng định bản thân mình.
Những hoạt động ngoại khóa ở Đại học mang đến nhiều giá trị cho người tham gia. Điển hình nhất chính là giúp bạn được gặp gỡ rất nhiều người chưa từng quen biết. Bạn có thể gặp những người cần giúp đỡ, những tình nguyện viên khác và cả những nhà tài trợ. Đây chính là cơ hội để bạn mở rộng hiểu biết của mình về mối quan hệ giữa người với người, cũng là lúc để bạn tạo dựng cho mình những mối quan hệ vững chắc, đáng tin cậy.
-
Ở Đại Học, khi tới kỳ kiểm tra không còn được thầy cô nhắc nhở phải học phần nào và phát đề cương như trước nữa mà kiến thức nằm toàn bộ ở phần mình đã học. Sẽ rất là đại trà, rất là dài dòng. Điều quan trọng lúc này là chúng ta cần sắp xếp thời gian để ôn tập hợp lý, tránh trường hợp đến cận ngày rồi cày ngày đêm ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ không có kết quả tốt. Chúng ta cần phân tích dữ liệu, lựa chọn những phần quan trọng đã được thầy cô nhấn mạnh trong lúc dạy và học sơ bộ những phần phụ. Phát động hoặc tham gia học nhóm với bạn bè là cách tốt nhất để có thể học tốt.
Hơn hết, kỹ năng chuẩn bị và làm kiểm tra đòi hỏi sự tập trung cao độ và việc biết đặt ra những mục tiêu. Ngay bây giờ hãy hình thành thói quen tập trung cao độ bằng cách mỗi ngày bạn làm 1 bài trắc nghiệm và quy định thời gian cho nó. Đừng để cho tâm trí bạn nghĩ miên man sang một việc gì khác. Bên cạnh đó, hãy đề ra mục tiêu cụ thể cho việc cố gắng của mình, khi ấy bạn sẽ có động lực và học tập chú tâm hơn.
-
Với xã hội ngày càng phát triển và việc hội nhập quốc tế được đẩy mạnh như ngày nay thì ngoại ngữ là thứ rất quan trọng, nó là cầu nối của chúng ta đến với thế giới. Để có thể đầu tư tốt cho hành trang khi rời chân khỏi Đại Học thì ngoại ngữ cũng là điều tất yếu vì đa phần giờ bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Chúng ta cần phải thường xuyên tập luyện "Nghe - nói - đọc - viết" ở nhà, khi rảnh hoặc khi nói chuyện với bạn bè vì phải cọ xát thường xuyên thì mới có khả năng tiến bộ chứ đừng dùi đầu vào học mỗi ngữ pháp truyền thống như cách chúng ta được dạy ở bậc Phổ Thông.
Bên cạnh tiếng Anh thì những ngôn ngữ của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm một công việc có thu nhập cao trong tương lai. Hơn nữa giữa 2 ứng viên có cùng trình độ, khả năng như nhau chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về ứng viên giỏi ngoại ngữ. Vậy nên hãy trau dồi kỹ năng ngoại ngữ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhé.
-
Cùng với những kỹ năng trên, bạn hãy tự rèn luyện cho bản thân cách suy nghĩ tích cực. Nếu đã bị stress hãy loại bỏ nó bằng việc nghỉ ngơi thư giãn: gặp bạn bè, đi dạo, nghe nhạc, chơi thể thao,… Chúng ta phải tự sắp xếp thời gian cho cuộc sống thật hợp lý và cân bằng. Tự làm chủ được bản thân, không được để mọi thứ vượt quá giới hạn. Hiệu quả học tập vẫn phải được ưu tiên lên hàng đầu, bên cạnh đó chúng ta cần thư giãn đầu óc thoải mái để có thể tập trung cho việc học năng suất tốt hơn.
Lo lắng chỉ tổ làm phí sức lực và năng lượng của bản thân. Cuộc sống và những điều bạn gặp phải sẽ không thể thay đổi bằng sự lo lắng. Chính vì thế, hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình nhiều hơn nhé. Bởi lẽ, khi tinh thần tốt, bạn mới có thể có sức khỏe cũng như một trạng thái tốt để học tập. Đó chính là lý do kỹ năng thư giãn cũng là kỹ năng cần thiết ở Đại học đấy.