Top 9 Kỹ năng thoát hiểm bố mẹ cần dạy cho trẻ đề phòng khi bị bỏ quên trên xe

Lan Huong Nguyen 965 0 Báo lỗi

Con cái là tài sản vô cùng to lớn và quan trọng của gia đình bạn, là niềm tự hào, là niềm hạnh phúc của gia đình. Nhưng khi con còn bé con vẫn chưa biết cách ... xem thêm...

  1. Việc trước tiên cần dạy trẻ nếu chẳng may bị bỏ quên một mình trên xe ô tô đó là phải thật bình tĩnh. Giữ bình tĩnh sẽ giúp trẻ không hoảng loạn và tìm được cách thoát thân. Trong trường hợp chưa có cách thoát nạn, bình tĩnh sẽ giúp trẻ chờ đợi khi có người đến mở cửa xe cứu thoát để đưa ra ngoài.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)

  2. Khi chẳng may bị bỏ quên một mình trên xe ô tô, hãy dạy trẻ thử mở các cửa chính và cửa sổ của xe xem có được không. Biết đâu may mắn có một cánh cửa xe chưa được đóng kín hoàn toàn thì cơ hội thoát thân cho trẻ đơn giản hơn nhiều.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  3. Với trẻ đã đến tuổi đến trường (khoảng từ 6 tuổi trở lên), trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị hay với trẻ lớn hơn là một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách vô cùng cần thiết. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách gọi điện với bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát, cứu thương khi có sự cố xảy ra là bị nhốt trong xe ô tô một mình.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  4. Dù xe có tắt máy, rút khoá điện. Còi xe vẫn luôn hoạt động do sử dụng nguồn điện trực tiếp từ Accu. Hãy dạy con, nếu bị bỏ quên trên xe, con lên vô lăng và bấm còi. Với bình điện accu, còi bấm cả ngày không hết. Việc gây tiếng ồn sẽ gây sự chú ý.


    Tuy nhiên, bất cứ xe ô tô nào cũng có rất nhiều công tắc và nút điều khiển, vì vậy việc nhận ra vị trí còi xe không hề đơn giản với trẻ. Đa phần còi xe được lắp đặt giữa vô lăng của xe. Bố mẹ có thể giúp trẻ nhận ra vị trí còi xe thông qua hình ảnh, clip hoặc chỉ dẫn trực tiếp khi trẻ đi ô tô cùng bố mẹ.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  5. Tương tự còi, đèn Hazard được thiết kế nguồn điện riêng để nó lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Hãy chỉ cho con nút bật cái đèn này có hình Tam giác và rất dễ thấy trên Tablo buồng lái. Bấm nó để bật gây sự chú ý, kết hợp với bấm còi.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  6. Các xe hơi đều thiết kế luôn có lẫy mở khóa cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Hãy bớt chút thời gian, dạy con cách bật lẫy này để mở cửa trong trường hợp khẩn cấp.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  7. Các xe khách chở học sinh hầu hết có búa thoát hiểm. Trường hợp bất đắc dĩ. Các con có thể dùng búa thoát hiểm. Hãy yên tâm, búa thoát hiểm thiết kế để có đầu nhọn tập trung gia lực, do đó với một lực nhỏ của con cũng có thể đập vỡ kính, không cần quá nhiều sức. Mặt khác, kính xe luôn thiết kế là kính an toàn, nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, ko có mảnh sắc nên cũng yên tâm rằng không gây tổn hại đến các con.


    Cho trẻ quan sát một số dụng cụ phá kính bằng hình ảnh để trẻ nhận biết. Búa thường có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn.


    Trong trường hợp trẻ thường xuyên di chuyển cùng bố mẹ bằng xe gia đình, bố mẹ hãy luôn để dụng cụ phá kính ô tô trong xe và không quên dạy trẻ cách đập vỡ cửa sổ kính trên ô tô để tự thoát thân nếu chẳng may bị bỏ quên trong xe.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  8. Với trẻ nhỏ không có điện thoại cá nhân hoặc đồng hồ định vị, việc trẻ cần làm lúc này là dùng hết sức hoặc bất cứ vật gì nặng trên xe đập cửa thật mạnh, hét thật to để người bên ngoài biết tìm cách giải cứu. Các vật nặng có thể kể đến như hộp bút, cặp sách, ô hay vật bằng kim loại như khóa dây an toàn, chìa khóa... dùng chúng đập mạnh vào cửa xe sẽ có tác dụng phát ra âm thanh thu hút sự chú ý bên ngoài. Ngoài các đồ vật trên, trẻ có thể tác động vào cửa xe bằng chân, vai bằng lực mạnh.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  9. Kéo cần số bên tay trái vô lăng để phát tín hiệu xin giúp đỡ. Chiếc cần nhỏ bên tay trái vô lăng cũng là bộ phận giúp con trẻ phát tín hiệu cầu cứu đến những người bên ngoài. Chỉ cần kéo cần nhỏ về phía sau, đèn pha ô tô sẽ được bật lên và điều này đồng nghĩa với việc sẽ thu hút sự chú ý của người đi đường và nhận được sự giúp đỡ từ họ.


    Ngoài ra, cũng nên dạy trẻ nếu có giấy, bút và thấy người ở gần, hãy làm một dấu hiệu kêu gọi sự trợ giúp.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy