Top 11 quy tắc cha mẹ cần dạy cho trẻ để phòng tránh xâm hại tình dục

Nguyễn Vân Anh 507 0 Báo lỗi

Ngày nay, tình trạng lạm dụng và quấy rối tình dục trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành nỗi lo cho mọi bậc phụ huynh có con nhỏ. Theo số liệu của Bộ Lao ... xem thêm...

  1. Cha mẹ hãy giải thích thật rõ ràng với trẻ rằng vùng kín là bộ phận riêng tư cần được bảo vệ bởi quần lót; nói với trẻ rằng không một ai có quyền được nhìn hay động chạm vào vùng kín của bé trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Nếu là bác sĩ hoặc y tá thì phải mặc đồng phục và làm việc trong giờ khám chữa bệnh. Họ phải giải thích cho con họ cần chạm vào đó để làm gì và có sự cho phép của con trước khi thực hiện.


    Phụ huynh cần dạy con hiểu đúng về cơ thể, biết tên gọi chính xác các bộ phận, đặc biệt chỗ riêng tư thay vì đặt “biệt danh” vì lý do tế nhị. Nếu trẻ không hiểu được cơ thể, sao các em biết tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại?


    Từ 2,5 – 3 tuổi trở lên khi con tự đi vệ sinh được, đưa ra nguyên tắc “KHÔNG NHÌN, NGÓ” con trong lúc đang đi vệ sinh để bé biết rằng đó cũng là một việc riêng tư cần được tôn trọng. Tầm 3 tuổi trở đi, VIỆC TẮM RỬA CON CÓ THỂ TỰ LÀM ĐƯỢC. Con thường không tự kì được phần lưng phía sau thì bố mẹ có thể mua loại bông kỳ lưng dạng dài rất mềm có bán ở các siêu thị để con tự làm dần.


    Nhiều bố mẹ thường có thói quen con buồn tè là cho giải quyết ngay vỉa hè… Cách đó khiến con không ý thức được rằng việc đi tiểu tiện đúng nơi cũng là trân quý và giúp bảo vệ bản thân. Hãy luôn dặn trẻ ghi nhớ quy tắc: KHÔNG ĐI VỆ SINH Ở NƠI CÓ THỂ DỄ DÀNG NHÌN THẤY CÁC BỘ PHẬN KÍN của con.


    Những bộ phận riêng tư của trẻ
    Những bộ phận riêng tư của trẻ

  2. Hãy dạy cho trẻ biết rằng cơ thể bé là của bé. Chính vì vậy, không ai có quyền làm bất cứ hành động gì khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, bé cần phải biết phản đối và nói "không".


    Người lớn nên nói với con rằng không ai được phép chạm vào bộ phận riêng tư của chúng hay yêu cầu chúng chạm vào bộ phận riêng tư của người khác. Thực tế, rất nhiều bậc cha mẹ quên mất vế thứ hai. Xâm hại tình dục thường bắt đầu bằng việc thủ phạm yêu cầu trẻ tự chạm vào nơi riêng tư của chúng hoặc người khác.


    Không ai được chụp ảnh bộ phận riêng tư: Nhiều phụ huynh thường bỏ qua điều này. Cha mẹ chỉ dạy con không cho người khác chạm vào cơ thể mình là chưa đủ. Phụ huynh cần nói rõ không ai được quyền chụp ảnh bộ phận riêng tư của trẻ.

    Dạy bé các quy tắc phòng tránh xâm hại tình dục đơn giản bằng hình ảnh
    Dạy bé các quy tắc phòng tránh xâm hại tình dục đơn giản bằng hình ảnh
  3. Cha mẹ hãy giúp con mình nhận thức được rằng con có quyền nói "không" với những sự động chạm thân mật mà con không thích từ bất kì ai, kể cả những thành viên trong gia đình. Thực tế cho thấy phần lớn các trường hợp xâm hại tình dục là đến từ những người quen biết với trẻ và gia đình.


    Một số trẻ không dám từ chối người khác - đặc biệt người lớn tuổi hơn. Cha mẹ cần dạy con thoát khỏi những tình huống không thoải mái đó. Trẻ có thể lấy lý do đi vệ sinh để từ chối khi ai đó yêu cầu xem hoặc chạm vào bộ phận riêng tư của chúng.

    Không là không
    Không là không
  4. Hầu hết thủ phạm yêu cầu trẻ giữ kín chuyện bị xâm hại bằng cách dụ dỗ hoặc đe dọa. Phụ huynh cần bảo con rằng bất cứ ai nói gì, việc giữ bí mật với cha mẹ về cơ thể mình là không đúng.

    Cha mẹ hãy giải thích và giúp bé phân biệt được sự khác nhau giữa bí mật "tốt" và bí mật "xấu". Bí mật "tốt" là những chuyện vui như sinh nhật bạn, bữa tiệc, quà tặng,... còn những bí mật "xấu" là những chuyện làm con buồn, con đau, không vui, lo lắng,... cần phải nói ra. Những kẻ lạm dụng thường lợi dụng điều này để dặn trẻ không được nói cho bố mẹ nghe bằng các câu như "đây là bí mật riêng của hai chú cháu mình" hay "cháu không được nói ra bí mật này với bố mẹ". Những câu nói dọa dẫm như vậy thường làm trẻ sợ hãi, lo lắng và không dám kể cho ai nghe.



    Cha mẹ hãy tạo dựng niềm tin để trẻ chia sẻ những bí mật
    Cha mẹ hãy tạo dựng niềm tin để trẻ chia sẻ những bí mật
  5. Hãy tạo cho bé thói quen khi có bất cứ chuyện gì làm bé cảm thấy bất an, sợ hãi, lo lắng; bé hãy lên tiếng và chia sẻ với người mà bé tin tưởng, có thể là bố mẹ, cô giáo, ông bà... Khi bé kể, cha mẹ đừng dọa nạt hay mắng mỏ, đừng tạo cho bé thói quen xa cách không dám tâm sự với bố mẹ.


    Có quá nhiều trường hợp do sợ bố mẹ đánh mắng mà các con không dám nói ra mình bị xâm hại, dẫn đến bị ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ.

    Khi bé chia sẻ với bạn, hãy chăm chú lắng nghe.
    Khi bé chia sẻ với bạn, hãy chăm chú lắng nghe.
  6. Việc ôm hôn của trẻ nên xuất phát từ tinh thần tự nguyên của con. Ba mẹ không nên ép buộc bé những điều nhạy cảm này nếu con không thích. Thay vào đó, bạn hãy dạy cho con cách từ chối khi xảy ra những sự đụng cham hay thân mật mà con không muốn.


    Quy tắc 5 bàn tay là một quy tắc cực kỳ đơn giản, phù hợp với cả trẻ mầm non, tiểu học và vị thành niên mà cha mẹ nên tham khảo áp dụng cho phù hợp. Bàn tay của bé có 5 ngón tay tương ứng với 5 vòng tròn giao tiếp tương ứng với các mức độ khác nhau.


    1. Ôm và hôn là dành cho những người thân ruột thịt trong gia đình như là ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
    2. Nắm tay là dành cho bạn bè, thầy cô, họ hàng.
    3. Bắt tay là dành cho người quen.
    4. Vẫy tay là dành cho người lạ không quen.
    5. Xua tay, hoặc la lớn và bỏ chạy nếu bé gặp những người mà bé cảm thấy bất an, có hành động làm bé đau hoặc cố tình động chạm vào bé mà không có sự cho phép của bé.

    5 ngón tay là 5 vòng tròn giao tiếp
    5 ngón tay là 5 vòng tròn giao tiếp
  7. Dặn trẻ tránh xa những nơi vắng vẻ do những nơi này nhiều đối tượng tình nghi hay lảng vảng. Những người đứng sát lại gần hoặc cố tình gây ra các va chạm cơ thể thì hãy nhanh chóng tìm cách tránh xa hoặc báo ngay cho những người xung quanh biết.

    Tất cả những quy tắc trên áp dụng với tất cả mọi người, kể cả những người quen biết và cả những đứa trẻ khác. Kể cả bạn bè, cô dì chú bác, hàng xóm, giáo viên, huấn luyện viên, ngay cả khi họ nghĩ là họ cần giúp trẻ.

    Dặn trẻ tránh xa những nơi vắng vẻ do những nơi này nhiều đối tượng tình nghi hay lảng vảng.
    Dặn trẻ tránh xa những nơi vắng vẻ do những nơi này nhiều đối tượng tình nghi hay lảng vảng.
  8. Ngoài ra, để bảo vệ an toàn cho trẻ, bố mẹ cũng nên hạn chế việc đưa hình ảnh của con lên mạng, đặc biệt là hình ảnh lộ các bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Hình ảnh và video của trẻ em khi được chia sẻ lên mạng sẽ dễ bị các đối tượng xấu sử dụng cho mục đích khiêu dâm và tiềm ẩn nguy cơ bị bắt cóc. Việc làm này, không chỉ để lộ thông tin cá nhân mà còn khơi gợi bản năng lệch lạc, thú tính của những kẻ xấu từ đó khiến chúng có thể thực hiện hành vi dâm ô, xâm hại với trẻ khi có cơ hội.


    Một bài đăng con trẻ trên mạng xã hội, thậm chí còn bật định vị nơi trẻ đang học, đang chơi sẽ trở thành món mồi béo bở cho những kẻ xấu có mưu đồ bắt cóc hoặc dâm ô trẻ con.

    Bố mẹ cũng nên hạn chế việc đưa hình ảnh của con lên mạng, đặc biệt là hình ảnh lộ các bộ phận nhạy cảm của cơ thể
    Bố mẹ cũng nên hạn chế việc đưa hình ảnh của con lên mạng, đặc biệt là hình ảnh lộ các bộ phận nhạy cảm của cơ thể
  9. Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,… Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình yêu thương và không nhận ra sự nguy hiểm. Cha mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy.


    Nói đến lạm dụng tình dục, mọi người thường chỉ nghĩ đến đàn ông quấy rối bé gái, và phụ nữ quấy rối bé trai. Tuy nhiên, cha mẹ cần cảnh báo với con, ngay cả các chú, các bác cũng không được sờ vào người hay hôn con.


    Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu
    Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu
  10. Cha mẹ cùng tập với bé, giả định mẹ là một người lạ và sờ vào một trong 4 "vùng bí mật" của con ( mội, hai bên ngực, mông và bộ phận sinh dục) hoặc kéo áo, tụt quần...


    Cha mẹ cần dạy bé nếu gặp tình huống nguy hiểm bé cần hét lên, gạt mạnh tay và chạy đi. Việc tập luyện này được lặp lại thường xuyên sẽ giúp con nếu rơi vào tình huống nguy hiểm thì sẽ không bị “đơ”, cứng họng không dám kêu ca. Con sẽ rèn được kỹ năng xử lý tình huống và mạnh bạo hơn.

    Việc tập luyện này được lặp lại thường xuyên
    Việc tập luyện này được lặp lại thường xuyên
  11. Cha mẹ dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà của người lạ. Nếu ai ngỏ ý nhờ giúp đỡ, trẻ phải chạy đi báo người lớn, công an vì bản thân không đủ khả năng làm việc này.


    Phụ huynh cũng lưu ý các con học thuộc số điện thoại của người thân để ngay lập tức liên lạc khi gặp tình huống nguy hiểm. Không nên tò mò tụ tập tại những nơi công cộng; đi chơi cùng nhóm bạn 3-4 người; không đi một mình khi trời tối...


    Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như sợ đi học, cha mẹ cần nhạy cảm hỏi lý do, nhẹ nhàng chia sẻ để con bày tỏ nguyên nhân.

    Phụ huynh cũng lưu ý các con học thuộc số điện thoại của người thân
    Phụ huynh cũng lưu ý các con học thuộc số điện thoại của người thân




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy