Top 10 Nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi phạt trẻ
Kỉ luật là một trong những hình thức giáo dục trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần nắm được những nguyên tắc cơ bản khi phạt con để đảm bảo không phản tác dụng. Bạn hãy ... xem thêm...tham khảo top các nguyên tắc mà Toplist.vn chia sẻ dưới đây để tìm ra cách giáo dục con tốt nhất.
-
Rất nhiều cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trong quá trình dạy dỗ con cái. Vấn đề này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân quan điểm không đồng nhất. Vậy nên ghi nhớ đầu tiên chính là khi bạn có ý định phạt con, bạn cần bàn bạc và thống nhất với chồng (vợ) về quan điểm.
Cả cha và mẹ đều cần thái độ cương quyết, cứng rắn khi giáo dục con cái thì mới có kết quả như ý. Bạn đừng bao giờ lầm tưởng rằng khi bạn nổi giận, phạt con, có một người trong gia đình sẽ đứng lên "bảo vệ" bé là điều hay ho bởi cách làm này chỉ khiến trẻ cứng đầu và khó sửa chữa các hành vi sai trái hơn bao giờ hết.
-
Bất cứ phương pháp giáo dục con cái nào cũng cần có những nguyên tắc nhất định. Ngay cả khi bạn muốn phạt con khi bé có những thái độ sai, bạn cũng cần có nguyên tắc.
Bạn hãy giải thích và để bé hiểu cách dạy dỗ của mình, khi con phạm lỗi con cần chịu trách nhiệm về những hành động của mình và phải thực hiện đúng nguyên tắc cha mẹ đã đề ra. Khi cha mẹ nhắc nhở và thiết lập các nguyên tắc ngay khi con còn nhỏ thì càng có tác dụng về lâu dài. Bởi trẻ càng lớn càng khó bảo hơn.
-
Đòn roi cũng là một trong số cách xử lí của cha mẹ khi phạt con. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cách dạy con này bởi nếu không thận trọng chúng sẽ phản tác dụng. Roi vọt trong những trường hợp cần thiết sẽ có tác dụng giáo dục trẻ, ngược lại nếu bạn quá lạm dụng chúng sẽ gây ra những tâm lí ức chế và sự tổn thương cho con.
Khi con mắc lỗi, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và nếu cảm thấy thực sự cần đánh đòn bé thì bạn tuyệt đối không làm trong lúc nóng giận. Cha mẹ hãy nhớ "yêu cho roi cho vọt" đúng thời điểm mới phát huy được tác dụng với những đứa trẻ ương bướng.
-
Một trong những lưu ý cho cha mẹ trong cách giáo dục con bằng kỉ luật đó là tình yêu. Tức là, bạn cần xuất phát từ tình yêu với trẻ. Hãy ôm con vào lòng và nói cho bé biết tại sao bạn phải kỉ luật bé.
Bạn hãy giải thích lí do và những mong muốn của mình mỗi lần bắt buộc phải áp dụng kỉ luật với con. Làm như vậy, con cái sẽ cảm nhận được tình cảm bạn dành cho chúng và đôi khi chính sự chân thành của bạn sẽ khiến bé ngoan hơn.
-
Không phải đứa trẻ nào cũng hư đốn. Đôi khi, hoàn cảnh khiến con bạn có những hành động nông nổi, nhất thời và khiến bạn buồn phiền. Khi đó, bạn sẽ nghĩ đến một hình thức phạt con.
Nhưng bạn hãy ghi nhớ một nguyên tắc khi bạn phạt trẻ là hãy thật tỉnh táo. Sự tỉnh táo sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân con mắc lỗi và có hình phạt phù hợp. Bạn đừng bao giờ nóng giận nhất thời mà quy chụp lỗi lầm cho trẻ, bởi làm như vậy sẽ khiến sự tổn thương về tâm lí và thể xác của trẻ sâu sắc hơn bao giờ hết.
-
Trẻ em thường có xu hướng bướng bỉnh, chống đối khi bị cha mẹ đối xử không đúng. Đặc biệt, khi con bị cha mẹ phạt "oan" con sẽ có tâm lí ức chế và thường có những hành động tồi tệ hơn.
Làm cha mẹ, bạn hãy học cách tìm hiểu suy nghĩ và tâm lí của con, đừng bao giờ để trẻ rơi vào tình trạng ức chế và oan uổng. Sự kiên nhẫn của bạn chính là giải pháp tốt nhất để thấu hiểu tâm sự và suy nghĩ của con cái. Bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu và tự đặt mình vào hoàn cảnh của con để hiểu con hơn.
-
Sau mỗi lần bị cha mẹ phạt, trẻ thường có tâm trạng buồn bã, muốn ở một mình thậm chí là muốn xa lánh tất cả. Trong thời điểm nhạy cảm này, cha mẹ cần khéo léo và kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của con.
Bạn hãy cho con khoảng thời gian cần thiết để chúng tự suy nghĩ lại những việc làm sai trái của mình. Với những trẻ dưới 2 tuổi, khoảng thời gian này thường diễn ra ngắn hơn nên cha mẹ có thể ôm ấp vỗ về và làm trẻ phân tâm để chúng nhanh ổn định tâm lí. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên tôn trọng không gian riêng của con.
-
Bình tĩnh và kiên quyết giải thích hậu quả nếu họ không cư xử. Ví dụ, nói với con rằng nếu con không nhặt đồ chơi của mình, bạn sẽ cất chúng đi cho đến hết ngày. Và hãy làm như thế nếu con vẫn không tuân thủ quy tắc.
Đừng bỏ cuộc bằng cách cho con chơi trở lại sau một vài phút, nếu làm như vậy thì tất cả mọi quy tắt bạn đưa ra trẻ sẽ không tuân theo, trẻ biết mẹ sẽ cho qua, trẻ sẽ không học được hậu quả từ các hành động chưa đúng của mình. Nhưng hãy nhớ, không bao giờ lấy đi thứ gì đó mà con bạn thực sự cần, chẳng hạn như một bữa ăn.
-
Lắng nghe là một khâu vô cùng quan trọng, khi mọi mâu thuẩn xung đột. Hãy để con bạn hoàn thành câu chuyện trước khi giúp giải quyết vấn đề. Theo dõi thời gian khi hành vi sai trái có khuôn mẫu, giống như nếu con bạn cảm thấy ghen tị. Nói chuyện với con của bạn về điều này thay vì chỉ đưa ra hậu quả.