Top 6 Lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer

Triệu Triệu Thành 43 0 Báo lỗi

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa hết sức đa dạng và phong phú được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Điểm riêng biệt và độc đáo của người Khmer đó là mọi sinh hoạt ... xem thêm...

  1. Chôl Chnăm Thmây (Chôl có nghĩa là vào, Chnăm Thmây nghĩa là năm mới), hay còn gọi là lễ chịu tuổi, vì Tết đến là mỗi người đều thêm một tuổi. Giống như Tết Nguyên Đán của người Việt, đây là Tết cổ truyền lớn nhất trong năm của dân tộc Khmer. Tết năm mới - Chôl Chnăm Thmây được tổ chức trong ba ngày, vào tháng "chét" (tháng 5 theo lịch Khmer), tức là ngày 13,14 và 15 tháng Tư dương lịch - mùa mưa, mùa sản xuất nông nghiệp bắt đầu.


    Người Khmer là tin đồ đạo Phật nên gia đình nào cũng chuẩn bị bánh tét, bánh ngọt, trái cây dâng vào Chùa để cúng Phât và để sư sãi cùng khách dùng. Người Khmer thường đưa cả gia đình vào Chùa những ngày này, vì mọi nghi thức và các sinh hoạt vui chơi đều diễn ra trong Chùa.

    • Trong đêm giao thừa, nhà nào cũng đốt đèn, thắp hương làm lễ đưa "Têvôđa" cũ và rước "Têvôđa" mới ( Têvôđa là vị tiên trời sai xuống để chăm lo cho dân chúng trong một năm).
    • Ngày Chôl Sangkran Thmây: Ngày thứ nhất, lễ rước đại lịch - mọi người đội cỗ lên Chùa.
    • Ngày Wonbơf: Ngày thứ hai, lễ dâng cơm và đắp núi cát, mọi người làm cơm dâng lên mời các sư, sãi vào buổi sáng, trưa. Buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát với mong ước phúc lành, ước vọng cầu mưa.
    • Ngày Lơng Săk: Ngày thứ ba, lễ tắm tượng Phật, với mong ước gột rửa những điều không may của năm cũ, đón năm mới vạn sự như ý. Bên cạnh đó họ còn có tục té nước - biểu hiện ước mơ trời mưa xuống để lấy nước cày cấy.
    Lễ tắm tượng Phật trong Lễ hội Chôl Chnăm Thmây
    Lễ tắm tượng Phật trong Lễ hội Chôl Chnăm Thmây
    Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

  2. Lễ hội Sen Đônta (Lễ cúng ông bà) là lễ lớn thứ nhì của toàn thể dân tộc Khmer, được tổ chức trong ba ngày từ 29 tháng 8 đến hết ngày 1 tháng 9 âm lịch. Lễ có ý nghĩa giống như Lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "xá tội vong nhân", nhằm mục đích tụng kinh cầu siêu, cầu phước cho linh hồn thân nhân quá vãng.


    Theo phong tục, người Khmer không tổ chức làm giỗ cho người chết giống người Việt, bởi đối với họ việc thờ cúng tổ tiên không quan trọng, họ tin rằng không có mối quan hệ nào giữa người sống với người đã chết. Họ tổ chức lễ Đônta nhằm cầu siêu cho linh hồn người chết chứ không cầu mong người chết phù hộ độ trì.


    Trong ba ngày diễn ra của hội Đônta sẽ có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán được diễn ra

    • Ngày thứ nhất, các gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa khang trang, dọn cơm để người trong gia đình cúng ông bà, buổi chiều tắm rửa sạch sẽ để mời linh hồn vào Chùa nghe sư tụng kinh.
    • Ngày thứ hai, sau khi ở Chùa một ngày một đêm, đến chiều mọi người cùng rước ông bà từ Chùa về nhà để mời cơm, sum vầy cùng con cháu.
    • Ngày thứ ba, tiếp tục chuẩn bị thức ăn, bánh trái để cúng tiễn đưa linh hồn ra đi.
    Ngày thứ nhất - mời linh hồn vào Chùa nghe sư tụng kinh
    Ngày thứ nhất - mời linh hồn vào Chùa nghe sư tụng kinh
    Lễ hội Sen Đônta
  3. Lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng trăng) hay còn gọi là Lễ Đút cốm dẹt. Đây là một lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 10 âm lịch nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng - vốn là người Khmer coi như một vị thần điều hòa thời tiết cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt trong năm.


    Thức cúng đặc biệt trong lễ này đó chính là cốm dẹt. Vào đúng đêm 15 tháng 10, trước khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu, mọi người sẽ tập trung tại sân chùa, sân nhà, hoặc một khu đất trống, nơi mà dễ dàng quan sát được mặt trăng. Vật cúng gồm có cốm dẹt và các loại nông sản đặc trưng của người Nam Bộ như dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, bánh kẹo,... Khi cúng xong, các cụ gọi trẻ em đến, ngồi chắp tay hướng lên mặt trăng, rồi lấy cốm dẹt cùng đồ cúng khác đút vào miệng trẻ, còn tay kia đấm lưng hỏi các em muốn gì. Vì thức ăn ở đầy trong miệng, em đó sẽ phát âm không rõ ràng, những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả tốt, xấu trong năm sau.


    Trước lễ cúng trăng, tức là chiều ngày 15 tháng 10, người Khmer sẽ tổ chức lễ đua ghe ngo trên sông Maspero tại thị xã Sóc Trăng. Đồng bào tổ chức đua ghe ngo để tưởng nhớ tới dấu vết của Đức Phật để lại trên bờ cát sông Nimôta (Yômol, nước Lào), hoặc tưởng nhớ một chiếc răng của Đức Phật được vua loài Naga giữ.


    Lễ cúng trăng - Ok Om Bok
    Lễ cúng trăng - Ok Om Bok
    Lễ đua ghe ngo của lễ hội Ok Om Bok tại Sóc Trăng
  4. Lễ Chôl Vôsa, hay còn gọi là Lễ Nhập hạ. Đây là một lễ hội quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 6 âm lịch. Người Khmer tổ chức lễ này với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc. Lễ này cũng là dịp bà con dâng các vật dụng sinh hoạt cho các sư sãi trong Chùa.


    Lễ Chôl Vôsa diễn ra trong 3 tháng (từ 15/6 - 15/9 âm lịch), nhưng những hoạt động quan trọng chỉ được thực hiện trong 2 ngày chính.

    • Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều, bà con sẽ đem lễ vật đến Chùa để làm lễ. Người ta thắp những cây nến rất lớn ở trong Chùa, làm những ngôi Chùa trở nên lung linh và huyền ảo.
    • Ngày thứ hai, mọi người đem cơm, nước, gạo,... đến Chùa dâng lên các sư để cầu siêu thoát cho người quá cố và cầu cho gia đình bình an, hạnh phúc.

    Lễ Nhập Hạ diễn ra trong 3 tháng mùa mưa, thuận lợi cho việc nuôi trồng và cầy cấy. Lễ hội này cũng được coi là lễ thuần nông gắn với tư tưởng Phật giáo, phù hợp với văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ.

    Đối với người Khmer, Lễ Nhập Hạ vô cung quan trọng
    Đối với người Khmer, Lễ Nhập Hạ vô cung quan trọng
    Lễ Nhập Hạ của người Khmer
  5. Lễ Bon Phnôm Pôn, hay còn gọi là Lễ Ngàn Núi, là nghi lễ làm phước của người Khmer với mục đích xin lỗi thú vật tha thứ cho con người. Người Khmer quan niệm rằng con người đều có lỗi với mọi sinh vật vì đã đuổi giết chúng đẻ ăn thịt bảo vệ mùa màng, bảo vệ sức khỏe,... Họ sợ rằng, khi con người qua đời, các loài thú sẽ đến trả thù và kéo linh hồn người chết xuống địa ngục. Do đó, đồng bào tổ chức Lễ Bon Phnôm Pôn. Lễ hội được tổ chức mùa hạ, mùa khô ráo (khoảng tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch trước khi vào năm mới (Tết Chôl Chnăm Thmây) một hai tháng.


    Đầu tiên để tiến hành Lễ Bon Phnôm Pôn, mọi người chọn một khoảng đất trống cất tạm nhà hội để làm lễ. Trước nhà hội là một khoảng sân lớn. Nơi đó, họ dựng bàn thờ, có tượng Phật, chung quanh đắp các núi cát hình vuông, trên núi có cắm cây hoặc tre làm hàng rào. Người Khmer tin rằng, mỗi hạt cát đắp trên núi sẽ giải thoát được một kẻ có tội ở trần thế.


    Buổi lễ bắt đầu, mọi người tập trung tại nhà hôi đọc kinh dưới sự chỉ dẫn của sư sãi. Rồi mọi người cầm một nắm nhang đang cháy đi chung quanh "ngàn núi" và cắm lên các núi đó. Xong, họ tiếp tục vào bàn thờ Phật, cầu mong trời Phật tha thứ cho họ, đừng để các thú vật bị giết bắt tội họ trong kiếp sau.

    Nhà sư dâng cúng núi cát
    Nhà sư dâng cúng núi cát
    Khu đất trống để làm Lễ Bon Phnôm Pôn
    Khu đất trống để làm Lễ Bon Phnôm Pôn
  6. Lễ Kathina hay còn gọi là Lê Dâng y cà sa cho các sư sãi, thời gian tổ chức không nhất định ngày. Theo quy định của Phật giáo Nam Tông, các Chùa chỉ được tổ chức Lễ Dâng y một lần trong năm, khoảng thời gian từ ngày 15/9 - 15/10 âm lịch. Đây là mùa dâng Cà sa của Phật tử đến các vị sư sãi. Cà sa Kathina là chiếc y có màu vàng, là y phục dùng trong quá trình tu hành của các vị sư.


    Vật phẩm dâng lễ ngoài lễ vật là áo cà sa còn có các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cần thiết trong Chùa như: Bát, gạo, thuốc men, thực phẩm,... Trong dịp lễ dâng y diễn ra, y áo và các vật dụng cúng dường khác được Phật tử đặt vào mâm rối đội lên đầu để thể hiện lòng thành kính với tam bảo, sau đó đi diễu hành quanh thôn xóm trước khi đến Chùa. Khi tiến hành lễ dâng y, Phật tử không đưa trực tiếp mà đặt trước mặt sư sãi. Các sư sãi chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.


    Thông thường, khi tổ chức Lễ Kathina, gia đình đó sẽ cúng dường thêm cho các nhà Chùa một số vật dụng trong gia đình như: Tủ lạnh, bàn, ghế, tủ,... để ghi nhận thời gian tổ chức và thể hiện lòng thành kính đối với nhà Chùa.

    Nghi lễ Dâng y
    Nghi lễ Dâng y
    Lễ dâng y kathina tại Chùa Nhu Gia



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy