Top 9 Lễ hội độc đáo mang đậm giá trị văn hóa ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là điểm đến du lịch thu hút đông đảo người dân ở khắp cả nước không chỉ bởi quang cảnh hữu tình mà còn bởi các lễ hội Lạng Sơn vô cùng đắc sắc. Đây là ... xem thêm...

  1. Chùa Tam Thanh nằm trên địa bàn phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn với lễ hội truyền thống nổi tiếng được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng được tổ chức tại chùa Tam Thanh với ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, mạnh khỏe.


    Nét đặc sắc trong lễ hội chùa Tam Thanh là lễ rước kiệu và bài vị danh nhân Ngô Thì Sĩ từ chùa Tam Giáo (động Nhị Thanh) sang chùa Tam Thanh (động Tam Thanh) buổi sáng và rước ngược lại vào buổi chiều. Đoàn rước đi qua một số đường phố chính của thành phố: Nhị Thanh, Trần Đăng Ninh, Tam Thanh, Tô Thị và Lê Hồng Phong. Tại các dãy phố đoàn rước đi qua, bà con nhân dân hai bên đường sắm sửa lễ rất trang trọng để nghênh đón, niềm vui được nhân lên khi các đội múa sư tử và rồng ghé vào múa mừng chúc Tết, chúc xuân mới cho các gia đình. Đoàn rước đi đến đâu được mọi người hò reo, cổ vũ đón chào đến đó. Lễ rước kiệu và bài vị Đốc Trấn Ngô Thì Sĩ từ chùa Tam Giáo sang chùa Tam Thanh dự hội có ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, niềm tự hào về các bậc tiền nhân, anh hùng có công với dân, với nước một cách sâu sắc.


    Tại chùa Tam Thanh, lễ hội được diễn ra với những màn trống hội rộn rã, những màn sư tử nhào lộn, tung múa uyển chuyển, điêu luyện, phối hợp ăn ý với đội múa rồng đã tạo ra một không khí ngày hội tưng bừng và náo nhiệt. Tiếp đó, nhân dân và du khách thập phương cùng vào Chùa dâng hương, nguyện cầu những điều tốt đẹp, vãn cảnh động Tam Thanh và tham dự nhiều trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: tung còn, đẩy gậy, kéo co, cờ tướng… Tất cả tạo nên ngày hội đầy hào hứng, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch tham gia trong dịp đầu xuân.

    Lễ hội chùa Tam Thanh mang tính chất giáo dục truyền thống và sinh hoạt tâm linh, cầu tài lộc, sức khỏe, may mắn, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cùng với các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra trong ngày hội thật tưng bừng, nhộn nhịp chắc chắn sẽ để lại trong lòng mỗi người dân và du khách một chuyến du xuân đầy ý nghĩa.

    Lễ hội chùa Tam Thanh
    Lễ hội chùa Tam Thanh
    Lễ hội chùa Tam Thanh
    Lễ hội chùa Tam Thanh

  2. Lễ hội Lạng Sơn Lồng Tồng là một sự kiện truyền thống diễn ra sau kỳ Tết Nguyên Đán. Lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 4 đến 30 tại Lạng Sơn. Người dân nơi đây tổ chức lễ hội này với hy vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia súc gia cầm đầy chuồng, và cuộc sống làng quê bình an, khỏe mạnh.


    Điểm nổi bật của Lễ hội Lồng Tồng là các nghi thức cúng tế trang nghiêm. Nó thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với thần linh và tự nhiên. Các vị chức sắc và thầy cúng trong làng cẩn thận chuẩn bị lễ vật và tiến hành nghi lễ cầu cúng, thể hiện lòng thành và ước vọng của cả cộng đồng. Ngoài phần nghi lễ, lễ hội Lạng Sơn Lồng Tồng này còn có các hoạt động văn hóa dân gian qua các điệu múa và tiết mục văn nghệ đặc sắc. Có thể kể đến như hát Sli, Then, dân ca,...Tại lễ khai hội, nhân dân và du khách được thưởng thức những màn múa sư tử mèo điêu luyện cùng các tiết mục văn nghệ và màn trình diễn trang phục dân tộc truyền thống của bà con các dân tộc trên địa bàn huyện vô cùng đặc sắc, thú vị.


    Đặc biệt, tại lễ hội lần này du khách còn được tham gia trải nghiệm cuộc thi quay lợn giữa các thôn trên đại bàn xã và tham gia vào nhiều trò chơi truyền thống như: kéo co, ném còn, đẩy gậy… Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến vui chơi, tham gia trải nghiệm. Lễ hội Lồng tồng đã góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa đặc sắc gắn với các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, tạo sức lan tỏa, gắn tình đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân hăng say lao động, sản xuất, xây dựng quê hương phát triển, giàu mạnh.


    Lễ hội Lồng Tồng Lạng Sơn
    Lễ hội Lồng Tồng Lạng Sơn
    Lễ hội Lồng Tồng Lạng Sơn
    Lễ hội Lồng Tồng Lạng Sơn
  3. Lễ hội tại chùa Bắc Nga được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng tại chùa Bắc Nga, thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đây là dịp để người dân và du khách tham gia du xuân và cầu tài cầu lộc. Cũng như cầu nguyện cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Lễ hội là dịp đáp ứng nhu cầu tâm linh, du xuân, ngắm cảnh, vui chơi giải trí và thưởng thức các món ngon đặc sản nơi đây.


    Điểm nổi bật của lễ hội Lạng Sơn này là những nghi thức cúng tế trang trọng diễn ra bên trong chùa, với mong muốn mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân chúng. Phần lễ được chuẩn bị chu đáo gồm nhiều lễ vật như: xôi, gà, lợn quay, mâm ngũ quả để dâng hương cầu khấn âm dương, trình Thánh, trình Tiên cho dân làng được tài lộc, sức khỏe, an lành.


    Phần hội của lễ hội Chùa Bắc Nga mang đến sắc màu văn hóa đa dạng. Màn múa sư tử sôi động và những buổi hát giao duyên trên các triền đồi thu hút hàng nghìn người tham gia. Các điểm độc đáo khác ở lễ hội Lạng Sơn này là cách thưởng thức ẩm thực. Du khách và người dân địa phương thường tập trung thành từng nhóm trên các sườn đồi hay bãi sông để thưởng thức lợn quay cùng các đặc sản ẩm thực khác.

    Lễ hội Chùa Bắc Nga
    Lễ hội Chùa Bắc Nga
    Lễ hội Chùa Bắc Nga
    Lễ hội Chùa Bắc Nga
  4. Lễ hội Lạng Sơn Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm. Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc mang ý nghĩa lịch sử. Đồng thời, là dịp để người dân tưởng nhớ Tuần Tranh - một vị quan có công lớn dẹp giặc. Bên cạnh đó, người dân sẽ thực hiện nghi lễ cầu cúng, hy vọng một năm mới đầy may mắn, no đủ và hạnh phúc.


    Vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch, vào giờ Ngọ, lễ rước bát hương Quan Lớn Tuần Tranh sẽ diễn ra từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ. Ngoài lễ rước kiệu từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ, suốt 6 ngày diễn ra lễ hội, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như cờ người, chọi chim, đẩy gậy, múa sư tử, hát giao duyên... tạo nên không khí vui tươi và sôi động của khu phố vào ngày đầu xuân.


    Ngoài các nghi lễ tâm linh, lễ hội Lạng Sơn Tả Phủ này còn là dịp để thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân gian ở xứ Lạng. Người dân tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát, và nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc. Điều này thể hiện sự gắn kết và niềm tự hào văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để các dân tộc ở Lạng Sơn gặp gỡ, giao lưu trong ngày đầu năm. Tham gia lễ hội đền Kỳ Cùng, du khách sẽ được đắm chìm trong không khí vui tươi, đồng thời chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa độc đáo và đa dạng của cộng đồng dân tộc xứ Lạng

    Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Lạng Sơn
    Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Lạng Sơn
    Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Lạng Sơn
    Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ Lạng Sơn
  5. Lễ hội Phài Lừa là một lễ hội truyền thống vùng sông nước Bắc Giang, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội gắn liền với truyền thuyết liên quan đến tục thờ Thần Rắn, Thần Sông. Để ghi nhớ công ơn của Thần, cứ 3 năm 1 lần (năm nhuận), vào ngày 4 tháng Tư Âm lịch, thời điểm thần Rắn về thăm cha mẹ, dân làng lại long trọng tổ chức lễ hội Phài Lừa.


    Lễ hội Phài Lừa diễn ra trong phạm vi các thôn: Nà Ven, Nà Nát và phố Văn Mịch, xã Hồng Phong. Sáng ngày mùng 4, các bô lão và nhân dân 9 thôn dọc bờ sông trong xã gồm: Nà Ven, Khuổi Khuy, Nà Buổn, Nà Nát, Nà Háng, Nà Kít, Vằng Phja, Kim Đồng và phố Văn Mịch mang lễ vật, tập trung tại đình Ông, đình Bà để làm lễ với cầu mong Thần Rắn phù hộ cho mọi người được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, thuyền bè được đầy tôm, đầy cá...


    Phần hội sau đó là màn trình diễn sức mạnh của các trai làng qua những cuộc thi tài năng. Có thể kể đến như bắt vịt, đua bè thuyền,… Bên cạnh đó, lễ hội Lạng Sơn Phài Lừa còn là dịp để du khách thưởng thức những làn điệu sli, lượn đặc trưng của dân tộc Tày-Nùng. Đây là một phần quan trọng trong di sản văn hóa âm nhạc của vùng Lạng Sơn. Lễ hội Phài Lừa góp phần tạo sự liên kết cộng đồng làng bản, dân tộc; là cơ hội để biểu dương sức mạnh, sự đồng thuận trong tư duy nhận thức của cư dân bản địa; phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, đáp ứng nhu cầu giao lưu, giải trí, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của cộng đồng.

    Lễ hội Phài Lừa
    Lễ hội Phài Lừa
    Lễ hội Phài Lừa
    Lễ hội Phài Lừa
  6. Nằm trong các lễ hội dân gian truyền thống của quê hương Xứ Lạng, lễ hội Bủng Kham thuộc xã Đại Đồng, huyện Tràng Định được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội này thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh và mong ước một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Hoạt động ấn tượng nhất của lễ hội là nghi thức gieo lộc và thụ lộc đầu năm.


    Theo truyền thuyết, Bủng Kham là nơi có phong cảnh hữu tình, nơi có nàng tiên giáng thế đã đi vào cõi tâm linh. Chính vì vậy, ai cũng mong muốn đến ngày hội được dâng lên thần tiên những sản vật do chính mình làm ra và cầu mong thần tiên phù hộ, ban lộc, ban tài, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.


    Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú và độc đáo như lễ cúng các thần của thầy Mo, hát sli, lượn giới thiệu về các mâm cỗ của những chàng trai, cô gái, cấy lúa tượng trưng, gieo lộc, thụ lộc...Lễ hội Bủng Kham là lễ hội truyền thống của người dân xứ Lạng, lễ hội đã đáp ứng được đời sống tinh thần và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương đến tham dự và mong cầu sự an lành, hạnh phúc trong cuộc sống.

    Lễ hội Bủng Kham
    Lễ hội Bủng Kham
    Lễ hội Bủng Kham
    Lễ hội Bủng Kham
  7. Lễ hội Đầu Pháo bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng hàng năm bằng việc rước kiệu từ đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) lên đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ), kết thúc vào ngày 27 tháng Giêng, sau khi đã diễn ra hội cướp đầu pháo cùng nhiều trò chơi dân gian khác và rước kiệu từ đền Tả Phủ về đền Kỳ Cùng.


    Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa được tổ chức từ thế kỷ XVII, gắn với một truyền thuyết lịch sử thể hiện lòng nghĩa hiệp của viên tướng thời Hậu Lê là Thần Công Tài đối với một viên quan nhà Trần là Tuần Tranh. Vì cảm phục lòng nghĩa hiệp của ông Thân Công Tài đã có công viết sớ về tâu với Vua để minh oan cho ông Tuần Tranh nên hàng năm nhân dân địa phương đã mở hội rước ông Tuần Tranh (từ đền Kỳ Cùng) lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ).

    Lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa diễn ra với quy mô, hình thức và nội dung phong phú, ngoài nghi thức rước kiệu còn có các trò chơi, trò diễn như múa sư tử, chơi cờ người, hát giao duyên (sli, lượn)... đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo nhằm đem lại may mắn và hạnh phúc trong cả năm.

    Với ý nghĩa truyền thống lịch sử, đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian hấp dẫn trong lễ hội đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa đến tham dự, tạo nên không khí nhộn nhịp vui tươi cho cả một vùng thành phố trong những ngày xuân.

    Lễ hội Đầu Pháo
    Lễ hội Đầu Pháo
    Lễ hội Đầu Pháo
    Lễ hội Đầu Pháo
  8. Lễ hội đền Vua Lê diễn ra hàng năm vào ngày 23 tháng Giêng tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn là một trong những lễ hội Lạng Sơn đặc sắc và có quy mô lớn nhất. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân những bậc danh nhân, anh hùng dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị lịch sử oai hùng của dân tộc. Lễ hội Lạng Sơn này bắt đầu lễ khai mạc rộn ràng với màn múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ.


    Lễ hội diễn ra nghi thức dâng hương thành kính lên 2 vị vua Lê và sau đó là các chương trình giao lưu văn nghệ cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. Đến Lạng Sơn và tham gia vào lễ hội đền vua Lê, bạn sẽ được thưởng thức điệu múa sư tử cùng làn điệu hát then, đàn tính. Bạn cũng có thể tham gia vào các trò chơi thú vị như: đẩy gậy, đánh cờ…


    Tiếp theo là chương trình văn nghệ với những màn hát, múa mang đậm bản sắc dân tộc. Có thể kể đến như tiết mục hát then, đàn tính,… Sau tiếng trống khai hội, người dân cùng du khách thập phương nô nức vào đền dâng hương, cầu nguyện cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Lạng Sơn tại Đền Vua Lê hội tụ cả yếu tố tâm linh và hoạt động nghệ thuật độc đáo.

    Lễ hội đền vua Lê
    Lễ hội đền vua Lê
    Lễ hội đền vua Lê
    Lễ hội đền vua Lê
  9. Lễ Hội Ná Nhèm Lạng Sơn được tổ chức với mục đích cúng tế Thành Hoàng và tục hèm đánh trận mô tả lại quá trình chống giặc giữ làng của người dân. Các thành viên trong lễ hội sẽ bôi nhọ lên mặt để tái hiện hình ảnh của khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn”. Đây là quan niệm của đồng bào về linh hồn và thế giới tâm linh để đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây tai họa, dịch bệnh cho họ cùng gia đình, người thân của họ.


    Đặc biệt, lễ hội còn diễn ra với nhiều nghi thức quan trọng, gồm nghi thức rước kiệu cung tiến lễ vật là tàng thinh (của quý nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ) với mong ước sinh sôi, con đàn cháu đống. Cùng với các hoạt động nghi lễ trong Lễ hội Ná Nhèm còn có rất nhiều trò chơi trò diễn đặc sắc như: Trò đánh trận tập và tiến cống lễ vật, Sau trò này trong lễ hội Ná Nhèm còn tổ chức them trò Trò Sỹ - Nông - Công Thương; Ngư – Tiều – Canh – Mục ( kén dâu, kén rể); đánh đu, đánh cờ… nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giao lưu văn hóa của cộng đồng.

    Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng nên thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc. Đồng thời thể hiện một quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa người Tày và người Việt, văn hóa Tày và văn hóa Trung Hoa. Chính sự độc đáo này đã tạo sự tò mò và thu hút rất đông du khách tham dự.
    Lễ hội Ná Nhèm
    Lễ hội Ná Nhèm
    Lễ hội Ná Nhèm
    Lễ hội Ná Nhèm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy