Top 15 Loại cây cảnh giúp khử độc tốt nhất cho ngôi nhà của bạn

Miu Lee 3874 0 Báo lỗi

Trồng cây xanh trong nhà không những giúp cho không gian nhà ở thêm đẹp, mà còn giúp thanh lọc không khí. Nhờ đó, để không khí luôn trong lành, đảm bảo sức ... xem thêm...

  1. Top 1

    Lan ý

    Nói về các loại cây cảnh giúp lọc khí độc thì có lẽ lan ý vẫn không có đối thủ. Đây là loại cây trồng làm cảnh quen thuộc ở Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp nó ở các công ty, văn phòng và cả nhà ở. Lan ý được yêu thích bởi những bông hoa trắng có hình dáng đặc biệt lấp ló sau tán lá xanh, chậu lan ý thường được đặt ở thềm cửa tạo điểm nhấn cho căn nhà. Lan ý giúp hấp thụ formaldehyde, benzen trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.


    Cây lan ý khi được đặt các thiết bị điện tử còn có tác dụng cân bằng môi trường khí bằng cách hấp thụ các các trường năng lượng bức xạ nhân tạo (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và tivi). Lan ý còn giúp ích rất nhiều cho người mắc những căn bệnh mãn tính như mất ngủ hay cơ thể mệt mỏi. Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn có nhu cầu đem cây xanh vào căn nhà của mình.

    Cây lan ý
    Cây lan ý
    Lan ý
    Lan ý

  2. Phất dụ hay còn gọi là tre may mắn, tre phát tài là loại cây cảnh nhỏ được rất nhiều người yêu thích bởi theo quan niệm của các nước phương Đông, cây phất dụ giúp cho gia chủ may mắn, phát tài. Bản thân cây tre luôn mang lại nguồn năng lượng rất yên bình và thông thái vào trong ngôi nhà của bạn. Ngoài ra phất dụ còn giúp lọc các loại khí độc như xylene, formaldehyde, trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chống thấm. Với những ích lợi này, còn chần chờ gì mà bạn không mang ngay một cây phất dụ về nhà chứ?


    Cây phất dụ có thể chịu bóng tuy nhiên lại không thích hợp để trong bóng râm quá lâu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Ngoài ra cây này không chịu được rét, nhiệt độ phát triển phù hợp là khoảng từ 20 - 28 độ C. Vào mùa Hè nếu nhiệt độ cao quá hoặc vào mùa Đông nhiệt độ quá thấp cây rất dễ rơi vào trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ đông. Do đó, vào mùa Đông nên chuyển cây vào trong nhà, điều chỉnh nhiệt độ vào khoảng 10 - 20 độ C. Nên cung cấp lượng ánh sáng vừa đủ cho cây khi có ánh nắng nhưng nhớ kỵ ánh nắng gay gắt.

    Cây phất dụ
    Cây phất dụ
    Phất dụ
    Phất dụ
  3. Cây lưỡi hổ vừa là cây cảnh trang trí vừa có khả năng cải thiện không khí. Cây có khả năng thanh lọc không khí tốt, hấp thu các khí độc, khói bụi trong không khí. Cây còn có khả năng hấp thụ các khí độc gây ung thư như: Formaldehyde và Nitrogen Oxide, hấp thu bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại…Một chậu lưỡi hổ nhỏ đặt trong phòng khách hoặc phòng tắm sẽ giúp ích rất nhiều cho gia đình của bạn.

    Trong phong thủy cây lưỡi hổ được biết đến với khả năng xua đuổi tà khí và những điều không may mắn. Cây lưỡi hổ cũng được xem là một món quá tặng ý nghĩa mang lời cầu chúc may mắn đến bạn bè, người thân, đối tác… nhân các dịp đặc biệt. Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh nhỏ được nhiều người yêu thích bởi theo quan niệm về phong thủy, lưỡi hổ mang đến tài vận dồi dào cho gia chủ. Cây lưỡi hổ còn giúp lọc các khí độc như formaldehyde, loại khí độc bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân.

    Cây lưỡi hổ
    Cây lưỡi hổ
    Cây lưỡi hổ
    Cây lưỡi hổ
  4. Nói đến cọ người ta thường nhớ đến những cây thân gỗ cao to, tán rộng trồng nhiều trong các khuôn viên. Tuy nhiên hiện nay người ta lại rất ưa chuộng một giống cọ nhỏ được trồng trong nhà. Cọ cảnh lọc được benzen và formaldehyde - chất độc được giải phóng từ các đồ vật trong phòng ngủ và phòng khách cũng như trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô.


    NASA cho biết cọ cảnh là một trong những “bộ máy” có khả năng lọc bỏ benzene và tricloetylen có trong không khí khá tốt. Cọ lá tre có nhu cầu lớn về độ ẩm và nên được trồng ở nơi râm mát, thích hợp trồng trong nhà, vừa làm cảnh vừa điều hòa không khí. Với tán lá to đẹp, sang trọng, cọ cảnh được tin rằng có khả năng sinh tiền tài và giữ của cho người trồng.

    Cây cọ cảnh
    Cây cọ cảnh
    Cọ cảnh
    Cọ cảnh
  5. Xương rồng càng cua hay còn gọi là lan càng cua là loại cây dễ trồng, chịu được thời tiết khắc nghiệt, hoa của chúng có nhiều màu sắc và khá lâu tàn nên được nhiều người yêu thích. Đây là loại cây cảnh có khả năng loại trừ chất formaldehyde trong đồ gỗ như bàn, ghế, tủ... Một điểm đặc biệt nữa khiến cho xương rồng càng cua được yêu thích chính là nó thải ra khí oxi vào ban đêm trái ngược với những loại cây khác nên rất thích hợp để mang vào phòng ngủ.


    Cây xương rồng càng cua thích hợp trồng chậu để bàn trang trí bàn ăn, bàn khác, bệ cửa sổ… Cây cũng được trồng chậu treo vì thân có dáng rũ uốn cong xuống treo nơi cửa sổ,ban công để tô điểm thêm cho không gian trên cao. Xương rồng càng cua là cây hoa cảnh đẹp với nhiều màu sắc hoa, đây thật sự là loài hoa đáng để bạn sở hữu cho riêng mình.

    Xương rồng càng cua
    Xương rồng càng cua
    Xương rồng càng cua
    Xương rồng càng cua
  6. Thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài, phất dụ thơm là loài cây rất được ưa chuộng dùng để trưng bày trong không gian sống nhà ở, văn phòng với hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, đem đến vận may tiền bạc. Một chậu thiết mộc lan cạnh nhà có thể giúp không gian sống của bạn trở nên trong lành hơn.


    Không chỉ giúp nhà bạn hương sắc ngào ngạt, mà cây thiết mộc lan còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có thể lọc bỏ các độc tố gây ô nhiễm không khí, hấp thụ monooxide de carbone rất hiệu quả. Ngoài ra cây còn hút được cả benzene, toluene, formallhelyde, mang đến nguồn không khí trong lành và duy trì sức khỏe cho các thành viên trong nhà.

    Thiết mộc lan
    Thiết mộc lan
    Thiết mộc lan
    Thiết mộc lan
  7. Ngũ gia bì là loại cây cảnh xanh quanh năm được trồng rất nhiều tại các văn phòng và trong nhà. Không chỉ làm cảnh, ngũ gia bì còn giúp xua đuổi muỗi và chữa một số bệnh mãn tính như đau nhức xương khớp, mất ngủ, các bệnh về da liễu... Ngoài ra loại cây này còn có khả năng lọc khí fomaldehyde rất tốt nên thích hợp trồng trong nhà.


    Nghiên cứu cho thấy ngũ gia bì có những tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa. Trong Đông y, nó là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt...

    Cây ngũ gia bì
    Cây ngũ gia bì
    Ngũ gia bì
    Ngũ gia bì
  8. Trúc mây nằm trong số những cây cảnh dễ chăm sóc nhất, được trồng thành các chậu lớn bài trí ở đại sảnh, phòng hội nghị, hoặc các chậu nhỏ bài trí ở các phòng họp, hành lang nơi có nhiều người qua lại. Nó cũng được trồng khá nhiều ở sân vườn nhà thậm chí là trong phòng khách. Là một trong những cây xanh văn phòng cải thiện không khí tốt nhất, cây trúc mây có tác dụng lọc chất độc rất có hại cho hệ hô hấp của con người và chất formaldehyde chỉ sau thiết mộc lan.


    Cây trúc mây lọc tốt amoniac, một chất rất độc hại đối với hệ hô hấp của con người. Chất này là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm. Đây là cây ưa sáng hoạc chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc.

    Cây trúc mây
    Cây trúc mây
    Trúc mây
    Trúc mây
  9. Cây sung cao su (Rubber plant - Ficus robusta) loại cây có lá to, tròn dai như cao su, mọc cao 2,4m, chịu được trong râm hoặc ngoài nắng. Cây có khả năng hấp thụ tốt nhất độc tố formaldehyd, đồng thời trung hòa formol thường có trong keo dán, các lớp cách nhiệt, tăng độ ẩm không khí. Thích hợp đặt trong văn phòng lớn, phòng họp, tiếp khách, tổ chức tiệc hay ngoài sân vườn…


    Sung cao su là một loại cây rất có lợi cho bầu không khí trong nhà của bạn. Ngoài việc là một cây cảnh có giá, sung cao su còn giúp ích rất nhiều trong việc loại bỏ hoàn toàn mùi formaldehyde khó chịu. Sung cao su khá dễ trồng lại không cần nhiều ánh sáng nên có thể đặt trong phòng khách tạo một điểm nhấn cho căn phòng của bạn.

    Cây sung cao su
    Cây sung cao su
    Sung cao su
    Sung cao su
  10. Nha đam là một loại cây cảnh vô cùng quen thuộc ở nước ta, ngoài chức năng làm cảnh, nha đam còn giúp chị em phụ nữ có một làn da mịn màng, nó còn giúp chữa lành vết thương, vết bỏng, côn trùng đốt và là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Ngoài những công dụng quen thuộc này, nha đam còn được biết đến như một công cụ làm sạch không khí trong nhà.


    Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde, aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit... đây đều là những chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một vài chậu nha đam nho nhỏ bên cửa sổ sẽ giúp căn nhà đẹp hơn và không gian sống của bạn cũng dễ chịu hơn rất nhiều.

    Cây nha đam
    Cây nha đam
    Nha đam
    Nha đam
  11. Dương xỉ còn có tên gọi khác là ngọc dương xỉ hay quyết lá xoăn. Nó có thân mềm, gốc có bẹ ôm thân, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu. Cây này dễ thích nghi với mọi môi trường. Nó còn giúp chúng ta thư giãn khi đầu óc khi căng thẳng. Do đó, mỗi gia đình nên trồng một chậu cây dương xỉ trong nhà.


    Khí formaldehyde trong không khí xung quanh thường thoát ra từ những vật dụng sơn tường, sơn bàn ghế gỗ, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm vải… Đặc biệt ở văn phòng làm việc, các loại máy móc như máy tính, máy photocopy, máy in… thải ra nhiều các khí độc như formandehyde, xylen, toluen…độc hại cho đường hô hấp và hệ thần kinh của con người. Dương xỉ có khả năng lọc được các khí này, lọc cho không khí quanh bạn trong lành hơn và tăng cường độ ẩm trong phòng.

    Cây dương xỉ
    Cây dương xỉ
    Cây dương xỉ
    Cây dương xỉ
  12. Hoa sen đá (hay còn gọi là hoa đá) là dòng thực vật mọng nước (Succulent) thuộc chi Echeveria. Hiện nay có khoảng 60 họ sen đá với hơn 300 loài, khu vực phân bố chủ yếu là châu Úc, châu Mỹ, và châu Phi. Ngoài ý nghĩa của sen đá là tượng trưng cho một tình yêu, tình bạn vĩnh cửu và bền chặt theo thời gian, thì loại thực vật mọng nước này còn ẩn chứa những “siêu năng lực” tuyệt vời bên trong một cái cây nhỏ bé.


    Sen đá là loại cây cảnh để bàn được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn là một loại cây hút bức xạ máy tính. Một chậu sen đá trên bàn làm việc sẽ giúp không gian đẹp hơn và đặc biệt ngăn ngừa các tia bức xạ từ máy tính và các thiết bị điện tử khác. Sen đá có nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau đồng thời lại là loại cây cảnh dễ chăm sóc nên bạn tha hồ lựa chọn cho mình những giống sen đá bắt mắt để trang trí cho căn phòng của bạn.

    Cây sen đá
    Cây sen đá
    Sen đá
    Sen đá
  13. Trầu bà có tên gọi khác là cây sắn dây Hoàng Kim hay Thạch Cam Tử. Loài cây thân cỏ này có tuổi thọ cao và xanh tốt quanh năm. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy nó có lá giống với lá trầu không mà người ta hay ăn trầu, thân dây leo và thường được trồng trong giỏ treo. Cây thường được trồng để trang trí tại nhà, các sảnh tòa nhà, văn phòng, khách sạn với ý nghĩa may mắn. Không chỉ có thế, trầu bà còn là cây hút khí độc với khả năng lọc chất độc từ khí thải của khói thuốc, xăng dầu, tia bức xạ từ thiết bị điện tử… Nó được coi là “nhà vô địch” trong số những cây hút khí độc trong nhà.


    Trầu bà - một cái tên rất phổ biến trong top những loại cây cảnh nên trồng trong nhà. Nhưng ít ai biết được rằng trầu bà chẳng những giúp lọc không khí mà nó còn hấp thụ cả các chất phóng xạ từ máy tính, TV, máy in… Với không gian nhỏ hẹp, trầu bà sẽ là lựa chọn thích hợp. Bạn chỉ việc để các nhánh của nó rủ xuống nhẹ nhàng từ nóc tủ hay trên bàn làm việc sẽ tạo ra một khung cảnh mềm mại. Thế nhưng trong phong thủy, ý nghĩa mà nó mang lại không hề “mềm mại” đến thế. Ngược lại, trầu bà là biểu trưng cho sự thành đạt, thăng tiến trong sự nghiệp như chính cái cách mà các nhánh của nó vươn dài không ngừng nghỉ.

    Cây trầu bà
    Cây trầu bà
    Trầu bà
    Trầu bà
  14. Cây vạn niên thanh có lá rất bắt mắt với màu trắng gần thân lá nổi bật trên nền xanh của lá, lá mềm xanh quanh năm, cây có rễ chùm nên rất dễ sống và phát triển, thân cây sống lâu năm cứng và có vòng xung quanh mỗi vòng là một bẹ lá đã rụng, cây có hoa màu trắng nhưng thường ít thấy vì trong điều kiện mát ít khi cây ra hoa.


    Vạn niên hay còn gọi là vạn niên thanh leo là một trong những loại cây hút khí độc dễ trồng và chăm sóc. Cây này có thể lọc cực tốt các khí độc như benzen và formaldehyde. Đặc biệt, vạn niên không cần nhiều ánh sáng, vẫn sinh trưởng tốt trong bóng râm nên thích hợp đặt trong văn phòng, trong phòng khách hay sảnh tòa nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vạn niên là cây hút khí độc nhưng cũng là cây có độc. Vì vậy, cây cần được giữ xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

    Cây vạn niên thanh
    Cây vạn niên thanh
    Vạn niên thanh
    Vạn niên thanh
  15. Cây thường xuân hay còn có tên gọi khác như Trường Xuân, cảnh dây Nguyệt Quế, dây Thường Xuân, dây lá Nho hay cây Vạn Niên…Từ trước tới giờ cây luôn được mọi người ưa thích vì được ví như một bộ máy lọc không khí trong nhà. Thường Xuân có thể hấp thụ được những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc. Cây thường xuân mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ. Cây mọc dạng rủ, lại thích hợp điều kiện trong nhà vì thế cây rất phù hợp để trang trí trong phòng, quán cà phê, quán hát, phòng nghỉ, phòng họp, nhà hàng, khách sạn…


    Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt. Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

    Cây thường xuân
    Cây thường xuân
    Cây thường xuân
    Cây thường xuân




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy