Top 10 Loại đồ uống nhất định không được dùng để uống thuốc

Mộc Miên 363 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống con người, dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì thuốc là một dược phẩm không thể thiếu. Thuốc nói chung hay thuốc tây có các dạng như viên nén, ... xem thêm...

  1. Nếu dùng thuốc chung rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho thuốc có những tác dụng rất bất lợi. Trong cuộc vui, người ta thường uống bia. Bia nên gọi cho đầy đủ là rượu bia bởi vì bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực. Chính tác dụng ức chế hệ TKTW, hại gan, hại dạ dày… của rượu mà có nhiều thuốc không được dùng chung với rượu bia. Bởi vì, nếu dùng thuốc chung với việc uống rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. Có tình trạng rất đáng buồn thường xảy ra là nhiều người xem việc uống rượu trong khi dùng thuốc là bình thường.


    Thống kê vào năm 2008 cho thấy, khoảng 64% số người trưởng thành ở Mỹ có uống rượu, song hành với 3,8 tỉ lượt thuốc được kê đơn đến tay người bệnh. Tuy vậy, rất ít bác sĩ lưu ý người bệnh mối liên hệ nguy hại tiềm tàng giữa rượu và thuốc mà họ kê đơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ nhập viện do rượu tăng lên đáng kể. Bạn có biết trong rượu bia có chất ethanol, chất này khi tương tác cùng kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp... có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí có thể tạo ra những phản ứng phụ làm ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, rượu bia cùng những loại thức uống có cồn nên được hạn chế khi dùng để uống thuốc. Đặc biệt là nam giới nên lưu ý và tuyệt đối loại bỏ rượu bia uống cùng thuốc.

    Rượu bia nên cần phải tránh khi uống cùng thuốc
    Rượu bia nên cần phải tránh khi uống cùng thuốc
    Rượu bia không dùng để uống thuốc
    Rượu bia không dùng để uống thuốc

  2. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc sử dụng cà phê chừng mực sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với những người đang sử dụng dược phẩm thì lại khác, cà phê sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc. Nhất là thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp, cơ xương khớp, kháng trầm cảm, các hormone estrogen... Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy những người uống cà phê trong khoảng thời gian ngắn trước hoặc sau khi uống thuốc levothyroxine (điều trị bệnh nhược giáp) thì dược phẩm này bị giảm hấp thu tới 55%, với thuốc loãng xương alendronate sẽ giảm hấp thu tới 60%...


    Trong cà phê có hàm lượng caffein cao. Cà phê càng đậm thì lượng caffeine càng cao, dễ gây ra những tác dụng phụ khi uống cùng thuốc. Một số những phản ứng khi thuốc tây tương tác cùng cà phê như đỏ bừng mặt, rối loạn nhịp tim, khó thở... Vì thế bạn nên tránh tuyệt đối không nên uống cà phê cùng thuốc để tránh có những hệ quả không mong muốn làm tổn hại sức khỏe, tính mạng. Nếu bạn là người nghiện cà phê và không thể bỏ được mỗi sáng thì phải đảm bảo thời gian uống thuốc và uống cà phê cách xa từ 2 - 3 giờ.

    Tuyệt đối không nên uống cà phê cùng thuốc
    Tuyệt đối không nên uống cà phê cùng thuốc
    Tuyệt đối không nên uống cà phê cùng thuốc
    Tuyệt đối không nên uống cà phê cùng thuốc
  3. Top 3

    Sữa

    Sữa là một loại thức uống phổ biến, bổ dưỡng, phù hợp cho mọi đối tượng cũng như lứa tuổi khác nhau. Ai cũng có thể uống sữa, đặc biệt sữa giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực. Tuy nhiên, trong sữa có hàm lượng canxi tương đối cao khi kết hợp cùng một số loại thuốc có thể gây kết tủa, làm mất đi tác dụng của thuốc. Nhiều bậc cha mẹ cho con em mình uống thuốc cùng sữa, điều này có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc. Vì vậy, các bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách thời điểm uống thuốc ít nhất 2 tiếng để không làm mất tác dụng của thuốc. Một số kháng sinh, bao gồm ciprofloxacin có thể vón cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác. Sữa là thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất này. Sự vón cục này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.


    Như bạn đã biết, ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc (canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng lúc với sữa. Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống. Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa.

    Sữa là một trong những thức uống không nên uống cùng thuốc
    Sữa là một trong những thức uống không nên uống cùng thuốc
    Sữa không dùng để uống thuốc
    Sữa không dùng để uống thuốc
  4. Loại nước, lượng nước dùng để uống thuốc đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc do làm thay đổi mức độ hoặc tốc độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc. Nhiều trường hợp thậm chí gây ngộ độc cho người dùng. Lượng nước cần để uống thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế và bản chất của dược chất. Bắt đầu từ miệng, thuốc được đưa xuống thực quản qua ngã ba hầu họng, xuống dạ dày, ruột non... Tại ruột non, thuốc được hấp thu vào máu. Tim sẽ đưa thuốc theo máu phân bố tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó có đích tác dụng. Tiếp theo, thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng không có độc tính hoặc ít độc hơn, dễ tan trong nước hơn và dễ dàng được thải trừ bởi thận qua nước tiểu.


    Rất nhiều người lầm tưởng rằng uống nước ngọt sẽ dễ tiêu hóa, thuốc sẽ hấp thụ tốt hơn. Bạn nên biết rằng, nước ngọt đặc biệt là nước có gas cũng nằm trong danh sách những loại nước không nên uống cùng thuốc. Trong nước ngọt chứa chất bảo quản, chất tạo màu, gas vì vậy khi tương tác cùng thuốc sẽ làm giảm khả năng hấp thu vào cơ thể, có thể tạo ra những tác dụng phụ. Nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống ống tiêu hóa để hấp thu mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa nên hấp thu tốt hơn. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm độc tính của nhiều loại thuốc.

    Bạn cần tránh uống nước ngọt cùng thuốc
    Bạn cần tránh uống nước ngọt cùng thuốc
    Nước ngọt không dùng để uống thuốc
    Nước ngọt không dùng để uống thuốc
  5. Nước ép trái cây có nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống thuốc bạn không nên dùng những loại nước ép để tránh gây ra những tác dụng phụ. Các chuyên gia y tế khuyên mọi người không nên uống thuốc cùng nước ép trái cây. Trong nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, enzyme, khi kết hợp cùng một số loại thuốc như thuốc tim mạch, dạ dày, tiểu đường... có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí có thể gây ra một số phản ứng ngược lại, gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, bạn nên nhớ rằng hãy uống nước trái cây tối thiểu 2 tiếng cách xa thời điểm uống thuốc nhé!


    Nước ép bưởi phản ứng với hơn 40 loại thuốc khác nhau nên bạn dễ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm sau khi dùng thuốc. Bạn không nên sử dụng nước ép bưởi vào buổi sáng hoặc đang dùng thuốc điều trị cholesterol cao, huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim. Uống nước ép nho chung với thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Nguyên nhân là bởi nước ép nho có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc. Bên cạnh đó, nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin... vì những kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit. Trong khi đó, kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.

    Không nên uống thuốc cùng nước ép trái cây
    Không nên uống thuốc cùng nước ép trái cây
    Không nên uống thuốc cùng nước ép trái cây
    Không nên uống thuốc cùng nước ép trái cây
  6. Nước chanh là thức uống cung cấp nhiều vitamin, nhưng không phải ai uống cũng tốt và uống lúc nào cũng có lợi cho cơ thể. Nhiều người còn coi nước chanh như "thần dược" để giảm cân mà không ngờ rằng chính mình đang giết hại sức khỏe của mình. Sử dụng nhiều nước chanh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và kết quả là gây ra loét dạ dày. Axit citric và axit ascorbic trong nước chanh có thể bào mòn men răng của bạn. Mất đi lớp bảo vệ, răng của bạn sẽ chuyển sang màu vàng và có bề mặt thô nhám. Nước chanh còn bị hạn chế khi dùng với thuốc.


    Chanh có chứa hàm lượng lớn axit amin tyramine. Uống quá nhiều nước chanh sẽ làm dưa thừa loại axit amin này trong cơ thể. Axit amin tyramine sẽ khiến máu đột ngột dồn lên não và gây ra các cơn đau nửa đầu. Bên cạnh đó, nước chanh chứa nhiều vitamin C và nồng độ acid citric rất dễ gây tương tác với thuốc. Nước chanh có thể là thủ phạm làm nặng thêm bệnh viêm loét dạ dày, làm giảm tác dụng của những loại thuốc trị bệnh dạ dày, đường ruột. Chính vì thế lưu ý không nên dùng nước chanh để uống thuốc nhé!

    Bạn nên tránh uống thuốc cùng nước chanh
    Bạn nên tránh uống thuốc cùng nước chanh
    Không dùng nước chanh để uống thuốc
    Không dùng nước chanh để uống thuốc
  7. Trong trà cũng chứa chất caffeine, khi uống cùng thuốc có thể gây phản ứng phụ như tăng nhịp tim, tăng huyết áp... Chất Tanin trong trà có thể gây kết tủa, làm mất tác dụng của một số thuốc chứa sắt hoặc alcaloid. Bên cạnh đó, khi dùng nước trà và thuốc có thể gây mất ngủ, lo lắng... Trà được biết là một thảo dược chữa bệnh lành tính, có tác dụng hữu hiệu với sức khỏe và sắc đẹp con người: chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ chống bệnh tim mạch…. Nhưng khi kết hợp với thuốc, trà xanh lại được ví như “khắc tinh”. Axit tannic có trong trà có thể kết hợp cùng với một số chất có trong thuốc sẽ tạo kết tủa và ảnh hưởng đến sự hấp thụ cũng như tác dụng của thuốc.

    Một số nghiên cứu cho thấy, việc dùng nước trà để uống thuốc an thần thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, thậm chí mất tác dụng. Bên cạnh việc không dùng trà để uống thuốc, một số trường hợp cũng hạn chế hoặc tuyệt đối không nên uống trà. Trà có chứa một lượng lớn polyphenol và cafein, đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là có nhiều nhân tố bất lợi, vì vậy phụ nữ có thai không nên hoặc tuyệt đối không sử dụng nước trà. Chất tanin trong trà đặc nóng có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hòa tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt.

    Cần tránh uống các loại trà cùng thuốc
    Cần tránh uống các loại trà cùng thuốc
    Không dùng nước trà để uống thuốc
    Không dùng nước trà để uống thuốc
  8. Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.


    Ai cũng biết rằng nước sâm (nước nhân sâm) là một loại thức uống bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng loại nước này, đặc biệt là uống cùng thuốc. Nhiều trường hợp dùng nước sâm để uống thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên xin ý kiến tư vấn của lương y để có thể sử dụng nước sâm một cách hợp lý.

    Tuyệt đối không uống nước sâm cùng thuốc
    Tuyệt đối không uống nước sâm cùng thuốc
    Không dùng nước sâm để uống thuốc
    Không dùng nước sâm để uống thuốc
  9. Các loại nước uống thể thao là một trong những loại nước không nên uống cùng thuốc. Bởi vì hàm lượng chất khoáng trong đó khá phức tạp, nhiều khi không kiểm soát được nồng độ có thể gây kết tủa với các ion trong thuốc, làm mất đi tác dụng của thuốc. Ngoài ra, trong nước uống thể thao chứa chất bảo quản, chất tạo màu hoặc gas có thể gây những phản ứng phụ như khó chịu, đỏ mặt, hồi hộp... khi uống cùng thuốc.


    Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà (chè) hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh...) hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu! Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.

    Nước uống thể thao không nên uống cùng thuốc
    Nước uống thể thao không nên uống cùng thuốc
    Không dùng nước uống thể thao để uống thuốc
    Không dùng nước uống thể thao để uống thuốc
  10. Trên thực tế, loại nước và lượng nước dùng để uống thuốc chính là một trong những thành tố quan trọng giúp việc hấp thu, phân bố, chuyển hóa và phân giải thuốc đi chữa bệnh cho cơ thể. Nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống ống tiêu hóa mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa nên hấp thu tốt hơn. Đồng thời, việc lựa chọn đúng loại nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm những độc tính không cần thiết.


    Nước dừa là loại nước có nhiều tác dụng với cơ thể, giúp giải nhiệt, cung cấp những dưỡng chất cần thiết vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng. Nhưng nhiều người đang quá lạm dụng nước dừa, thậm chí sử dụng nước dừa để uống kèm với thuốc mà không biết những hậu quả khôn lường có thể gặp phải. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước dừa uống thuốc sẽ gây nguy hại, tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối không sử dụng nước dừa như một chất dung môi dẫn thuốc vào cơ thể.

    Nước dừa không dùng để uống thuốc
    Nước dừa không dùng để uống thuốc
    Nước dừa không dùng để uống thuốc
    Nước dừa không dùng để uống thuốc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy