Sữa
Sữa là một loại thức uống phổ biến, bổ dưỡng, phù hợp cho mọi đối tượng cũng như lứa tuổi khác nhau. Ai cũng có thể uống sữa, đặc biệt sữa giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực. Tuy nhiên, trong sữa có hàm lượng canxi tương đối cao khi kết hợp cùng một số loại thuốc có thể gây kết tủa, làm mất đi tác dụng của thuốc. Nhiều bậc cha mẹ cho con em mình uống thuốc cùng sữa, điều này có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc. Vì vậy, các bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách thời điểm uống thuốc ít nhất 2 tiếng để không làm mất tác dụng của thuốc. Một số kháng sinh, bao gồm ciprofloxacin có thể vón cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác. Sữa là thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất này. Sự vón cục này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.
Như bạn đã biết, ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc (canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng lúc với sữa. Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống. Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa.