Top 10 Loài hoa nặng mùi nhất trên thế giới

Tran Thao 1292 0 Báo lỗi

Trên thế giới bao la rộng lớn, nhắc đến hoa có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp tươi tắn, quyến rũ của nó cùng với nhiều mùi hương khác nhau. Giữa bầu trời xanh ... xem thêm...

  1. Hoa Rafflesia được mệnh danh là vua của các loài hoa, sinh sống trong những khu rừng nhiệt đới của các đảo Java và Sumatra, Indonesia và Malaysia. Đây là loài cây có bông hoa đơn lẻ lớn nhất thế giới. Điểm kỳ lạ của nó là không có rễ, không có thân và không có lá, chỉ đơn độc là một bông hoa có màu đỏ mọng nước như màu thịt sống, đường kính hoa khoảng 0,9 m. Không chỉ có hình dáng vô cùng kỳ lạ mà mùi của loài hoa này cũng thuộc dạng kinh khủng, giống như mùi xác thối, chuột chết. Hiếm, khác lạ, đẹp kỳ lạ- hoa rafflesia là một điều trị thực sự cho những người may mắn, đủ để nhìn thấy nó khi đi du lịch ở Đông Nam Á.


    Khi bông hoa khổng lồ nở rộ, nó phát ra mùi thịt mục nát để thu hút côn trùng- hy vọng duy nhất của rafflesia để sinh sản. Nhờ có mùi thối đặc trưng ấy, bao nhiêu con mồi như ruồi nhặng, côn trùng đã xúm lại tự động làm mồi cho loài hoa tử thần này. Tetrastigma là cây nho duy nhất trên thế giới có thể lưu trữ các endoparasite tạo ra hoa rafflesia. Trong khoảng thời gian một năm, nụ chồi nhỏ nở thành một quả bóng và cuối cùng vỡ thành một bông hoa rafflesia. Để tái sản xuất, một confflesia bắt đầu có mùi như thịt mục nát gần cuối vòng đời của nó. Mùi thu hút ruồi mà vô tình mang phấn hoa đến các loài hoa dại khác. Để làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn, hoa rafflesia là giống lai và thường được tìm thấy trong phạm vi cùng giới tính. Côn trùng không chỉ phải mang phấn hoa đến một con bọ cánh cứng khác, chúng phải mang nó đến người khác giới và làm như vậy trong khoảng thời gian ra hoa ngắn từ ba đến năm ngày! Nếu thành công, hoa rafflesia sẽ tạo ra quả giống rộng khoảng 6 inch và chúng lớn dần với màu sắc khá bắt mắt.

    Hoa Rafflesia
    Hoa Rafflesia
    Hoa Rafflesia
    Hoa Rafflesia

  2. Cùng họ với cây đu đủ, tên khoa học là Asimina triloba- hoa Carica papaya có màu đỏ tía sẫm, rất độc đáo được trồng phổ biến ở miền đông nam nước Mỹ. Hoa thường trổ vào mùa xuân. Thế nhưng bạn đừng bao giờ để vẻ bề ngoài ngộ nghĩnh, xinh đẹp của nó đánh lừa nhé. Bởi mùi hương hoa Carica papaya chẳng dễ ngửi chút nào. Một điều khá ngạc nhiên ở đây là loại hoa thối kia lại cho ra quả cực kỳ ngon, hình dáng tựa như quả xoài mà mùi vị lại giống quả chuối.


    Hoa Carica papayaphát ra mùi khó chịu. Mùi này sẽ thấm vào khu vực mà cây phát triển, và có thể được phát hiện ngay cả trong các mẫu vật khô, cũ. Mùi đặc biệt thu hút ruồi nhặng và bọ cánh cứng đến thụ phấn, sau đó côn trùng sẽ giúp hoa thực hiện việc thụ phấn. Theo ông Robert Raguso, nhà sinh thái hóa học tại Đại học Cornell, New York, Rafflesia: Loài hoa này còn có khả năng tạo ra nhiệt khi phát ra mùi hôi nhằm thu hút côn trùng. Vì vậy chúng hoạt động như một cái bẫy ruồi để đảm bảo thụ phấn vẫn diễn ra bình thường. Hoa chỉ có khả năng sống khoảng một tuần (từ 5- 7 ngày tuổi ) sau đó sẽ khô và chết.

    Hoa Carica papaya
    Hoa Carica papaya
    Hoa Carica papaya
    Hoa Carica papaya
  3. Được biết loài hoa này có tên khoa học là Stapelia gigantea N.E.Br. Là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma Apocynaceae. Loài này được N.E. Br. miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1877. Các tên phổ biến khác được biết tới như Zulu giant (Zulu đại ), carrion plant (cây thối ) và toad plant (cây cóc ghẻ ). Nó có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của Nam Phi đến Tanzania. Tên gọi “carrion plant” cũng dùng để ám chỉ loài Stapelia grandiflora. Thân cây thấp khoảng 20 cm, có màu xanh lá cây mọng nước và dày khoảng 3 cm. Hoa kích thước khủng với đường kính lên tới 25 cm cùng năm cánh lớn rất giống hình con sao biển. Những bông hoa mang màu da vàng nhạt hoặc đỏ, nhăn nheo và có nhiều lông, có thể dài tới 8 mm. Hoa của cây này nở vào mùa thu. Hoa sao biển thối hay còn được gọi là hoa thối, hoa Zulu khổng lồ và tên khoa học gọi là Stapelia gigantea. Đây là một loài hoa khá lớn, bông lớn nhất rộng gần 35cm, có nguồn gốc từ miền Đông Nam châu Phi.


    Hình dáng cùng mùi hương của hoa cũng giống như tên gọi của nó. Bề ngoài của cây tựa như xương rồng, thân cũng mọng nước trong khi hoa có nhiều màu sắc khác nhau, có 5 cánh giống như một ngôi sao khổng lồ. Cánh hoa dày, dai như da thú vật, mang một vẻ đẹp mời gọi khó cưỡng với nhiều đường vân ngang dọc thật nổi bật. Hoa tỏa ra mùi thịt thối rữa để thu hút những con ruồi đến thụ phấn cho chúng. Có một số ý kiến giải thích cho kích thước lớn bất thường của hoa S. gigantea. Đầu tiên, có thể là chúng lớn để thu hút những con ruồi thụ phấn. Sự to lớn và màu sắc của hoa kết hợp với mùi thối đặc trưng sinh ra ảo giác khiến cho ruồi nghĩ rằng đó là một xác chết thực sự và bay đến “thăm quan”. Một số người cũng đề xuất rằng những bông hoa lớn này có thể hoạt động như các bộ tản nhiệt, giống như đôi tai lớn của một con cáo Fennec (Vulpes zerda- là một loài cáo hoạt động về đêm phân bố ở Sahara thuộc Bắc Phi. Tính năng đặc biệt nhất của loài là đôi tai lớn bất thường, phục vụ cho mục đích tản nhiệt. Những bông hoa này có mùi thối của thực vật thối rữa được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ màu trắng tựa như một cái miệng có tác dụng thu hút ruồi và để thụ phấn. Có một điều chắc bạn không bao giờ ngờ đến là người ta lại trồng loài hoa này trong nhà như một loại cây cảnh, bất chấp cả mùi hương "khủng" của nó.

    Hoa sao biển thối
    Hoa sao biển thối
    Một dạng khác Hoa sao biển thối
    Một dạng khác Hoa sao biển thối
  4. Hoa Titan Arum hay còn có tên khác là "hoa xác chết". Là loài hoa với hai điểm nhất: một trong những loài hoa lớn nhất thế giới và được mệnh danh là bông hoa thối nhất thế giới. Hoa có dạng chùm nhưng không phân nhánh có thể cao đến tận 3m, màu sắc giống như thịt thối cho nên thu hút nhiều loài ăn thịt thối và thụ phấn cho cây. Chùm hoa bao gồm một bông mo được cấu thành bởi các hoa nhỏ, có mùi và có một bông mo bao quanh trông giống một cánh hoa lớn. Bông mo có màu xanh bên ngoài, đỏ sẫm bên trong và bề mặt có nhiều nếp nhăn, rỗng bên trong. Thời gian hoa nở là từ 24 đến 48 tiếng và khoảng 4 đến 6 năm cây mới nở hoa một lần. Theo Epoch Times, loài hoa khó ngửi nhất thế giới có mùi thịt thối rữa tên là Titan arum (Amorphophallus titanum).


    Năm 1878, nhà thực vật học Italy Odoardo Beccari là người phương Tây đầu tiên quan sát cây Titan arum ở khu rừng nhiệt đới xích đạo phía Tây Sumatra, Indonesia. Cây Titan arum sau đó được mang về trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Anh và Mỹ. Trồng titan arum không phải là công việc dành cho người thiếu kiên nhẫn. 10 năm sau khi trồng, Titan arum mới nở hoa. Sau đó, nó sẽ ra hoa không đều đặn, vài năm một lần. Cây có một củ ngầm khổng lồ, nặng tới 75 kg. Khi nở, cây trông giống một bông hoa khổng lồ. Cánh hoa màu xanh như một chiếc váy gọi là mo, còn đầu nhọn ở giữa gọi là bông mo. Những cấu trúc này chứa hàng nghìn bông hoa nhỏ, các nhà thực vật học gọi là cụm hoa. Titan arum còn có tên gọi khác là "hoa xác thối" hay "thực vật thối rữa". Mùi hôi thối thu hút nhiều côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng ăn thịt và ruồi. Hoa Titan arum nở tạo ra khá nhiều nhiệt, lên đến 36 độ C, gây ấn tượng cho côn trùng khiến chúng bò trên mo và đẻ trứng vào thứ ngỡ là thịt thối. Quá trình trên giúp vận chuyển và thụ phấn cho cây.

    Hoa Titan Arum
    Hoa Titan Arum
    Hoa Titan Arum
    Hoa Titan Arum
  5. Theo National Geographic, loài hoa mới được định danh là loài A. perrieri, xếp thứ 170 trong giống Hoa Amorphophallus (tiếng Hy lạp nghĩa là Hoa hình dái), tên theo hình dáng của bông hoa. Được thu thập từ hai hòn đảo xa thuộc phía Tây Bắc Madagascar trong năm 2006 và 2007. Hương thơm của nó là sự kết hợp giữa mùi thối rữa của cơ thể động vật và mùi phân rất đặc trưng.


    Trong một bài báo cáo, giáo sư sinh học Lynn Bohs, đồng nghiệp của giáo sư Wahlert miêu tả mùi của hoa hình dái là sự kết hợp của động vật chết thối và phân thải của động vật. Giáo sư Wahlert đã may mắn phát hiện hoa hình dái A. perrieri trong khi đi thu thập các loài hoa violet trên hai hòn đảo hẻo lánh về phía Tây Bắc của Madagascar. Vì loài hoa này chỉ nở một lần trong năm, nên nếu Wahlert đã đi khảo sát đảo vào một dịp khác, “rất có thể tôi đã lỡ dịp nhận ra loài hoa này”. Nghi ngờ đây là một loài mới, ông đã lấy mẫu và mang về trồng trong phòng thí nghiệm. Sau khi được tư vấn bởi một chuyên gia về hoa hình dái ở Hà Lan, ông đã khẳng định A. perrieri là một loài hoa chưa được định danh trước đây. Một điều có thể bạn chưa biết là loài cây này có hình dạng giống phần "của quý" của đàn ông nên còn có cái tên khác là "cây dương vật méo mó". Ngoài hình dạng kỳ lạ ra, cây còn tiết ra thứ mùi kinh khủng thu hút ruồi và các loài côn trùng để biến chúng thành bữa ăn nhanh ngon lành.

    Hoa A.Perrieri
    Hoa A.Perrieri
    Hoa A.Perrieri
    Hoa A.Perrieri
  6. Hoa Jicaro có tên khoa học là Crescentia alata. Đây là một loài hoa này có đặc điểm rất lạ là hoa mọc từ thân già chứ không phải nhành non như các loài cây khác. Đài hoa cao 2- 2,5cm, tràng hoa màu đỏ nâu, có gân, nhị hoa sinh sản là 4 và nhị lép là 1, dài 1,5cm. Cây ra hoa quanh năm và dĩ nhiên rất nặng mùi, lỡ như vô tình ngửi phải sẽ cảm thấy khó chịu vô cùng.


    Vào mùa xuân, hoa này có xu hướng phát triển mạnh, màu sắc cũng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn như tím, nâu. Mặc dù những bông hoa này rất hiếm nhưng nó có mùi vô cùng đặc biệt. Khi ngửi hay hít phải “hương thơm” của nó, chắc hẳn bạn sẽ khó lòng có thể quên. Tuy nhiên, mùi hương này cũng có tác dụng thu hút côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng thối và ruồi thịt. Lúc này, chúng sẽ tỏa ra hương thơm đặc trưng của mình. Vào một ngày nắng ấm, hoa sẽ cuộn lại và giải phóng mùi hôi của nó. Những chú ruồi sẽ bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó. Hoa Jicaro có nguồn gốc Trung Mĩ, có mặt tại Côn Đảo của Việt Nam và nó hình dáng gần giống hoa núc nác.

    Hoa Jicaro
    Hoa Jicaro
    Hoa Jicaro
    Hoa Jicaro
  7. Ngay đầu mùa xuân lạnh giá khi băng tuyết còn chưa kịp tan tại vùng Bắc Mĩ, một loại cây thấp có tên là bắp cải Chồn Hôi (Symplocarpus foetidus) sinh sôi và phát triển với một mùi hôi mà ruồi và bọ cánh cứng không thể cưỡng lại. Cây có một đặc điểm là có thể làm tan chảy lớp băng tuyết xung quanh và vươn mình ra hoa tạo thành một vũng nước bao quanh. Vì vậy, từ cuối tháng 2 đến tháng 5, trong những rừng cây hay đất ngập nước ở phía Đông Canada và Đông Bắc nước Mỹ, một loại cây thấp có mùi thối mang tên bắp cải chồn hôi (Symplocarpus foetidus) thường sinh sôi phát triển. Đây là một trong những loài cây đầu tiên mọc lên ở Bắc Mỹ khi tuyết chưa tan.


    Giống như bắp cải chồn hôi ở phương Tây, bắp cải hôi phương Đông có tập quán sinh sống và phát triển trong các vùng đầm lầy. Vào mùa xuân, hoa bắp cải hôi phương Đông thường nở hoa và những bông hoa này dài tới 10cm, cao 15cm, phần mo hoa chuyển sang màu tím sẫm. Sau khi hoa nở, một vài lá hoa màu xanh sẽ xuất hiện trên mặt đất. Những lá hoa này sẽ tiết ra mùi hôi thối đặc trưng. Tất nhiên, hoa sẽ có mùi hôi thối để dụ dỗ côn trùng đến. Một điều dễ nhận thấy là những cây sinh nhiệt như bắp cải Chồn Hôi sẽ dễ dàng thu hút côn trùng thích sự ấm áp để giúp cây thụ phấn hơn là những loài cây bẫy con mồi.

    Bắp cải Chồn Hôi
    Bắp cải Chồn Hôi
    Bắp cải Chồn Hôi
    Bắp cải Chồn Hôi
  8. Hoa Lily thối là loài hoa có rất nhiều tên. Chẳng hạn như cây chân bê đen, chân bê rồng, lily thầy mo, lily rắn... Tuy nhiên, nó chỉ có một tên khoa học là Dracunculus vulgaris. Có nguồn gốc từ Balkans, Địa Trung Hải, châu Âu và Anatolia. Những thời gian gần đây, Dracunculus vulgaris còn xuất hiện ở Mỹ và phát triển mạnh. Đây là loài hoa kí sinh, hút nước và các chất dinh dưỡng trên thân cây nho Tetrastigma.


    Hoa có hình dạng rất đẹp tựa như một chiếc lá với nhụy dài ở chính giữa, là sự kết hợp hài hòa của hai màu tím và đỏ. Ngược lại hoàn toàn với vẻ ngoài xinh đẹp, mùi thối do hoa phát ra rất kinh khủng lan tỏa trong khoảng thời gian mà bộ phận sinh dục của nó "chín" là một ngày. Do đó, hiếm khi con người nhìn thấy hoa Lily xác chết trong tự nhiên. Khi sẵn sàng để sinh sản, bông hoa sẽ tạo ra một khối giống như chiếc bắp cải nở. Khoảng một năm sau, mỗi cánh sẽ mở ra nhưng chỉ duy trì được trong vài ngày. Sau đó, hoa Rafflesia sẽ phát triển như một trái cây hình tròn, chứa hàng ngàn hạt giống bên trong và được các loài động vật phát tán khắp khu rừng. Hoa có hình dạng rất đẹp tựa như một chiếc lá với nhụy dài ở chính giữa, là sự kết hợp hài hòa của hai màu tím và đỏ. Tất nhiên, cái mùi thối kia sẽ thu hút khá nhiều côn trùng đến để giúp hoa phân phối giống. Đó là sự sinh tồn tất yếu.

    Hoa Lily thối
    Hoa Lily thối
    Hoa Lily thối
    Hoa Lily thối
  9. Hoa loa kèn ngựa chết là loài hoa có tên khoa học là Helicodiceros muscivorus. Có nguồn gốc từ phía Tây Bắc khu vực Địa Trung Hải. Hoa ngựa thối hiếm có với những cánh hoa vằn vệt giống loài ngựa nhưng lại mang mùi hôi của thịt thối rữa, sản sinh ra lượng nhiệt giúp dụ dỗ những con ruồi tiến vào trong bông hoa. Vào một ngày nắng ấm, những bông hoa cái sẽ mở ra và giải phóng mùi hôi. Những con ruồi sẽ nhanh chóng bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó mất cả ngày.


    Cũng giống như bắp cải chồn hôi, đây là một loại cây sinh nhiệt. Được biết đây là một loại cây cảnh đặc biệt có nguồn gốc từ Corsica, Sardinia và Quần đảo Balearic. Nó là loài duy nhất thuộc chi Helicodiceros trong họ Ráy Araceae, cây cũng là một phần của phân họ Aroideae. Sở dĩ cây có tên gọi đặc biệt như vậy là bởi phần chùm hoa “mô phỏng” hậu môn của một con ngựa chết. Nghe đến cái tên có lẽ phần nào bạn đã đoán được hình dáng và mùi vị của nó thế nào. Loài hoa này có vỏ vằn vện giống con ngựa. Độ thối của nó tỏa ra như mùi thịt thối nồng nặc, đặc biệt dùng để thu hút loài ruồi xanh tới thụ phấn.

    Hoa loa kèn ngựa chết
    Hoa loa kèn ngựa chết
    Hoa loa kèn ngựa chết
    Hoa loa kèn ngựa chết
  10. Từ trước đến nay có khi nào bạn từng trông thấy loài hoa nào có hình dạng như "âm đạo" chưa? Không những vậy loài hoa này còn có mùi thối giống như phân người. Đó là loài hoa Hydrona Africana, sinh sống ở khu vực miền nam Châu Phi. Cây sinh trưởng hoàn toàn dưới mặt đất và phương pháp sinh tồn chủ yếu là hút chất dinh dưỡng từ các cây ở gần, còn gọi là thực vật kí sinh. Loài thực vật này kỳ lạ ở chỗ là không có lá hay chất diệp lục.Thực vật kí sinh Hydnora Africana có nguồn gốc từ các sa mạc khô cằn ở miền Nam Châu Phi, sinh sôi phát triển hoàn toàn dưới lòng đất.

    Những kí sinh trùng này sống nhờ vào phần rễ của cây Euphorbia. Những bông hoa màu đỏ và màu hồng nhạt nhú lên từ cát. Những con bọ cánh cứng màu đen luôn bị thu hút bởi mùi hôi thối đặc trưng của loài hoa này. Nụ hoa có màu nâu giống như nấm, khi nở có màu đỏ hoặc hồng nhạt nhú lên từ cát. Cùng lúc đó, sự phân tán mùi hương cũng bắt đầu diễn ra. Mùi hôi hám tiết ra thu hút ruồi và các loài bọ cánh cứng. Những con vật sẽ ở bên trong cho đến khi nào nụ hoàn toàn trưởng thành và mở cánh.

    Hoa Hydrona Africana khi đã nở
    Hoa Hydrona Africana khi đã nở
    Hoa Hydrona Africana lúc mới hé nở
    Hoa Hydrona Africana lúc mới hé nở



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy