Top 9 Loại lá vườn nhà trị đau dạ dày hiệu quả nhất
Bệnh đau dạ dày xảy ra do dạ dày bị tổn thương, chủ yếu bởi viêm loét gây nên. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà đau dạ dày còn gây nên nhiều ... xem thêm...biến chứng nguy hiểm. Cùng Toplist tìm hiểu một số loại lá quen thuộc trị đau dạ dày hiệu quả nhất nhé!
-
Dùng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ lâu và được sử dụng rộng rãi đến ngày này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá đu đủ có chứa enzyme papain có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa và điều trị tình trạng rối loạn chức năng của dạ dày. Lá đu đủ cũng giúp giảm bớt các triệu chứng đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, giúp tiêu hóa gluten protein và kích thích cảm giác thèm ăn.
Không chỉ vậy trong enzyme papain còn chứa chymopapain. Đây là một hợp chất kháng khuẩn, giúp làm lành vết thương tự nhiên, rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Hoạt chất papain trong lá đu đủ cũng có khả năng phá hủy protein trong cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa đạm, kích thích cơ thể tăng cường đào thải độc tố, nâng cao hệ miễn dịch. Bản thân lá đu đủ giàu vitamin A, C, E, K và các dưỡng chất như folate, kali, khoáng chất, chất xơ, acid amin, acid béo. Sử dụng bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá đu đủ sẽ giúp các tổn thương mau lành, thúc đẩy đào thải, thanh lọc độc tố. Do đó, đây được xem là phương pháp chữa đau dạ dày an toàn, lành tính mà người bệnh có thể cân nhắc sử dụng.
Cách dùng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày
Đu đủ là một trong những loài cây hết sức quen thuộc với người Việt Nam. Lá đu đủ rất dễ tìm và cũng dễ sử dụng. Hiện nay, có 2 cách dùng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày như sau:
- Dùng lá đu đủ tươi: Sử dụng lá đu đủ tươi chữa đau dạ dày là phương pháp được nhiều người sử dụng do giá thành rẻ, dễ thực hiện. Cách dùng lá đu đủ tươi chữa bệnh như sau:
- Lấy 3 – 5 lá đu đủ tươi, rửa sạch. sau trong máy sinh tố lấy nước ép
- Uống 1 – 2 lần/ngày, sau bữa ăn, sử dụng liên tục để thấy hiệu quả
- Lưu ý: Để bài thuốc này phát huy tác dụng, không uống hoặc ăn bất kỳ thực phẩm gì trong 1 – 2 tiếng sau khi sử dụng. Do nước ép đu đủ có vị cay nồng, hơi khó uống nên bạn có thể thêm một ít sữa chua và ít đường sao cho hợp khẩu vị. Tuy nhiên, không thêm quá nhiều đường để không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Dù lá đu đủ khô: Để dễ uống và giảm đau tốt hơn, người bệnh có thể sắc nước lá đu đủ khô uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra. Cách thực hiện như sau:
- Hái lá đu đủ về rửa sạch, phơi khô với số lượng vừa phải để sử dụng dần
- Lấy một ít lá đu đủ khô sắc với 1 lít nước, sau khi sôi thì tắt bếp, uống thay nước hàng ngày.
- Sử dụng liên tục trong vài tháng sẽ thấy các triệu chứng đau dạ dày giảm dần.
-
Sử dụng lá khổ sâm chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong dân gian. Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Có rất nhiều loại khổ sâm, mỗi loại được dùng với một mục đích khác nhau. Khổ sâm được sử dụng để chữa đau dạ dày là loại cho lá với chiều cao từ 1 – 1,2m, thuộc loại cây bụi, lá đơn, mọc cách hoặc đôi khi mọc thành vòng giả. Lá khổ sâm có hình mũi mác, mặt trên có màu xanh nhạt, mặt dưới có màu trắng bạc óng ánh.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá khổ sâm có chứa các thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt, khổ sâm còn có chứa hoạt tính kháng sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, hoạt tính độc tế bào mạnh với các tế bào ung thư ở người.
Theo y học cổ truyền, khổ sâm vị đắng, hơi chát, hơi ngọt, tính mát có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn. Khổ sâm là cây thuốc nam đa công dụng, có thể hỗ trợ tốt cho việc điều trị các chứng bệnh về hệ tiêu hóa và dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, lá khổ sâm có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, đại tràng, tá tràng, viêm loét dạ dày hay đau dạ dày. Ngoài ra, người ta cũng thường dùng khổ sâm khi có các chứng đầy hơi, ợ chua, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu…
Các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá khổ sâm
Khổ sâm có thể được kết hợp với nhiều vị thuốc để hỗ trợ điều trị đau dạ dày một cách an toàn. Một số bài thuốc từ lá khổ sâm có thể kể đến như: Có 3 cách dùng khổ sâm chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay:
- Cách 1: Lấy 16 – 20g lá khổ sâm đem rửa sạch, sao vàng rồi sắc đặc để uống. Nên uống sau khi ăn, uống liền vài ba tuần rồi ngưng vài ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng cho đến khi khỏi bệnh.
- Cách 2: Lấy 12g lá khổ sâm, 50g lá khôi, 20g lá bồ công anh đem sắc với 600ml nước. Đun sôi cho đến khi cô đặc còn 200ml thì lấy uống. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày, uống 10 ngày liên tục thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục lặp lại liệu trình này cho đến khi khỏi hẳn.
- Cách 3: Lấy 16g lá khổ sâm kết hợp với một ít dạ cẩm. Thực hiện như cách 1 để chữa đau dạ dày.
-
Nha đam ngoài là nguyên liệu “thần thánh” dùng dưỡng nhan, chúng còn được sử dụng như thảo dược quý giúp giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, đau bụng do đau dạ dày gây nên. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả ngay tại nhà, người bệnh có thể áp dụng ngay các cách dùng nha đam chữa đau dạ dày. Chữa đau dạ dày bằng nha đam tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách. Để đẩy lùi triệu chứng đau nhức và khó chịu, bệnh nhân có thể áp dụng các cách dùng nha đam chữa đau dạ dày sau đây.
Nha đam nguyên chất
Sử dụng nha đam nguyên chất là cách giúp kiểm soát triệu chứng đau dạ dày đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Với cách làm này người bệnh không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức mà vẫn có thể “tiễn nhanh” cảm giác đau nhức ở bụng do đau dạ dày gây nên. Cách làm đơn giản như:
- Sử dụng 1 – 2 nhánh nha đam đem gọt bỏ phần vỏ và rửa sạch chất nhớt đắng
- Sau đó thái nha đam thành từng khúc ngắn và cho vào máy xay sinh tố, thêm nước vào xay nhuyễn
- Để nước ép nha đam giảm nhanh triệu chứng viêm đau dạ dày, bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lần trong ngày. Bên cạnh đó, nên uống liên tục 2 – 3 ngày để tăng tác dụng điều trị.
Nha đam và mật ong
Không chỉ riêng nha đam mới có tác dụng chữa đau dạ dày, mật ong cũng được coi là vị thuốc quý giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau và đầy hơi do viêm dạ dày gây nên. Không những thế, các thành phần chống oxy hóa và kháng khuẩn có trong mật ong còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm phát triển. Đồng thời, chúng giúp làm lành tổn thương và ngăn ngừa vết loét lan rộng. Thêm vào đó, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và điều hòa sự điều tiết acid trong dạ dày. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa mật ong và nha đam được xem là công thức phối trộn hoàn hảo giúp điều trị đau dạ dày mà người bệnh không nên bỏ qua.
- Chuẩn bị 500 ml mật ong nguyên chất và 5 nhánh lá nha đam tươi
- Phần thịt nha đam sau khi được tách ra sẽ được ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nhiều nước cho bớt nhớt
- Sau đó cho mật ong và nha đam vào máy xay và xay nhuyễn
- Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 – 3 lần hỗn hợp nha đam và mật ong, mỗi lần uống khoảng 30 ml. Thời điểm uống thuốc lý tưởng, giúp làm tăng hiệu quả điều trị là trước khi ăn khoảng 10 phút.
Nha đam và nghệ vàng
Nhờ chứa thành phần curcumin, nghệ vàng được biết đến như vị thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh viêm đau dạ dày. Dược liệu này không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, ợ nóng mà còn giúp chữa lành tổn thương và ngăn ngừa đau dạ dày tái phát. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 nhánh nha đam, 20 gram nghệ vàng tươi, 6 gram cam thảo và 20 gram dạ cẩm
- Các vị thuốc sau khi được thái khúc và rửa sạch sẽ cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước lọc
- Sau khi thuốc sôi, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và chia đều làm 3 uống ba lần trong ngày
-
Dùng cây cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng qua bao đời. Một số bằng chứng cho thấy các hoạt chất trong loại cây này có tác dụng giảm đau, cầm máu và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Cây nhọ nồi có nhiều tên gọi khác như cỏ nhọ nồi, cỏ mực, hàn liên thảo,… Thảo dược này có vị ngọt, hơi chua, tính hàn, quy về các kinh tỳ vị giúp giải nhiệt, tiêu độc, cầm máu, cải thiện chức năng gan thận. Tại Ấn Độ, hàng ngàn năm nay người dân ở đất nước này đã dùng cỏ nhọ nồi làm thuốc trị bệnh gan, chữa ăn uống lâu tiêu, chóng mặt, giã đắp lên vết thương cho mau lành. Y học cổ truyền Trung Quốc cũng dùng toàn cây ( bao gồm cả rễ, thân, lá cành ) để làm thuốc cầm máu, chữa chảy máu ở dạ dày, tử cung. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy trong cây cỏ mực chứa nhiều chất có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi nguyên chất:
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá nhọ nồi
- 200ml nước đun sôi để nguội
Cách sử dụng:
- Nhọ nồi đem rửa và ngâm kỹ với nước muối pha loãng để loại bỏ sạch bụi bẩn và vi khuẩn
- Vớt nhọ nồi ra rổ cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Trong quá trình xay, thêm nước vào để các chất trong cây nhọ nồi được giải phóng ra nước
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày.
-
Chè dây chữa đau dạ dày là một trong những bài thuốc được cho là vô cùng công hiệu và hết sức quen thuộc với những người sinh sống tại vùng núi phía Bắc. Chè dây thường được sử dụng để nấu nước uống thay trà. Lá cây có hình răng cưa gần giống lá kinh giới, mặt lá nhẵn, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt. Hoa mọc thành chùm có màu trắng, phân nhánh ngắn gần giống bông tuyết nhưng màu trắng ngà. Ra hoa vào tháng 6 – 7, kết quả vào tháng 9, quả có màu đỏ, nhỏ như quả si.
Công dụng chữa đau dạ dày của chè dây
Chè dây được sử dụng như một loại thảo dược quý hiếm thường có tác dụng an thần chữa mất ngủ và các bệnh lý về dạ dày. Theo Đông y, chè dây vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng tốt với các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả nhờ có tác dụng an thần. Theo nghiên cứu khoa học, trong chè dây có chứa chất flavonoid có tác dụng giảm đau dạ dày và loại bỏ được chủng vi khuẩn HP gây bệnh. Không chỉ vậy, các thành phần trong chè dây còn tỏ ra có công hiệu trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản cấp tính, viêm họng, nhiễm khuẩn đường ruột…Chè dây quả thực có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, chỉ khi người bệnh sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và thời gian thì mới mang lại hiệu quả điều trị.
Cách chữa đau dạ dày bằng chè dây như sau:
- Lấy 10 – 15g lá chè dây rửa sạch, phơi khô thấy chè xoăn góc có màu hơi vàng thì mang vào sử dụng (có thể thay thế bằng cách sao vàng trên bếp)
- Cho chè dây thu được hãm với 100ml nước sôi trong ấm trà khoảng 10 phút
- Trước khi hãm trà, nên cho một ít nước đun sôi và trà lắc nhẹ cho thấm rồi mới đồ hết phần nước còn lại
- Sử dụng thay nước lọc mỗi ngày, liên tục từ 15 – 20 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể.
-
Đối với người Việt Nam, lá trầu không rất quen thuộc, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe lẫn làm đẹp. Trong đó, lá trầu không còn có khả năng điều trị bệnh dạ dày rất tốt và đã được đông y lẫn y học nghiên cứu chứng minh. Theo Đông y, lá trầu không có mùi thơm, vị cay nóng, với khả năng đẩy lùi và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, các acid trong dạ dày sẽ được trung hòa bởi thành phần trong lá trầu không, góp phần giúp các cơ vòng dạ dày được co thắt, giãn nở hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa trào ngược dạ dày cũng như giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ tối ưu. Do đó, lá trầu không có tác dụng giảm các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra như đầy bụng, ợ hơi, đau thượng vị,…
Theo y học hiện đại, thành phần trong lá trầu không có chứa chất chống oxy hóa và tanin. Hay chất này giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, chữa lành và phục hồi những vết loét, thương tổn ở dạ dày… Bên cạnh đó, betel-phenol trong lá trầu không được coi là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, ngăn chặn những tác nhân gây viêm loét dạ dày…Như vậy, sử dụng lá trầu không chữa dạ dày là hoàn toàn có cơ sở và được tin dùng từ rất lâu. Thế nên, mọi người hãy yên tâm sử dụng.
Cách chữa dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà.
- Ăn lá trầu không trực tiếp: Ăn lá trầu không là giải pháp chữa bệnh dạ dày được thực hiện nhanh chóng, tiện dụng. Đặc biệt, với cách này, các dưỡng chất của lá trầu không đều được cơ thể hấp thụ trọn vẹn nhất. Vì vậy, sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch 3 – 5 lá trầu không tươi. Sau đó đem ngâm khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn. Tiếp đến vớt lá trầu không ra và để ráo.
- Cho lá trầu không vào miệng và tiến hành nhai trực tiếp rồi nuốt.
- Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày trong khoảng 30 ngày sẽ cảm nhận rõ ràng các triệu chứng của bệnh dạ dày thuyên giảm.
- Uống nước lá trầu không trị bệnh dạ dày: Sử dụng lá trầu không lấy nước uống cũng là cách khá hay để chữa bệnh đau dạ dày mà nhiều người có thể áp dụng dễ dàng như sau:
- Chọn 1 nắm lá trầu không bánh tẻ để phát huy công dụng trị bệnh tốt nhất.
- Đem 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch. Ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút thì vớt ra nhằm giúp sạch lá trầu không làm hiệu quả.
- Thực hiện vò lá trầu không cho nát rồi cho vào ấm, chế nước sôi vào và hãm khoảng 15 phút là có thể sử dụng.
- Gạn lấy nước lá trầu không để uống như uống trà hàng ngày. Tuy nhiên, nên uống sau bữa ăn là tốt nhất.
-
Thay vì dùng thuốc tây điều trị bệnh đau dạ dày với nhiều tác dụng phụ thì tại sao chúng ta không thể áp dụng cách dùng lá bàng chữa đau dạ dày. Lá bàng vốn rất lành tính, an toàn và hầu như khi sử dụng không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm khi áp dụng bài thuốc dùng lá bàng trị đau dạ dày tại nhà.
Lá bàng có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe cũng như vô cùng hữu ích trong việc chữa đau dạ dày. Thành phần hợp chất flavonoid, saponin, phytosterol trong lá bàng có tác dụng cải thiện hệ đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, tham gia khắc phục các và chữa lành những vết viêm, vết loét ở dạ dày. Thành phần tanin là một trong những chất quan trọng, được nhiều chuyên gia, bác sĩ sử dụng làm thành phần trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, Tanin trong lá bàng khi vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, giúp dạ dày được bảo vệ tốt hơn trước tác động của axit dịch vị, góp phần ngăn chặn sự phát triển thêm của bệnh dạ dày. Với những thành phần có lợi ích trê đây, sử dụng lá bàng để chữa bệnh đau dạ dày hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy, các bạn đừng bỏ lỡ nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp này để hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả ngay tại nhà.
Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá bàng có cách thực hiện rất đơn giản. Do đó, bất cứ ai cũng có thể thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Công thức thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Đem 1 nắm lá bàng non rửa sạch. Sau đó, ngâm thêm khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng để đảm bảo diệt khuẩn và giúp lá bàng được sạch nhất. Khi đã đủ thời gian ngâm, hãy vớt lá bàng ra rổ và để ráo.
- Bước 2: Dùng kéo cắt lá bàng thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn khoảng 2 – 3cm.
- Bước 3: Cho lá bàng vào nồi, thêm 2 lít nước vào. Đậy vung lại và tiến hành đun sôi. Khi sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 4: Chắt lấy phần nước lá bàng và uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Áp dụng phương pháp dùng lá bàng trị đau dạ dày trong khoảng 1 tháng liên tục và đều đặn, người bệnh sẽ thấy dễ chịu hẳn vì giảm được các triệu chứng khó chịu như đau bụng, ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa… Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp người bệnh ăn ngon hơn, có lợi cho nhuận tràng. Vì vậy, giúp người bệnh khỏe mạnh và gia tăng hiệu quả trị bệnh, phòng chống các tác nhân gây bệnh.
-
Rau diếp cá là nguồn thực phẩm quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong các món ăn hàng ngày. Với hàm lượng vitamin A, B1, B2, vitamin C, vitamin K… dồi dào cùng các khoáng chất như mangan, crom, magie, axit folic… nên có lợi ích rất lớn đối với điều trị bệnh đau dạ dày. Rau diếp cá cần phải dùng đúng cách, đúng liều lượng mới phát huy điều trị bệnh dạ dày tốt nhất. Do đó, các bạn hãy tham khảo một số cách phổ biến và được ưa chuộng dưới đây:
- Dùng rau diếp cá ăn sống
Ăn sống rau diếp cá là giải pháp giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất có trong loại rau này. Tuy nhiên, với cách này bạn cần đảm bảo rửa sạch rau diếp cá với nước và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút nhằm loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng trên rau. Sau đó, vớt ra để ráo nước và dùng ăn sống hàng ngày.Để phát huy hiệu quả, bạn nên ăn rau diếp cá trong bữa ăn và trước khi no bụng. Mục đích là để rau diếp cá phát huy tác dụng tốt nhất trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Điều trị dạ dày bằng nước rau diếp cá
Một trong những cách điều trị bệnh dạ dày khá hay là sử dụng nước rau riếp cá. Cách này được thực hiện rất đơn giản nên ai cũng có thể làm được. Các bạn hãy tuân thủ các bước sau đây:
- Bước 1: Lấy 1 mớ rau diếp cá đem nhặt, rửa sạch với nước. Sau đó, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để giúp rau được làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 2: Vớt rau diếp cá ra rổ và để một lúc cho ráo nước.
- Bước 3: Cho rau diếp cá vào máy xay, thêm khoảng 200ml nước đun sôi để nguội vào. Tiến hành xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, loại bỏ bã.
- Bước 4: Bạn có thể cho thêm 300ml – 400ml nước đun sôi để nguội vào nước cốt rau diếp rồi uống hàng ngày.Lưu ý: Nếu thấy khó uống, bạn có thể cho thêm chút đường hoặc chút muối vào, khuấy đều lên rồi thưởng thức. Cách này nên thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh dạ dày thuyên giảm rõ rệt.
-
Cây tía tô trong dân gian còn được gọi với những tên khác như tử tô, xích tô, é tía. Đến nay, loại cây này đã được đông y cũng như y học hiện đại nghiên cứu và nhận thấy rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, trong đó có trị bệnh dạ dày. Lá tía tô mặc dù mang đến những lợi ích rất tốt đối với dạ dày. Thế nhưng, muốn phát huy hiệu quả nhất của bài thuốc này, chúng ta phải biết sử dụng đúng cách. Do đó, dưới đây là một số cách điều trị đau dạ dày bằng lá tía tô đơn giản, hiệu quả được nhiều người tin dùng:
- Ăn lá tía tô trực tiếp hàng ngày:
Một trong những cách đơn giản và tiện dụng nhất để chữa đau dạ dày với lá tía tô là ăn trực tiếp hàng ngày. Với cách này, các dưỡng chất trong lá tía tô sẽ có cơ hội được cơ thể hấp thụ một cách tốt, hiệu quả nhất. Cách làm:
- Các bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Sau đó, dùng lá tía tô để làm gia vị cho các món canh hay dùng để ăn sống. Thậm chí, bạn có thể dùng lá tía tô để nấu cháo vừa ngon vừa tốt cho bệnh dạ dày, mà còn hỗ trợ giải cảm rất tốt.
- Dùng lá tía tô sắc lấy nước uống
Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng lá tía tô sắc nước uống để điều trị đau dạ dày. Phương pháp này, bạn có thể sử dụng lá tía tô tươi hay khô đều được với cách làm đơn giản như sau:
- Đem 1 nắm lá tía tô tươi hoặc khô rửa sạch. Nếu muốn loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn trên lá, bạn có thể ngâm lá tía tô khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng.
- Vớt lá tía tô ra, cho vào nồi, thêm 1,5 – 2 lít nước vào. Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Đợi cho nước lá tía tô còn ấm thì lấy ra sử dụng. Bạn dùng nước lá tía tô này thay nước lọc hàng ngày.