Top 7 Lưu ý khi thắp hương nhang tránh hoả hoạn

Lan Huong Nguyen 78 0 Báo lỗi

Rất nhiều vụ hoả hoạn đã xảy ra do việc bất cẩn khi thắp hương nhang trong nhà gây thiệt hại vô cùng lớn về tài sản và con người. Toplist xin chia sẻ một số ý ... xem thêm...

  1. Các loại hương nhan đậu tàn, cong cuộn tàn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dễ gây nên hỏa hoạn nhất. Vì đại đa số các bàn thờ tại nhiều gia đình được làm bằng gỗ, ván ép không chống cháy nên rủi ro xảy ra hỏa hoạn bởi tàn hương nóng rơi xuống vô cùng cao. Đặc biệt, nhiều gia đình đốt hương để qua đêm. Tuy chỉ là một hành động nhỏ nhặt nhưng nếu không cẩn thận sẽ vô cùng có khả năng gây ra vụ cháy lớn, gây ra nhiều mất mát không đáng có.


    Mọi người dân phía Bắc đều quan niệm hương nhang đậu tàn là có lộc nhưng không phải, cong cuộn đậu tàn là do tẩm hoá chất nên cũng nguy hại đến sức khoẻ người ngửi khói này, loại hương này khi cháy hết sẽ để lại tàn hương là những cụm than trong bát hương, lâu dần sẽ rất dễ bắt lửa khi hương thắp cháy hoặc rụng xuống đống than này gây hoả hoạn.

    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

  2. Theo quan niệm dân gian và truyền thống xưa nay, con người ta luôn thích có cái gì đó thiêng liêng thông qua làn khói hương, bởi chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc thắp hương nên hiện nay nhiều người có xu hướng thắp vô cùng nhiều hương với suy nghĩ rằng "thắp càng nhiều hương thì tâm nguyện càng dễ trở thành hiện thực" mà không hề để ý đến các vấn đề môi trường, sức khỏe và cả những nguy cơ hỏa hoạn tiềm tàng.

    Theo chia sẻ của đại đức Thích Đồng Thành: "Vấn đề thắp hương chỉ mang ý nghĩ biểu trưng, thắp hay không thì nó không có phải là sự thiếu sót trong vấn đề hướng tâm cầu nguyện. Việc dâng hương, hoa, trái, đèn, nước là biểu trưng cho những hạnh tu bên trong, nên mình lễ Phật, quán niệm xong thì quay về đời sống nội tâm, nhìn nhận chuyển hóa tâm thức - đó là những pháp cúng dường tối thượng, mà Đức Phật dạy là pháp cúng dường - hay là những pháp hành cúng dường cao hơn vật cúng dường. Tôi nghĩ khi Phật tử đã hiểu Phật pháp, ý nghĩa của việc thắp hương thì đến chùa trong chánh điện, nơi thờ cúng có hương thắp sẵn, mình chỉ lễ bái, cầu nguyện, chiêm ngưỡng và tu tập và mình nên giảm thiểu thắp hương." Vậy nên khi thắp hương nhang nên thắp vừa phải, mỗi bàn chỉ cần 1 nén để tỏ lòng thành kính là được.

    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
  3. Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, việc thắp hương, dâng hương cho tổ tiên, ông bà luôn là truyền thống được duy trì đến tận ngày nay. Không chỉ thắp hương trong nhà, đình chùa mà người dân còn có thói quen thắp hương tại công sở, chợ, ki-ốt bán hàng… Thực tế cho thấy, việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hỏa hoạn, chỉ cần một chút lơ là, bất cẩn là tai họa có thể ập đến bất kỳ lúc nào.


    Vì vậy theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia về phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi thắp hương thờ cúng, nên ở gần để quan sát việc thắp hương, luôn chú ý đến tàn hương, tránh khi hương nhang chưa cháy hết đã đóng cửa đi ra khỏi nhà rất nguy hiểm, tại các nơi như đền thờ, nhà thờ tổ có nhiều lư hưởng thì phải có người trông coi để tránh nguy cơ hỏa hoạn.

    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
  4. Ngày nay, vẫn có nhiều người quan niệm rằng bát hương càng đầy thì càng linh, tức là không rút tỉa thường xuyên mà để chân hương đầy lư, um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác thì gia chủ sẽ có nhiều lộc hơn.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc tỉa dọn chân hương thường xuyên là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương trở nên bừa bộn, khiến bàn thờ nhanh lấm bẩn mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng. Khi chỉ cần một tàn nhang phía trên vô tình rơi xuống, toàn bộ chân nhang phía dưới vô cùng dễ dàng bốc cháy, bắt đầu chỉ là ngọn lửa nhỏ âm ỉ, nhưng nếu có thêm gió, bát hương rất dễ dàng bùng cháy lớn.

    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
  5. Từ xưa đến nay, nhiều người luôn chuộng các loại bàn thờ bằng gỗ với thiết kế chạm trổ tinh xảo, cùng nhiều lư đèn, vật dụng trang trí bằng gỗ để thể hiện sự thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên, vào những ngày rằm, lễ tết, người ta còn để thêm giấy cúng, vàng mã và ti tỉ những vật dụng dễ bén lửa khác. Nhưng khi xảy ra hỏa hoạn, thì đây chính là những vật dụng dễ bắt lửa nhất, gây ra nhiều nguy hiểm tiềm tàng, chỉ với một sơ xuất nhỏ trong quá trình thắp hương hay nếu chủ nhà không thường xuyên dọn dẹp chân hương, khi chỉ cần chút tàn hương bén lửa rơi xuống đã có thể làm bốc cháy cả bàn thờ một cách vô cùng dễ dàng.

    Ngoài ra, với những bàn thờ có lắp hệ thống đèn điện, đèn led nếu xảy ra chập điện cũng có thể khiến cháy nổ xảy ra. Vì thế, bàn thờ nên gọn gàng, đơn giản, đồ dễ cháy để xa bát hương và đèn nến, tránh để quá nhiều đồ dễ cháy lên đó.

    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
  6. Với văn hóa truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, nhiều người có suy nghĩ rằng, đốt càng nhiều tiền vàng, xe cộ, nhà cửa… thì càng thành tâm với người đã khuất. Vì vậy, cứ mỗi khi đến dịp Rằm tháng 7, nhiều khu dân cư, tập thể lại nghi ngút khói vì nhiều nhà "hóa" cả xe vàng mã, nhà lầu, xe hơi, điện thoại… cho người đã khuất ngay trên ban công hay trước cửa nhà. Và đã có nhiều vụ cháy đã xảy ra từ chính việc đốt vàng mã như vậy.


    Vì thế, để phòng tránh hỏa hoạn thì chúng ta nên biết cách sử dụng vàng mã vừa phải. Hoá vàng đúng nơi quy định, nơi ít gió, và sử dụng các thùng sắt chống cháy có nắp đậy, hóa vàng ở một chỗ cách xa các nguồn dễ cháy như xe máy ô tô..., tránh gió thổi tàn bay vừa mất vệ sinh vừa không an toàn.

    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
    Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
  7. Nhiều gia đình thường có xu hướng trang trí khu vực phòng thờ với các loại đèn điện, đèn dầu để không khí phòng thờ sáng sủa, ấm cúng hơn, hạn chế âm khí. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thiết bị điện, đèn đóm vô tội vạ, đặc biệt là ở những lúc không có người trong nhà vô tình ẩn chứa hiểm họa cháy nổ rất lớn. Khi xảy ra rủi ro chập điện, các thiết bị điện này có thể bùng cháy dễ dàng, nhất là khi để cạnh các vật dễ cháy như vàng mã, hương trên bàn thờ có thể gây hỏa hoạn bất cứ lúc nào.


    Vậy nên việc sử dụng các thiết bị điện, đèn, nến an toàn là vô cùng cần thiết. Các thiết bị đèn, điện cần phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và phải được lắp đặt với khoảng cách xác định. Dây dẫn đảm bảo cường độ điện. Hệ thống điện cần phải có aptomat để tránh sự cố về điện có thể gây ra cháy.

    Sử dụng thiết bị điện, đèn, nến an toàn
    Sử dụng thiết bị điện, đèn, nến an toàn
    Sử dụng thiết bị điện, đèn, nến an toàn
    Sử dụng thiết bị điện, đèn, nến an toàn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy