Top 7 Lý do sông Amazon dài 6400 Km nhưng không có cây cầu nào bắc qua
Tại sao sông Amazon không có cây cầu nào bắc qua? Mặc dù có chiều dài khoảng 4.300 dặm, nhưng điều ngạc nhiên là sông Amazon không có cây cầu nào bắc qua. ... xem thêm...Chúng ta cùng tìm kiếm cho câu trả lời này.
-
Con sông dài nhất thế giới
Amazon là con sông dài nhất thế giới, chảy qua 9 quốc gia, chiếm khoảng 40% diện tích Nam Mỹ, một trong những tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất hành tinh nhưng không có bất cứ cây cầu nào bắc qua sông. Hay với sông Nile dài nhất thế giới, chỉ tính riêng khu vực sông Nile chảy qua Cairo, Ai Cập cũng có đến 9 cây cầu bắc qua, hoặc sông Danube ở Châu Âu chỉ dài bằng 1/3 sông Amazon nhưng có đến 133 cây cầu bắc qua.
Vậy nguyên nhân gì dẫn đến việc không có bất kỳ cây cầu nào bắc qua sông Amazon? Có những khó khăn cơ bản nào khi xây dựng cầu trong khu rừng nhiệt đới, những vùng đất ngập nước rộng lớn và lớp cỏ rậm rạp sâu, dày không? Có rào cản tài chính không? Walter Kaufmann, Viện công nghệ Thụy Sĩ, chủ nhiệm khoa kết cấu đã giải thích lý do đằng sau sự thiếu vắng những cây cầu khiến tất cả bất ngờ. Nguyên nhân đơn giản cho câu hỏi khó hiểu đó là không cần thiết, không phát sinh nhu cầu cấp bách về một cây cầu bắc qua sông.
Ông giải thích rằng nhiều khu vực sông Amazon chạy qua khu vực có dân cư thưa thớt. Do vậy, không có bất cứ con đường chính nào để kết nối với một cây cầu. Bên cạnh đó, các thị trấn lớn gần sông có các phương tiện giao thông thuận tiện để đưa người từ bờ này sang bờ kia mà không cần đến cầu.
-
Rừng ngập nước
Nước sông dâng lên do lượng mưa cao hơn bình thường. Điều này có liên quan đến hiện tượng La Nina. Các chuyên gia và tổ chức môi trường như Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ nói hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu đang làm thay đổi tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bao gồm cả La Nina. Bảy trong số 10 trận lũ lụt lớn nhất ở lưu vực sông Amazon xảy ra chỉ trong 13 năm qua, theo dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Brazil.
“Nếu chúng ta tiếp tục phá hủy Amazon như hiện tại, các hiện tượng thời tiết bất thường sẽ ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Lũ lụt nghiêm trọng hơn và hạn hán cũng nặng hơn", Virgílio Viana, giám đốc Quỹ Amazon bền vững, cho biết. Nhiều khu vực rộng lớn ở Brazil đang trải qua một đợt hạn hán nghiêm trọng. Các nhà máy thủy điện của Brazil có thể bị giảm sản lượng điện, khiến giá điện tăng, các quan chức cảnh báo.
Tuy nhiên, ở Manaus, bà Julia Simas (66 tuổi) phải lội trong vùng nước sâu đến mắt cá chân trong chính nhà mình. Bà Simas sống trong khu phố lao động Sao Jorge từ năm 1974 và đã quen với việc nước sông lên xuống theo mùa. Bà Simas thích khu phố này vì nó an toàn và sạch sẽ. Song, tình hình lũ lụt trong thập kỷ qua khiến bà lo lắng.
-
Dân cư thưa thớt
Lý do khiến đồng bằng Amazon dân cư thưa thớt là vì rừng Amazon mọc trên đồng bằng Amazon, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại, phần lớn dân cư tập trung ở đồng bằng nhỏ hẹp ven Đại Tây Dương và sát vào Sơn Nguyên Brazil, để có được khí hậu mát mẻ và lượng mưa nhiều tương đối, vì dân cư tập trung đông đúc ở đây nên con người xây dựng nhiều thành phố lớn và đông dân, hiện đại nhất của thế giới và rừng Amazon được nhiều nhà khoa học khai thác nên rất ít người sinh sống ở đây mà đổ ra đô thị sinh sống. Dân cư thưa thớt ở đồng bằng Amazon vì rừng Amazon mọc ngay trên đồng bằng, rậm rạp và gây nguy hiểm cho người dân. Đồng bằng Amazon ở trong đường xích đạo nên khí hậu, nắng nóng, khắc nghiệt
Vì người ta khai thác gỗ, mỏ vàng, than, dầu hỏa,... và dần đẩy những người đó ra thành phố sinh sống. Khu rừng Amazon nổi tiếng về những thành phần Colombia Cartel trồng trọt sì ke và là trung tâm của buôn bán ma túy ( nhiều người dân bị bắn thủng đầu nên không ai dám ở lại ), Khí hậu khắc nghiệt, rừng rậm quá phát triển, đa dạng sinh học, nguy hiểm cho đời sống hằng ngày, khó khăn cho việc di chuyển và phát triển kinh tế, rừng Amazon mọc trên đồng bằng Amazon, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại.
-
Lũ lụt
Không phải tất cả các nhánh sông của Amazon xuất hiện lũ cùng thời điểm trong một năm. Nhiều nhánh bắt đầu lũ vào tháng 11 và có thể tiếp tục dâng cao cho đến tháng 6. Nước sông Rio Negro dâng lên bắt đầu trong tháng 2 hoặc 3 và bắt đầu rút trong tháng 6. Sông Madeira dâng và hạ trong 2 tháng sớm hơn hầu hết các nhánh sông khác của Amazon.
Độ sâu trung bình của Amazon giữa Manacapuru và Óbidos theo tính toán giữa 20 đến 26 mét (66 đến 85 ft). Tại Manacapuru, mực nước sông chỉ vào khoảng 24 mét (79 ft) trên mực nước biển. Hơn phân nửa nước của hạ nguồn Amazon trên sông Manacapuru nằm dưới mực nước biển.[9] Ở đoạn thấp nhất độ sâu trung bình của Amazon là 20 đến 50 mét (66 đến 164 ft), ở một số nơi có thể lên đến 100 mét (330 ft).
Lũ hàng năm gây ra bởi sóng triều được gọi là "pororoca." Sóng xuất hiện vào cuối đông khi triều cao, khi đó Đại Tây Dương bao phủ vào trong sông. Sóng có thể cao đến 4 m và truyền sâu vào trong đất liền 13 km. Lũ lụt cũng tác động xấu đến các ngành công nghiệp địa phương như trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Nhiều cơ sở kinh doanh gia đình tiêu tan vì nước lũ. Những người làm việc trong cửa hàng, văn phòng không thể đi làm và quầy hàng trong các chợ cũng không thể mở cửa kinh doanh.
-
Dòng chảy của sông thay đổi
Dòng chảy của sông Amazon luôn bị thay đổi. Sông Amazon đã từng chảy theo hướng ngược lại, từ đông sang tây. Sự đảo chiều của dòng sông lớn nhất thế giới trên Trái đất không phải là điều tầm thường, và các nhà địa chất đã suy ngẫm về nguyên nhân của sự việc này trong một khoảng thời gian rất dài.
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, Tiến sĩ Victor Sacek của Đại học Sao Paolo (Brasil), đã chứng minh rằng sự xói mòn là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi to lớn này. Phía tây của lục địa được trấn giữ bởi dãi núi Andes hùng vĩ nên có vẻ hợp lý khi con sông lớn nhất Nam Mỹ này chảy về hướng đông. Sông Amazon mỗi năm đổ ra biển lượng nước lớn gấp năm lần so với bất kỳ con sông nào trên thế giới.Tuy nhiên, 10 triệu năm trước, hầu hết khu vực được gọi là lưu vực sông Amazon hiện tại được thoát nước bởi một con sông chảy về phía tây đổ vào một hồ nước khổng lồ nằm dưới chân núi phía bắc của dãy Andes. Từ đó dòng nước đổ về phía Bắc hướng tới vùng biển Caribe. Cho tới khi eo đất Panama vẫn chưa được hình thành, dòng nước này sau đó được chuyển xuống phía tây đổ vào Thái Bình Dương. Vậy nên việc xây cầu sẽ bị chuyển hướng không còn tác dụng.
-
Lượng nước khổng lồ
Lượng nước của sông Amazon đổ ra Đại Tây Dương vô cùng lớn, lên tới 300000 mét khối trên giây trong mùa mưa, trung bình 209000 mét khối trên giây trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1990. Sông Amazon cung cấp khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới đổ vào đại dương, vùng nước mà con sông này đổ vào đại dương trải dài 400 km và rộng khoảng 100 đến 200 km. Nước ngọt thì nhẹ hơn nước biển, cho nên khi chảy vào đại dương nó sẽ nằm ở trên, pha trộn với nước mặn và làm thay đổi màu sắc của bề mặt đại dương. Qua nhiều thế kỉ, các tàu qua lại đã ghi nhận rằng vùng nước ngọt gần cửa sông nằm ngoài tầm nhìn đến đất liền có vẻ như mà một đại dương mở. Năng lượng sóng và thuỷ triều ở Đại Tây Dương đủ để mang hầu hết vật liệu trầm tích của sông Amazon ra biển, do đó nó không hình thành một đồng bằng châu thổ thực sự. Các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới đều nằm ở các vùng nước được bảo vệ một cách tương đối, trong khi Amazon không hội tụ đủ các yếu tố đó.
Ở các nhánh sông Amazon lũ lụt không cùng xuất hiện vào một thời điểm trong năm. Nhiều nhánh sông bắt đầu lũ vào tháng 11 và có thể tiếp tục dâng cao cho đến tháng 6. Nhưng nước sông Rio Negro dâng lên bắt đầu trong tháng 2 hoặc 3 và bắt đầu rút trong tháng 6. Sông Madeira dâng và hạ trong 2 tháng sớm hơn hầy hết các nhánh sông khác của Amazon. Độ sâu trung bình của sông Amazon giữa Manacapuru và Obidos theo tính toán vào khoảng 20 đến 26 mét. Tại Manacapuru, mực nước sông chỉ rơi vào khoảng 24 mét trên mực nước biển. Hơn một nửa nước cùa hạ nguồn Amazon trên sông Manacapuru nằm dưới mực nước biển. Ở đoạn thấp nhất độ sâu trung bình của Amazon là 20 đến 50 mét, ở một số nơi có thể lên tới 100 mét. Lũ hằng năm gây ra bởi sóng triều được gọi là poropoca. Sóng xuất hiện vào cuối đông khi triều cao, khi đó Đại Tây Dương bao phủ vào trong sông. Sóng có thể cao đến 4 mét và truyền sâu vào trong đất liền 13 km.
-
Sông ngầm dưới sông Amazon
Các nhà khoa học Brazil đã phát hiện 1 con sông ngầm, nằm sâu dưới lòng sông Amazon khoảng 4.000m và chảy theo hướng từ Tây sang Đông. Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ tại 241 giếng dầu ở khu vực Amazon của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Petrobras, khai thác trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, các chuyên gia thuộc Đài Quan sát quốc gia Brazil đã phát hiện những dấu vết về sự tồn tại của con sông ngầm trên, và đã đặt tên là sông Hamzar.
Ước tính, dòng sông này có chiều dài 6.000km, tương đương chiều dài của sông Amazon, và chảy cũng hướng với sông Amazon. Tuy nhiên, khác với sông Amazon, sông Hamzar có lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn và chảy ngầm ra biển. Theo giới khoa học, đây có thể là nguyên nhân khiến độ mặn trong nước ở khu vực xung quanh cửa sông Amazon giảm.
Các chuyên gia nhận định với sự tồn tại của sông ngầm Hamzar, rừng nhiệt đới Amazon có 2 hệ thống tưới tiêu. Tuy nhiên, họ cho rằng hiện còn quá sớm để khẳng định về những tác động kinh tế và môi trường của con sông ngầm này. Công trình nghiên cứu về sông Hamzar dự định hoàn tất vào cuối năm 2014. Tuy cùng tưới tiêu cho khu rừng mưa nhiệt đới Amazon nhưng sông Hamza đổ ra vùng đất ngầm dưới đáy đại dương. “Rất có thể con sông ngầm chính là nguyên nhân khiến nước xung quanh cửa sông Amazon có độ mặn thấp”