Top 3 Mẫu biên lai thu tiền thông dụng nhất hiện nay
Quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC (đã hết hiệu lực từ ngày 01/07/2022) về hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ ... xem thêm...thu tiền phí, lệ phía thuộc ngân sách nhà nước, biên lai được hiểu là: chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật nào thay thế cho Thông tư 303/2016/TT-BTC đưa ra khái niệm về biên lai. Trong bài viết này Toplist sẽ gửi tới bạn một số mẫu biên lai thu tiền đầy đủ, chính xác nhất.
-
Hướng dẫn ghi biên lai thu tiền theo thông tư 200:
- Biên lai thu tiền phải được đóng thành quyển, ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị thu tiền và đóng dấu. Mỗi quyển phải ghi rõ ràng số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển. Cần phải đánh số từng quyển biên lai
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền
- Dòng “Nội dung thu” ghi phải rõ nội dung thu tiền
- Dòng “Số tiền thu” phải được ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD...
- Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc
- Biên lai thu tiền phải được lập thành hai liên (Đặt giấy than viết một lần).
- Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền phải cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ.
- Vào cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.
- Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí, ngoài pháp luật phí, lệ phí... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.
-
Hướng dẫn ghi biên lai thu tiền dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo như Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
- Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của đơn vị thu tiền và đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền
- Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền
- Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD...
- Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc
- Biên lai thu tiền được lập thành hai liên (Đặt giấy than viết một lần)
- Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ
- Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.
-
Mẫu biên lai thu tiền phạt ban hành kèm theo Thông tư 153/2013/TT-BTC (thông tư đã hết hiệu lực ngày 5/5/2023), Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (đã hết hiệu lực ngày 5/5/2023), hiện nay chưa có văn bản nào thay thế, vì vậy có thể tham khảo nội dung dưới đây.
Download mau-bien-lai-thu-tien-phat-m... (3)