Top 4 Mẫu sổ cái thông dụng, chính xác nhất hiện nay
Download miễn phí các mẫu sổ cái định dạng file word (doc). Sổ cái là nơi ghi chép toàn bộ, tất cả quá trình giao dịch của doanh nghiệp với bên ngoài thông qua ... xem thêm...từng loại tài khoản khác nhau như: khoản thu, chi, mua bán, nợ,... trong một khoảng thời gian nhất định. Tất cả mọi thứ được ghi chép, thống kê lại rõ ràng trong sổ cái nhằm tổng hợp lại để so sánh, đối chiếu với các số liệu thống kê so sánh có sự chênh lệch hay không. Trong bài viết này, Toplist sẽ tổng hợp những mẫu sổ cái chính xác nhất hiện nay.
-
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02c1-DN)
DownloadSổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là gì? Sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp được sử dụng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.
Download mau-so-cai-dung-cho-hinh-thu... (0)
-
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Mẫu S02c2-DNN)
DownloadPhương pháp ghi sổ cái:
- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái ở các cột phù hợp
- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau
- Cuối tháng, quý, năm kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối với phát sinh và Báo cáo Tài chính.
-
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức Nhật ký – Chứng từ (Mẫu số S05-DN)
DownloadSổ cái theo hình thức Nhật ký - Chứng từ là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm. Mỗi tờ sổ sử dụng cho một tài khoản, trong đó phản ánh đầy đủ số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng, cuối quý.
Phương pháp ghi sổ:
- Số phát sinh Có của mỗi một tài khoản sẽ được phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy từ Nhật ký - Chứng từ ghi Có tài khoản đó
- Số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các Nhật ký - Chứng từ liên quan
- Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng, cuối quý sau khi đã khóa sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ
-
Mẫu sổ cái theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
DownloadHướng dẫn cách ghi sổ cái:
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ
- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được sử dụng làm căn cứ ghi sổ
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh
- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này
- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này
- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan tới nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang sổ cái này (tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau)
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế
Đầu tháng ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
Download mau-so-cai-theo-hinh-thuc-nh... (0)