Top 5 Món ăn phổ biến trong tết Trung thu ở Hàn Quốc
Chuseok là một trong những ngày lễ truyền thống lớn ở Hàn Quốc. Chuseok còn được gọi là tết Trung thu hay Lễ tạ ơn của Hàn Quốc. Dưới đây, Toplist sẽ giới ... xem thêm...thiệu những món ăn thường được nấu và ăn trong ngày lễ Chuseok nhé!
-
Songpyeon ( Bánh gạo hình bán nguyệt)
Songpyeon còn được coi như là bánh Trung thu của người Hàn Quốc. Nó là một trong những món ăn mang tính biểu tượng nhất của Chuseok. Songpyeon thường được nặn thành những chiếc bánh nhỏ với nhiều hình dáng khác nhau và nhiều loại nhân phổ biến. Những chiếc bánh gạo nhỏ này được làm bằng màu thực phẩm tự nhiên và được nhồi với nhiều loại nhân khác nhau như: đậu phộng, hạt vừng, hạt vừng ngọt, hạt dẻ…
Người Hàn Quốc thường nặn nó thành hình trăng non hoặc hình tròn để tượng trưng cho lễ hội trăng rằm này. Đặc biệt, chúng thường được hấp với lá thông để không bị dính và giúp món ăn có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều. Theo truyền thuyết Hàn Quốc, phụ nữ làm Songpeon đẹp sẽ sinh con xinh đẹp và hôn nhân hạnh phúc.
-
Jeon (Bánh xèo Hàn Quốc)
Jeon là món bánh xèo chiên thơm ngon vàng ươm được rất nhiều người Hàn yêu thích. Jeon là món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc ngay cả vào ngày thường. Trong dịp lễ Chuseok, món ăn này cũng là một trong những món ăn đặc trưng không thể thiếu vì đây là món ăn truyền thống trên mâm cúng tổ tiên của người Hàn Quốc. Vì cách chế biến khá dễ dàng và có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau nên người ta sáng tạo rất nhiều loại Jeon.
Trong đó, trong dịp lễ Chuseok, người Hàn Quốc thường làm Kimchijeon. Đúng như tên gọi, đây là món bánh xèo kết hợp với kim chi cải thảo. Một lưu ý là món ăn này không được làm bằng kim chi tươi mà bằng kim chi chua đã được ướp muối để tạo nên kimchijeon đúng nghĩa. Đôi khi, đối với những loại kim chi có thể bị muối quá mặn hay kim chi đã để lâu thì người Hàn Quốc có thể tận dụng để làm món ăn này.
-
Japchae (Miến xào Hàn Quốc)
Tiếp theo là một món ăn đặc trưng không kém trong những ngày lễ tết ở Hàn Quốc - Japchae. Nó là món ăn được làm từ mì tinh bột khoai lang, nhiều loại rau và một số loại nấm. Các loại rau phổ biến nhất được thêm vào japchae là cà rốt, rau bina, hành lá và ớt đỏ. Người ta cũng có thể biến tấu từ các loại rau khác nhau tùy theo sở thích của mình. Nếu bạn không phải là người ăn chay hoặc thuần chay, bạn cũng có thể thêm thịt và trứng vào món japchae này.
Đối với japchae truyền thống, sợi mì hơi nâu có hương vị dai ngon được kết hợp độc đáo với những miếng thịt bò (hoặc thịt lợn) mỏng và nhiều loại rau khác nhau trong nước sốt hơi ngọt và mặn. Việc trang trí thêm trứng cũng rất phổ biến trong món japchae. Dầu mè và mè là hai nguyên liệu không thể thiếu bởi chúng sẽ làm cho món japchae thêm phần thơm ngon và tròn vị.
-
Samaek Namul (Món rau ăn kèm)
Trong ẩm thực của người Hàn, namul ba màu hay samaek namul là một món rau ba màu. Đây là một loại banchan (món ăn kèm) của Hàn Quốc vô cùng phổ biến trong dịp lễ Trung thu. Ba màu của ba loại ra ăn kèm gồm trắng, nâu và xanh lá tượng trưng cho đất trời và thiên nhiên xung quanh. Đây là màu của ba loại rau: rễ hoa chuông (màu trắng), rau bina (màu xanh lá cây) và dương xỉ (màu nâu).
Nếu bạn đã nhìn thấy bàn ăn Hàn Quốc thì sẽ thấy có rất nhiều món ăn kèm dù ở nhà hay ngoài nhà hàng. Đặc biệt, trong những ngày lễ như Chuseok, banchan (món ăn kèm) chắc chắn là không thể thiếu. Mỗi gia đình sẽ chế biến những món ăn khác nhau nhưng món tối thiểu là samaek namul.
-
Yakgwa ( Bánh chiên mật ong)
Yakgwa là một trong những món ăn nhẹ truyền thống phổ biến nhất ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong dịp Trung thu. Đây là một loại bánh quy chiên ngâm trong mật ong và xi-rô gừng và có thể được tìm mua được ở khắp mọi nơi của Hàn Quốc từ cửa hàng tạp hóa đến quán trà truyền thống. Những chiếc bánh được tạo hình thành hình bông hoa hoặc được cắt thành hình vuông hoặc hình thoi. Nó cũng được coi là một món tráng miệng bởi hương vị ngọt ngào.
Về mặt ngữ nghĩa, Yakgwa bao gồm hai âm tiết. Yak có nghĩa là "thuốc" và Gwa có nghĩa là "kẹo". Điều này quay trở lại quan niệm của tổ tiên người Hàn Quốc rằng mật ong là một vị thuốc quý. Nó phổ biến trong triều đại Goryeo, được các quý tộc và vua chúa ưa chuộng và được sử dụng như là món ăn không thể thiếu trong lễ hội truyền thống. Trong triều đại Joseon, nó được đơn giản hóa thành hình cầu dù trước đây được tạo hình rất cầu kì. Tuy nhiên, hình dáng này không phù hợp để thờ cúng tổ tiên nên đã được chuyển thành hình khối. Hiện nay, Yakgwa được biến tấu với hình tròn, mép lượn sóng.