Top 14 Món đồ trang trí Giáng Sinh (Noel) và ý nghĩa của nó có thể bạn chưa biết

Nguyễn Daisy 6122 0 Báo lỗi

Lễ Giáng Sinh hay còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas là một ngày lễ trọng đại để kỷ niệm ngày Chúa Giê-su ra đời. Cứ đến Giáng sinh, mọi ... xem thêm...

  1. Trong lễ Giáng Sinh, người ta bắt gặp hình ảnh những Cây Giáng Sinh được trang hoàng lộng lẫy nhưng có lẽ không nhiều người lý giải được tại sao lại như vậy. Bởi lẽ vào mùa đông giữa tiết trời lạnh lẽo, khắc nghiệt, có những nơi băng tuyết phủ dày hàng mấy centimet, mọi cây cối đều héo rũ thì có riêng cây thông vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ và xanh tốt. Vì vậy, người cổ đại đã coi đây là loại Cây Phục Sinh.


    Lần đầu tiên cây thông được biết đến như loại cây của ngày lễ Noel là ở Đức vào thế kỷ XVI. Dần dần thông xuất hiện thường xuyên hơn trong các lễ hội Giáng Sinh. Đến thế kỷ XIX, cây Noel được sử dụng rộng rãi ở Anh và các nơi khác. Ngày nay, cứ gần đến ngày Noel, hầu hết mọi nhà đều sắm cho mình một cây thông và trang trí thật đẹp mắt với những ngôi sao, dải kim tuyến hay đèn nhấp nháy… bởi họ xem cây thông chính là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội trước thềm năm mới.

    Cây Giáng Sinh
    Cây Giáng Sinh
    Cây Giáng Sinh
    Cây Giáng Sinh

  2. Hình ảnh các ngôi sao năm cánh với đủ màu sắc xuất hiện vào mùa Giáng Sinh trong đó có một ngôi sao năm cánh to thường được đặt trên vị trí cao nhất của cây thông Noel đã không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Ngôi sao được trang trí trong lễ Giáng Sinh không chỉ đơn thuần là để đẹp mà nó còn mang biểu tượng ý nghĩa đặc biệt đó là tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.


    Bởi theo tương truyền, khi Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao có ánh sáng rực rỡ tỏa mấy trăm dặm vẫn nhìn thấy. Vì vậy, từ các vùng phía Đông xa xôi (nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria), có 3 vị vua lần theo ánh sáng tìm được đến nơi Chúa ra đời để dâng lên Ngài các vât phẩm quý là trầm hương và vàng bạc châu báu. Vì vậy, ngôi sao đã trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh, luôn được treo ở những chỗ trang trọng nhất để gợi nhớ tới sự tích trên.

    Ngôi sao Giáng Sinh
    Ngôi sao Giáng Sinh
    Ngôi sao Giáng Sinh
    Ngôi sao Giáng Sinh
  3. Ngay từ thế kỷ XVI, tục lệ treo Vòng lá mùa vọng trên cao trước cửa đã được khởi xướng để nói lên sự đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối. Vòng lá mùa vọng là một vòng tròn được kết bằng cành lá xanh, trang trí thêm 4 cây nến hoặc các quả trang trí có nhiều màu sắc.


    Bốn cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng Sinh trong đó có ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ ba, nói lên niềm vui vì Chúa đang đến. Giống như sự vô tận của hình tròn, vòng lá mùa vọng nói lên tình yêu vô bờ của Chúa với con người còn màu xanh thì nói lên sự sống muôn đời và hi vọng Đấng Cứu Thế sẽ sớm đến cứu con người.

    Vòng lá mùa vọng
    Vòng lá mùa vọng
    Vòng lá mùa vọng
    Vòng lá mùa vọng
  4. Dây kim tuyến cũng được xem là phụ kiện không thể thiếu khi trang trí những cây thông Noel. Hơn thế nữa, những sợi dây kim tuyến còn chứa đựng trong đó cả một truyền thuyết rất ý nghĩa kể về chuyện một gia đình rất nghèo muốn trang trí cây Giáng Sinh trong nhà nhưng không có chút tiền nào.


    Đêm đó, khi cả nhà ngủ say, những con nhện đã nhả ra các sợi tơ óng ánh. Các sợi tơ óng ánh đỏ nhện nhả ra được xem như những dây kim tuyến, được dùng để trang trí cho ngày lễ Giáng sinh.

    Dây kim tuyến
    Dây kim tuyến
    Dây kim tuyến
    Dây kim tuyến
  5. Những quả chuông được treo trên cây Giáng Sinh cũng mang ý nghĩa rất sâu sắc. Trong một số nền văn hóa Châu Âu, tiếng chuông được dùng để báo hiệu cho mọi người biết một việc vui hay buồn nào đó vừa xảy ra.


    Vì vậy, sau khi Chúa Hài Đồng giáng sinh, những quốc gia phương Tây đã rung lên tiếng chuông chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần gian. Chuông, đặc biệt là chuông nhà thờ, có truyền thống được kết hợp với Giáng sinh từ rất lâu. Trong các nhà thờ Anh giáo và Công giáo, một ngày của nhà thờ bắt đầu vào lúc hoàng hôn, vì vậy bất kỳ buổi lễ nào sau thời gian này là buổi lễ đầu tiên trong ngày. Vì vậy, một buổi lễ vào đêm Giáng sinh sau hoàng hôn, theo truyền thống, là buổi lễ đầu tiên của ngày Giáng sinh! Trong các nhà thờ đều có từ một đến nhiều chuông, chúng thường được rung để báo hiệu sự bắt đầu của buổi lễ này. Tại một số nhà thờ ở Anh, truyền thống là, chiếc chuông lớn nhất của nhà thờ được rung bốn lần trong một giờ trước nửa đêm và sau đó, vào lúc nửa đêm tất cả các chuông đều được rung trong lễ kỷ niệm.


    Trong Giáo hội Công giáo, lễ Giáng sinh và lễ Phục Sinh là thời điểm duy nhất mà Thánh Lễ được phép sẽ được tổ chức lúc nửa đêm. Đó là truyền thống khi trong nhiều trường hợp, ở cả các nhà thờ và nơi thờ, chuông được rung quá nhiều trong khi các linh mục đang tụng kinh “Gloria” (Kinh vinh danh). Bởi vì người ta tin rằng Chúa Giêsu được sinh ra vào lúc nửa đêm nên cần có một Thánh Lễ tại nhà thờ vào nửa đêm trong dịp Giáng Sinh mặc dù chưa bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh điều này! Rất nhiều nhà thờ có các buổi lễ đêm Giáng sinh, mặc dù không phải tất cả các nhà thờ đều sẽ có một thánh lễ hoặc lễ ban thánh thể trong buổi lễ này. Ở nhiều quốc gia Công giáo như Pháp, Tây Ban Nha và Italy, những buổi lễ vào nửa đêm đều rất quan trọng và tất cả mọi người sẽ cố gắng để đi đến một buổi lễ đó.


    Vào thời Victoria, rất thịnh hành việc đi hát mừng trong đêm giáng sinh với một chiếc chuông nhỏ bằng tay để chơi giai điệu của bát hát mừng. Đôi khi sẽ chỉ có tiếng chuông và không có ca hát! Những chiếc chuông nhỏ vẫn còn phổ biến đến ngày hôm nay.

    Chuông Giáng sinh
    Chuông Giáng sinh
    Chuông Giáng sinh
    Chuông Giáng sinh
  6. Ngày xưa, một nhà nọ có ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng vì gia cảnh quá nghèo mà chẳng có chàng trai nào nhòm ngó. Thương xót trước gia cảnh, Đức giám mục Myra đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà họ nhưng vô tình rơi trúng vào những đôi bít tất của các cô gái đang hong bên lò sưởi. Không cần nói cũng biết các cô vui mừng và sung sướng đến cỡ nào. Bởi họ có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình. Câu truyện này được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình được may mắn nên bắt chước các cô treo bít tất bên lò sưởi với hy vọng nhận được quà.


    Hầu hết mọi trẻ em luôn mong nhận được quà vào đêm Noel. Nhân cơ hội này mọi người trong nhà cũng muốn tặng quà để mong các bé sẽ luôn chăm ngoan và học giỏi. Cũng từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi để nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

    Bít tất
    Bít tất
    Bít tất
    Bít tất
  7. Tương truyền rằng, khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua, trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.


    Những người dân nghèo tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra. Ngày nay, những món quà giáng sinh biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Bên dưới những gốc cây thông Noel thường được đặt thêm những hộp quà màu sắc để trang trí.

    Quà Giáng sinh
    Quà Giáng sinh
    Quà Giáng sinh
    Quà Giáng sinh
  8. Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.


    Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.


    Vì vậy, những ngọn nến trên bàn tiệc, trong phòng khách hay phòng ngủ… giúp không khí Giáng Sinh trở nên lãng mạn và ấm cúng hơn rất nhiều. Chúng xua tan đi cái lạnh giá của ngày đông và khiến các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.

    Nến Giáng sinh
    Nến Giáng sinh
    Nến Giáng sinh
    Nến Giáng sinh
  9. Ông già Noel là nhân vật được rất nhiều người yêu quý đặc biệt là các em nhỏ mỗi dịp Noel về. Ông già Noel là biểu tượng của lòng nhân hậu, luôn đem điều may mắn, an lành cho mọi người. Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.


    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ rằng ông già Noel sống tại Bắc Cực lạnh giá. Tuy nhiên, người Thổ Nhĩ Kỳ lại tin rằng, ông già Noel được mô phỏng theo hình ảnh của thánh Nicholas - Một vị thánh nhân từ có thật tại đất nước họ. Vào mỗi dịp Giáng Sinh, ông già Noel sẽ chu du khắp thế giới để phát quà cho những trẻ em ngoan và hiếu thảo với ba mẹ trong năm vừa qua.

    Ông già Noel
    Ông già Noel
    Ông già Noel
    Ông già Noel
  10. Xe tuần lộc Giáng sinh là biểu tượng không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh, ban đầu chỉ có 8 chú, đến năm 1939 đã có thêm chú tuần lộc thứ 9. Các chú tuần lộc kéo xe trượt tuyết của ông già Noel có nhiệm vụ soi sáng đường đi nhờ vào chiếc mũi đỏ và sáng chói của nó.


    Vào đêm Giáng Sinh, ông già Noel sẽ dùng chiếc xe kéo của mình với 9 chú tuần lộc bay đi phát quà cho các trẻ em ngoan trên toàn thế giới. Các nhà khoa học đã ước tính, chiếc xe kéo của ông sẽ phải có vận tốc gấp 3000 lần so với vận tốc âm thanh và ánh sáng thì ông mới có thể bay khắp thế giới và phát quà cho các bạn nhỏ vào đêm Giáng Sinh.

    Chiếc xe kéo của ông già Noel
    Chiếc xe kéo của ông già Noel
    Chiếc xe kéo của ông già Noel
    Chiếc xe kéo của ông già Noel
  11. Một người thợ làm bánh kẹo Ấn Độ, ông đã làm ra 1 chiếc kẹo dài và uốn cong 1 đầu như cây gậy thể hiện ý nghĩa của Chúa đã dẫn dắt con người. Ông thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Đức Chúa qua cây gậy kẹo của mình.

    Cây gậy kẹo có màu trắng và 3 sọc nhỏ, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và trong trắng của Chúa, 3 sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn phải chịu trước khi Đức Chúa chết trên cây thập giá. Ba sọc này còn thể hiện ba ngôi sao thiêng liêng của Chúa (Cha, Con và Thánh thần).


    Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.

    Kẹo gậy
    Kẹo gậy
    Kẹo gậy
    Kẹo gậy
  12. Mái nhà nhỏ ẩn mình trong tuyết dưới ánh đèn vàng chắc chắn sẽ khiến bạn liên tưởng đến vùng đất của ông già Noel. Một Ngôi làng Châu Âu với những ngôi nhà có ống khói, cây thông Noel, đoàn tàu,… trên nền tuyết trắng là hình ảnh quen thuộc ở phương Tây mỗi mùa Giáng sinh về.


    Thế nhưng ở Việt Nam, thật khó để tìm được một ngôi nhà có ống khói, đoàn tàu giáng sinh cùng tuyết trắng, vì vậy một tiểu cảnh thu nhỏ của một ngôi làng Châu Âu chắc chắn sẽ giúp bạn và gia đình cảm nhận được trọn vẹn nhất không khí giáng sinh ấm áp yêu thương.

    Tiểu cảnh “Ngôi làng Giáng sinh”
    Tiểu cảnh “Ngôi làng Giáng sinh”
    Tiểu cảnh “Ngôi làng Giáng sinh”
    Tiểu cảnh “Ngôi làng Giáng sinh”
  13. Bên cạnh những món quà được trang trí cẩn thận và xinh đẹp trong ngày Giáng Sinh, các bạn còn có thể trao cho nhau những tấm thiệp xinh xắn mà mình tự tay làm và gửi gắm những tình cảm chân thành dành cho người nhận.


    Việc trao cho nhau những tấm thiệp chứa lời chúc tốt lành vào đêm Giáng Sinh đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu tại các quốc gia phương Tây, đặc biệt là nước Mỹ. Do đó, những tấm thiệp cũng được mọi người lựa chọn làm món đồ trang trí khá ý nghĩa trong ngày Giáng Sinh đấy nhé!

    Thiệp Giáng Sinh
    Thiệp Giáng Sinh
    Thiệp Giáng Sinh
    Thiệp Giáng Sinh
  14. Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn. Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga.

    Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này. Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

    Cây tầm gửi và cây ô rô
    Cây tầm gửi và cây ô rô
    Cây tầm gửi và cây ô rô
    Cây tầm gửi và cây ô rô




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy