Google +FacebookTwitterTumblrPinterestInstagramLinkedInFlickrEmailWhatsAppPrint

Top 10 Nghệ nhân ca trù nổi tiếng nhất Việt Nam

Việt Lê Nho 7734 0 Báo lỗi

Là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam, sau một thời gian bị lãng quên, ca trù đang dần hồi sinh. Ca trù đã và đang khẳng định được vị ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc

    Sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề hát ca trù, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc ngay từ khi còn bé đã sớm bộc lộ những tố chất đặc biệt của một ca nương. Cùng với niềm đam mê và nhiệt huyết, như một duyên nghiệp, đông đảo công chúng ngày càng biết tới Nguyễn Thị Chúc là một danh ca nổi tiếng của đất Hà Thành. Với giọng ngân trong trẻo và kỹ thuật điêu luyện, tinh tế, ngày càng chiếm được cảm tình của người nghe.


    Cả một đời theo nghiệp ca trù, bà là nghệ nhân hiếm hoi truyền dạy vốn nghệ thuật dân tộc này tới thế hệ trẻ để thêm yêu môn nghệ thuật truyền thống này. Trước tài năng và những đóng góp của mình cho ca trù, bà Nguyễn Thị Chúc đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2005, được mọi người tôn vinh là một trong số các cây đại thụ của nền ca trù đất Bắc. Do tuổi cao, sức yếu, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc đã qua đời tại quê nhà thôn Ngãi Cầu, Hoài Đức, Hà Nội ở tuổi 85.

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc
    Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc
    Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc biểu diễn ca trù

  2. Top 2

    Nghệ nhân Quách Thị Hồ

    Là một nghệ nhân ca trù nổi tiếng, cũng là người đầu tiên đưa tiếng hát ca trù Việt Nam tới bạn bè thế giới. Sinh năm 1909, trong một gia đình có nghiệp đàn hát lâu đời, ngay từ nhỏ bà đã sống trong tiếng đàn phách rồi được mẹ truyền nghề đàn hát. Thừa hưởng truyền thống gia đình, cùng lòng say mê, bà sở hữu một giọng hát đặc biệt chinh phục người thưởng thức. Khi tiếng hát ca trù lần đầu tiên được vang danh trên thế giới, bà được ghi nhận là một trong những nghệ nhân ca trù tiêu biểu.


    Cũng từ đây, ca trù dần được khôi phục và được biết đến là một trong những di sản quý báu của Việt Nam và nhân loại. Giọng hát của bà đã được Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm và phát sóng, được nhiều nghệ sĩ cùng thời học hỏi. Có thể nói, nghệ nhân Quách Thị Hồ là người có công đóng góp lớn trong việc khôi phục, quảng bá và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống ca trù. Bà mất vào tháng giêng năm 2001 khiến bao người tiếc nuối, vì mất một nghệ sĩ ca trù hàng đầu của nước ta.

    Nghệ nhân Quách Thị Hồ
  3. Top 3

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu

    Học ca trù từ năm 11 tuổi, Nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu ở xã Văn Nhân, Phú Xuyên đã từng cùng bà nội, cùng bố đi khắp nơi hát ca trù. Với giọng cao vút, trong trẻo, tiếng hát ấy làm say đắm bao người. Dù đã ở tuổi 90 nhưng nhờ trí nhớ tốt cùng sự tận tâm, nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu đã tuyển chọn và truyền dạy ca trù cho nhiều thế hệ với mong muốn giữ cho ca trù được trường tồn.


    Những năm qua, cụ đã cùng câu lạc bộ đi biểu diễn ca trù ở nhiều nơi trong cả nước, tham gia các cuộc thi và đã giành được nhiều giải thưởng. Năm 2011, cụ được phong tặng Nghệ nhân dân gian, và mới đây nhất cụ được Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

    Biểu diễn ca trù
    Biểu diễn ca trù
  4. Top 4

    Nghệ nhân Bạch Vân

    Mỗi khi nhắc đến ca trù Hà Nội, mọi người lại nhớ tới ngay cái tên đào nương Bạch Vân, người đã hi sinh mọi hạnh phúc riêng tư của bản thân để cống hiến cho ca trù. Với niềm đam mê tới mức điên dại, chị đã đưa nghệ thuật ca trù tới đời sống. Để có được thành công, được công chúng biết tới nhiều như bây giờ, với chị là cả một chặng đường gian nan, đầy chông gai, thử thách.


    Từng học Nhạc viện Hà Nội, nhưng chỉ sau một lần nghe ca trù, chị đã quyết gắn cuộc đời mình với ca trù, bỏ mặc lời khuyên từ gia đình. Mải mê theo đuổi ca trù, chị kết hôn khi đã ở tuổi 44, rồi không dám giữ lại đứa con đầu lòng vì sợ phải chia sẻ thời gian với ca trù. Năm 2012, Bạch Vân được phong Nghệ sĩ ưu tú, đó là danh hiệu cao quý mà Nhà nước phong tặng cho chị với những nỗ lực đóng góp gìn giữ ca trù.

    Đào nương Bạch Vân
    Đào nương Bạch Vân
  5. Top 5

    Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức

    Với mong muốn giữ lại nghề của cha ông, giữ lại loại hình nghệ thuật truyền thống, bao năm qua, nghệ nhân ca trù Phó Thị Kim Đức đã dành thời gian, tâm sức nghiên cứu và truyền dạy nghệ thuật ca trù. Được sống trong bầu không khí ca trù từ nhỏ, nên bà sớm ngấm và mê ca trù, và bắt đầu theo cha đi hát. Nổi tiếng là người hát tròn vành rõ chữ, khả năng cảm thụ tinh tế, bà nhanh chóng được đông đảo công chúng biết tới.


    Tiếp đó, bà về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, với chất giọng trời cho, bà chinh phục thính giả bằng giọng hát ngọt ngào, sang trọng. Mặc dù hiện nay ca trù đã hồi sinh, được công nhận là di sản văn hóa thế giới nhưng theo nghệ nhân KIm Đức thì cái hồn dường như không còn được như xưa, số lượng nghệ nhân học ca trù còn quá ít. Bởi lý do những người học ca trù phải là những người đam mê, tâm huyết với nghề, kiên trì theo đuổi mới có ngày thành công. Sau nhiều năm công tác với những đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà, bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

    Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức
    Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức
  6. Top 6

    Nghệ nhân Vân Mai

    Không phải con nhà nòi, cũng không qua một trường lớp đào tạo nào, nhưng vì mê ca trù, hơn chục năm qua, nghệ nhân Vân Mai đã tự khổ luyện, trở thành nghệ nhân có tiếng trong làng ca trù. Sinh ra ở quê lúa Thái Bình, ông trời ưu ái cho chị chất giọng vừa trong vừa khỏe nên có thể hát được nhiều loại.


    Nói về cơ duyên đưa chị tới ca trù là do vô tình được nghe tiếng hát của cụ Quách Thị Hồ trên sóng phát thanh, rồi từ đó chị đam mê và quyết tâm tự mình học hát ca trù qua những băng đĩa sưu tầm của các nghệ nhân ca trù nổi tiếng xưa. Sau nhiều năm miệt mài, giọng hát của chị ngày càng nhuần nhuyễn, mượt mà. Không ngừng rèn luyện nâng cao hơn nữa, hiện nay nghệ nhân Vân Mai dành thời gian mở truyền dạy ca trù miễn phí cho lớp trẻ.

    Ca trù là một loại hình nghệ thuật truyền thống
    Ca trù là một loại hình nghệ thuật truyền thống
  7. Top 7

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Chín

    Sinh năm 1924, tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, nghệ nhân Nguyễn Thị Chín được lớn lên và nuôi dạy trong một gia đình có nghề ca hát. Nhờ có năng khiếu, giọng ca trong sáng, truyền cảm, bà đã tiếp thu được hầu hết các lối hát, điệu hát và trở thành một ca nương xuất sắc. Khi thành phố Hải Phòng có chủ trương bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống này, bà đã cùng mọi người vận động những ca nương thời xưa cùng tham gia câu lạc bộ ca trù, giúp ca trù Hải Phòng bắt đầu có sức sống mới.


    Bà đã truyền dạy thành công cho một số học trò và cùng câu lạc bộ đạt được một số giải thưởng. Hình ảnh nghệ nhân Nguyễn Thị Chính chính là nguồn cổ vũ lớn các ca nương, các nhà nghiên cứu cùng giữ vững, bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù.

    Nghệ nhân ca trù Trần Trọng Quế và Nguyễn Thị Chín của CLB ca trù Hải Phòng
    Nghệ nhân ca trù Trần Trọng Quế và Nguyễn Thị Chín của CLB ca trù Hải Phòng
  8. Top 8

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh

    Là một trong những người có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, gìn giữ và truyền dạy ca trù trên quê hương Châu Hóa. Thừa hưởng truyền thống từ gia đình và niềm đam mê, nhiệt huyết, các làn điệu ca trù cứ thế vận vào rồi gắn bó với cuộc đời nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh như mối duyên nợ.


    Với tài năng và sự yêu nghề, bà Nguyễn Thị Thanh đang từng ngày lặng lẽ truyền dạy cho lớp con cháu trong làng những kiến thức, kỹ năng ca trù giúp thế hệ trẻ hiểu biết hơn về nghệ thuật ca trù, biết nâng niu những giá trị riêng của loại hình nghệ thuật này. Bà xứng đáng với danh hiệu Nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực ca trù do Hội di sản văn hóa Việt Nam phong tặng.

    Ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
    Ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
  9. Top 9

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp

    Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát ca trù lâu đời, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp đã cũng các anh chị của mình đi hát khắp vùng Kinh Bắc. Khi nghệ thuật ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp rất vui mừng và tự hào khi môn nghệ thuật truyền thống này được thế giới biết đến.


    Bất kể ở đâu có người yêu mến ca trù, dù ở tuổi đã cao, cụ vẫn sẵn sàng đem lời ca, tiếng hát đi biểu diễn và truyền dạy. Đến nay, cụ đã có hơn 100 học trò đến từ các tỉnh khác nhau với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục duy trì và gìn giữ loại hình nghệ thuật dân dã này.

    Câu lạc bộ ca trù
    Câu lạc bộ ca trù
  10. Top 10

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam

    Là chủ nhiệm câu lạc bộ ca trù Thượng Mỗ, Đan Phượng, nghệ nhân Nguyễn Thị Tam là con gái của ca nương Nguyễn Thị Chản nổi tiếng khắp vùng những năm 40 của thế kỷ 20. Năm 8 tuổi, bà theo chân phường hát của gia đình đi hát khắp nơi. Càng lớn nghệ nhân Nguyễn Thị Tam càng bộc lộ tố chất của một ca nương, lại được ông bà nội, bố mẹ truyền dạy những điệu hát ca trù, ngày đêm say mê với nhịp phách, cung đàn.


    Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam trưởng thành rất nhanh, dù đã bước vào tuổi cao nhưng bà lúc nào cũng đau đáu với nghề, mong muốn truyền lại môn hát ca trù cho hậu thế. Rất nhiều học trò được bà chỉ bảo giờ đã trở thành những ca nương hoạt động trong các câu lạc bộ trong Nam, ngoài Bắc.

    Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam bên chiếc đàn đáy cổ
    Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam bên chiếc đàn đáy cổ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy