Top 10 Ngôi chùa có kiến trúc ấn tượng nhất châu Á
Châu Á - châu lục tự hào với hàng ngàn công trình kiến trúc độc đáo, trong đó có hàng ngàn ngôi đền chùa cổ kính. Những ngôi đền, chùa ... xem thêm...không chỉ là chỗ để chiêm bái, hành hương đầu năm, những ngôi chùa Châu Á vang danh còn khiến du khách phải trầm trồ bởi kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp tựa cổ tích. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những ngôi chùa ấn tượng từ lịch sử đến kiến trúc giúp nơi đây trở thành địa điểm thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm nhé.
-
Angkor Wat, Campuchia
Quần thể đền Angkor Wat chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Có thể nói đây chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế. Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, đền Angkor Wat được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 248 dặm vuông (400 km2), chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.
Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại. Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả.
Quần thể di tích Angkor là niềm tự hào của người dân Campuchia, quần thể di tích Angkor đặc biệt quan trọng của du lịch Campuchia này được chia ra làm 5 khu vực chính với kiến trúc độc đáo tạo nên cảnh tượng kì vĩ thu hút du khách: Angkor Wat và Angkor Thom, Little Circuit (Vòng Nhỏ), Big Circuit (Vòng Lớn), nhóm Roluos và các đền ngoại vi. Đền Angkor Wat là lý do chính để cho hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến thăm Campuchia. Người dân Campuchia rất tự hào về công trình kiến trúc của họ và nó đã được đặt lên trên lá cờ của đất nước Campuchia năm 1850.
-
Prambanan, Java, Indonesia
Prambanan là một tổ hợp đền thờ Hindu nằm tại tỉnh Yogyakarta, Indonesia. Đây là đền thờ dành cho Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma, thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Đền thờ nằm cách thành phố Yogyakarta khoảng 17 km về phía đông bắc, nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Trung Java và Yogyakarta. Đền thờ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là đền thờ Hindu lớn nhất ở Indonesia và lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Nó đặc trưng bởi kiến trúc tháp nhọn và cao với tháp chính giữa cao tới 47 m nằm bên trong một quần thể lớn của các ngôi đền. Đền thờ này là một trong những điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới ở Indonesia.
Quần thể đền được xây dựng tích cực dưới nhiều đời vua của Medang, nhất là các vua Daksa và Tulodong. Xung quanh tháp chính là hàng trăm đền tháp thấp hơn, gọi là perwara. Prambanan được coi là ngôi đền hoàng gia của vương quốc Medang theo đạo Hindu, nơi tổ chức nhiều lễ nghi tín ngưỡng và hiến tế. Các học giả cho rằng, vào thời kỳ hoàng kim của vương quốc, có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn và đệ tử của họ sống quanh quần thể đền này. Trung tâm thành phố và triều đình của Medang đóng gần đó, trong đồng bằng Prambanan.
-
Chùa Shwe Maw Daw, Bago, Myanmar
Chùa Shwemawdaw hay còn gọi là Chùa Vàng Thiên Chúa nằm ở Bago Myanmar đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cao nhất của Myanmar cho đến thời điểm hiện tại. Hàng năm, người dân Myanmar thường tổ chức một lễ hội diễn ra trong 10 ngày ngay tại ngôi chùa này. Ngôi chùa là kiệt tác kiến trúc của hai anh em Mahasala và Kullasala sáng tạo nên. Họ cùng nhau thiết kế và tham gia xây dựng công trình này sau khi đi du học tại Ấn Độ về. Khi đó, họ chỉ có ý định muốn xây một bảo tháp nhỏ với mục đích là nơi để thờ hai sợi tóc của Đức Phật mà họ may mắn có được. Sau này, chính quyền và nhân dân Myanmar cùng nhau xây dựng thêm những công trình kiến trúc khác có trong ngôi chùa khiến cho chùa Shwemawdaw mang diện mạo như ngày hôm nay.
Không những là nơi lưu giữ những vật báu vô giá như xá lợi tóc và răng của Đức Phật mà chùa Shwemawdaw còn sở hữu một quả chuông cổ, cực kỳ quý hiếm được đúc từ thời vua Dhammazedi, một vương miện thời vua Bayinpauung, một chiếc ô và một cái đẫy lọc nước từ thời vua Bodawpaya. Cũng như ở bao ngôi chùa khác của Myanmar, khách du lịch Myanmar khi đến tham quan, cúng bái tại ngôi chùa đều phải tháo bỏ giày dép để bên ngoài cổng chùa để thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật. Du khách khi đến với ngôi chùa chắc chăn sẽ bị ấn tượng bởi màu sơn đỏ rói, vượt thời gian của những bức tường bao quanh ngôi chùa. Dường màu lớp sơn đó chưa bao giờ bị lớp bụi thời gian phủ mờ cho dù ngôi chùa đã có tuổi đời hàng ngàn năm. Từ chân cho đến ngọn tháp của Shwemawdaw đều được mạ vàng sáng chói. Dưới ánh mặt trời, ngọn tháp càng trở nên lộng lẫy, quyến rũ hơn bao giờ hết.
-
Fushimi Inari Taisha, Fushimi-ku, Kyoto, Nhật Bản
Fushimi Inari-taisha là ngôi đền chính trong hệ thống gồm 32.000 đền thờ thần Inari trên khắp Nhật Bản, nằm ở Fushimi-ku, Kyoto. Ngôi đền này tọa lạc dưới chân núi Inari nằm trên độ cao 233m so với mực nước biển. Đường dẫn lên ngôi đền là một hệ thống nhiều đường mòn kéo dài khoảng 4 km và mất khoảng 2 giờ để đi lên. Dọc theo các đường mòn này là các ngôi đền nhỏ và nhiều cánh cổng torii nằm rải rác. Đền Fushimi Inari-taisha là một trong những ngôi đền nhận được sự bảo trợ của Hoàng gia Nhật Bản những năm đầu của thời kỳ Heian. Trong năm 965, Thiên hoàng Thôn Thượng đã ra sắc lệnh cho lễ thần hoàng tộc soạn tờ biểu ghi chép lại các sự kiện trọng đại của đất nước, rồi sai người đưa đến đền để dâng lên các vị thần.
Toàn bộ khuôn viên Fushimi Inari-taisha có diện tích 870.000m2, được xây dựng ẩn dưới tán rừng tuyết tùng, tạo thành một không gian thờ tự uy nghiêm, thành kính. Cũng như tất cả các đền thờ thần Inari khác, kiến trúc tổng thể của Fushimi Inari-taisha bao gồm các công trình chính như cổng đền, tham đạo, bồn nước thanh tẩy, nhà diễn kịch - Thần lạc, nhà dâng lễ vật, mỗi kiến trúc mang một nét đặc trưng riêng, sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ và trắng. Bên dưới ngọn đồi chính là cổng chính và chính điện. Toàn bộ phần mái lợp của ngôi đền mang các màu tông trầm như đen, rêu và xanh đồng, rải rác trong sân là vô số các pho tượng cáo bằng đá được tạc tỉ mỉ, nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Fushimi Inari-taisha này được quản lý bởi dòng họ Hata qua nhiều thế hệ. Ngày nay, nhiều gia đình thuộc dòng họ Hata vẫn tiếp tục sinh sống ở gần đền theo truyền thống.
Lý do mà người Nhật không chọn những vật phẩm khác mà chỉ chọn những chiếc cổng màu đỏ này làm vật tế lễ là vì theo tín ngưỡng của Thần Đạo, chiếc cổng Torii được xem như cửa ngõ đi vào thế giới của thần linh, là cột mốc không gian giúp chuyển tiếp giữa thế giới phàm trần và cõi linh thiêng. Ngoài ra, màu đỏ chính là màu sắc của mặt trời, tượng trưng cho sức mạnh tuyệt đối, sự vĩnh hằng và điều tốt lành. Do đó, những chiếc cổng với sắc đỏ đặc trưng này cứ thế tăng lên, trở thành một nét đặc trưng rất riêng của ngôi đền Fushimi Inari-tasha huyền thoại, nơi mà dấu ấn về sự giao hòa giữa Thần đạo và Phật giáo cứ thế tồn tại từ ngàn đời nay.
-
Sri Ranganathaswamy, Srirangam, Ấn Độ
Đây là ngôi đền dùng để thờ thần Ranganatha, một hình dáng nghỉ ngơi của thần Vishnu. Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc Dravidian, một lối kiến trúc được hình thành ở phía nam Ấn Độ. Lối kiến trúc này đã phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ 16. Ta có thể bắt gặp lối kiến trúc này ở các ngôi đền của đạo Hindu không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở Ăng-cô-vát, Campuchia. Những chiếc cổng đền của đạo Hindu thường được trang trí rất cầu kì với những màu sắc sặc sỡ. Chiếc cổng chính, còn được biết đến với tên gọi Rajagopuram (đền tháp hoàng tộc), cao tới 72 mét và bao gồm 11 tầng với kích thước nhỏ dần khi lên đến đỉnh.
Không những ấn tượng về chiều cao, ngôi đền còn trải rộng trên diện tích hơn 6 héc ta vuông, với chu vi vòng ngoài dài hơn 4 cây số, và hiên ngang trở thành ngôi đền lớn nhất Ấn Độ và một trong những quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới. Về kết cấu, ngôi đền bao gồm 7 lớp tường đồng tâm bao quanh khép kín, trong đó có 21 toà tháp (gopuram), 39 gian nhỏ, 50 điện thờ, 953 cột trụ và rất nhiều hồ nước ở bên trong. Khu vực vòng ngoài của ngôi đền có những cửa hàng đồ ăn, hoa và các đồ vật bày bán.
Đặc biệt, gần một ngàn chiếc cột trụ kể trên được tập trung trong một gian sảnh lớn. Mỗi chiếc cột trụ đều được làm bằng đá hoa cương và đều được điêu khắc tinh xảo. Có những chiếc cột được khắc hình những chiến binh đang cưỡi ngựa chiến, và chân của các chú ngựa thì đang đạp lên đầu của những con hổ hung dữ và những mũi giáo thì xiên vào trong miệng chúng. Đây là một biểu tượng mang tính tôn giáo chứ không chỉ đơn thuần là hoạ tiết trang trí cho ngôi đền.
-
Đền Heaven, Bắc Kinh, Trung Quốc
Nằm trong quần thể các toà nhà ở nội thành, Temple of Heaven là quần thể kiến kiến trúc to lớn, nổi tiếng hấp dẫn khách đi du lịch Bắc Kinh. Temple of Heaven hay còn gọi là thiên đàn được xem là khu đền thờ tự của các hoàng đế linh thiêng nhất ở Bắc Kinh. Ngôi đền được xem như một kiệt tác về kiến trúc đột phá và thiết kế cảnh quan. Thiên Đàn cũng được xếp vào danh sách những di sản văn hoá thế giới do UNESCO công nhận.
Thiên Đàn là một quần thể các tòa điện thờ ở nội thành phía Đông Nam của Bắc Kinh, vị trí tương ứng ở quận Tuyên Vũ hiện tại. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420 thời Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế. Như một trung tâm cúng bái của hoàng gia, đây là nơi mà các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế vị thần của trời là Hạo Thiên Thượng đế - một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm qua các triều đại. Đền thờ được xây theo kiểu hơi hướng Đạo giáo, dù thực tế việc thờ trời ở Trung Hoa đã có từ xa hơn nữa. Đây là một quần thể kiến trúc rất có giá trị văn hóa.
Thiết kế của Thiên Đàn mang ý đồ thể hiện tư tưởng xông ra không trung, mở ra chân trời cao. Bố cục chính của đàn tế ở hướng Đông, cả Viên Khâu đàn lẫn Kỳ Niên điện đều hướng về phía Đông của trục chính, hoàn toàn khiến bố cục bên phía Tây có chiều hướng trống trải và rộng rãi. Do đó, khi nhóm đoàn người làm lễ tiến vào khu vực tế đàn từ hướng Tây, có tầm nhìn rất rộng khi nhìn tế đàn, mang cảm giác chân trời rất cao. Các Hoàng Khung vũ cùng Kỳ Niên điện đều theo kiểu hình tròn, phần mái theo kết cấu chóp nhọn cong vút, cũng cho cảm giác nhìn vào toàn thể kiến trúc như bay lên trời.
-
Gawdawpalin Temple, Bagan, Myanmar
Cũng tại vùng đất Bagan có một ngôi đền lâu đời, được xây dựng từ cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13. Công trình cổ xa xưa này cũng là một trong những điểm đến tuyệt vời dành cho khách du lịch muốn khám phá lịch sử văn hóa của đất nước Myanmar. Gawdawpalin được xây trên những dãy núi cao, nhìn từ chân núi, kiến trúc độc đáo của Gawdawpalin trở thành điểm nhấn nổi bật trong cảnh quan Bagan, Myanmar. Đền Gawdawpalin là ngôi đền cao thứ hai ở Bagan. Tương tự như cách bố trí với Đền Thatbyinnyu, ngôi đền cao hai tầng, và có ba sân thượng thấp hơn và bốn sân thượng. Ngôi đền bị hư hại nặng nề trong thời gian. Trận động đất năm 1975 và được xây dựng lại trong những năm tiếp theo.
Đền Gawdawpalin thuộc phong cách của ngôi đền gu -style rỗng, trái ngược với bảo tháp, ngôi đền gu -style rỗng là một cấu trúc được sử dụng để thiền định, thờ cúng đức phật và các nghi lễ Phật giáo khác. Các đền gu có hai kiểu cơ bản, đó là thiết kế "một mặt" và thiết kế "bốn mặt", cơ bản là một lối vào chính và bốn lối vào chính. Các phong cách khác như năm mặt và giống lai cũng tồn tại. Phong cách một mặt phát triển từ thế kỷ thứ 2 Beikthano và bốn mặt từ thế kỷ thứ 7 Sri Ksetra. Những ngôi đền, với những đặc điểm chính là các vòm nhọn và buồng hình vòm, trở nên lớn hơn và vĩ đại hơn trong thời kỳ Bagan.
-
Chùa Trắng, Chiang Rai, Thái Lan
Với kiến trúc “độc nhất vô nhị” với màu trắng “độc tôn”. Wat Rong Khun thường được gọi là White Temple (chùa Trắng), đây là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của Thái Lan. Bước vào ngôi chùa, bạn sẽ choáng ngợp với vẻ đẹp của màu trắng tinh khiết như có tuyết rơi hiện hữu ở khắp mọi nơi. Bất kể thời điểm nào trong năm, cổng vào của ngôi chùa cũng luôn tấp nập du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Khác với màu vàng chủ đạo của các ngôi chùa ở Thái Lan, nơi được mệnh danh là “Xứ sở Chùa Vàng”, Wat Rong Khun được bao phủ bởi một màu trắng sáng tượng trưng cho sự tinh khiết, chiếu rọi của Phật giáo. Bao quanh chùa là một công viên với hồ nước và rất nhiều tác phẩm điêu khắc thủ công kỳ lạ, có thể là một ác quỷ, đầu lâu, hay các quái vật trong văn hóa dân gian Thái Lan. Để vào chùa, du khách phải đi qua “Cầu tái sinh” bắc qua một hồ nhỏ. Hai bên cầu là hình tượng hàng trăm cánh tay giơ lên tượng trưng cho những điều “tham, sân, si”. Khi qua cây cầu này và vào chính điện, coi như bạn đã đến “miền hạnh phúc”, và bạn sẽ không thể trở lại con đường cũ, vì lẽ đó toà nhà thiết kế một lối ra khác.
Ngay từ khu vực ra vào, ngôi chùa đã gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bằng những hình thù điêu khắc tinh xảo trên những hàng cột của cổng chào. Bước thêm vài bước, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi vẻ lộng lẫy của chánh điện. Không chỉ dừng lại ở sắc xanh ma mị, hiếm thấy, toàn bộ ngôi chùa đều được bao phủ bởi những chi tiết trang trí mạ vàng tỉ mỉ, cầu kỳ đến khó tin.
-
Đền Lotus, New Delhi, Ấn Độ
Đền Hoa Sen hay còn được biết là đền Lotus (Đền Liên Sen), tọa lạc ở Kalkaji thuộc phía nam thủ đô New Delhi, nơi thờ Mẫu (đạo Bahui) của tiểu lục địa Ấn Độ. Ngôi đền được thiết kế dựa theo hình ảnh đóa hoa sen. Những cánh hoa cách điệu ôm lấy búp cũng chính là mái vòm xung quanh ngôi đền, cũng có khi cánh sen lại hóa thành hồ nước. Chính bởi những mới lạ này mà đền Lotus được xem như kỳ quan sáng tạo trong kiến trúc Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Mỗi ngày đón hơn 150 nghìn lượt khách quan ghé thăm.
Công trình độc đáo này được thiết kế bởi kiến trúc sư Canada gốc Iran tên là Faribo Sahba, dành 10 năm để lên ý tưởng, hình thành và thi công. Ngôi đền cao 35 met, chiếm diện tích khoảng 105 ngàn m2 với sức chứa lớn nhất lên tới 2500 người. Ngay sau khi xuất hiện năm 1987, đền Lotus được xếp vào hạng mục 3 kiến trúc độc đáo, lớn nhất của thế giới. Việc thi công Đền Hoa Sen phải sử dụng đến hơn 800 kỹ sư, kỹ thuật viên các nghệ nhân và công nhân giúp sức, kéo dài từ năm 1976 đến năm 1987. Công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch, xi măng, cát và đô lô mit. 27 tảng đá cẩm thạch khổng lồ gắn kết với nhau. Với kết cấu phức tạp, 3 dãy liên kết nhau, mỗi dãy là 9 cánh hoa sen tạo hình như thật cũng là 9 lối vào ngôi đền này. Trên các thành cánh hoa, tường và cột trần đều được chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết, hình ảnh bông hoa sen trắng xuất hiện ở khắp nơi trong ngôi đền.
Hệ thống 9 hồ nước xung quanh được thiết kế hình chiếc lá xanh bao bọc đóa hoa, nhờ đó nhìn toàn cảnh công trình này, du khách sẽ choáng ngợp bởi hình ảnh bông hoa sen đang thì nở rộ trên mặt hồ. Vào ban đêm khi hệ thống điện của Lotus thắp lên, cả đóa sen phản chiếu trên mặt hồ, tạo thành một cụm sen lung linh huyền ảo. Khuôn viên của ngôi đền cũng được quy hoạch cây cối bao quanh xanh mát, vì vậy nơi đây là điểm du lịch Ấn Độ cực hấp dẫn, mọi người đến đây tìm sự yên tĩnh, tách biệt với sự đông đúc, náo nhiệt thường thấy ở thủ đô New Delhi.
-
Đền Thatbyinnyu, Bagan, Myanmar
Ngôi đền đẹp ấn tượng với kiến trúc độc đáo này được xây dựng từ thế kỷ 12, khi hoàng đế Alaungsithu đang trị vì đất nước. Thatbyinnyu là ngôi đền cao nhất tại vùng đất Bagan. Đền Thatbyinnyu đồ sộ được quét vôi trắng, trông giống như tu viện Thiên chúa giáo thời Phục hưng châu Âu. Bên trong đền thờ các tượng Phật với nhiều hình dáng khác nhau. Điều đặc biệt là tất cả các bức tường đều được dát vàng. Đến thăm ngôi đền này, du khách còn được chiêm ngưỡng những bức bích họa nghệ thuật Phật giáo của đất nước Myanmar.
Nếu nhìn ngôi đền này từ xa bạn sẽ nhìn thấy một kiến trúc đồ sộ và được quyets hoàn toàn bằng vôi tắng. Và do nó được quét hoàn toàn bằng vôi trắng nên đã khiến nhiều du khách đặt vé giá rẻ đi Myanmar liên tưởng đến một tu viện Thiên chúa giáo trong thời Phục Hưng. Khi đã đến gần và bước vào trong ngôi đền bạn sẽ chiêm ngưỡng được kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Những dãy hành lang dài được xây dựng xung quanh ngôi chùa, giúp du khách có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Khi vào sâu bên trong ngôi đền bạn sẽ được nhìn ngắm nhiều những bức tượng Phật giáo độc đáo khác nhau. Những bức tượng này đều được làm với nhiều các hình dáng, tư thế khách nhau. Điều này cũng giúp bạn không còn cảm thấy nhàm chán khi tham quan.