Top 8 Khu vực có địa hình karst đẹp nhất Châu Á

Triệu Triệu Thành 193 0 Báo lỗi

Địa hình Karst là sự vận chuyển của nước trong đá, tạo ra phản ứng hóa học. Địa hình này xuất hiện nhiều ở vùng núi đá, tại Việt Nam hay ở Châu Á đều giống ... xem thêm...

  1. Hang Sơn Đoòng được mệnh danh là hang Karst lớn nhất trên thế giới với chiều dài 8.573m, nơi cao nhất là 195m và rộng nhất lên đến 150m, nằm trong vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang nằm sát biên giới Việt Lào, được 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 2003 và 2015. Hang Sơn Đoòng nằm trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.


    Hang Sơn Đoòng được hình thành cách đây khoảng 2-5 triệu năm khi nước sông chảy qua vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo các đường đứt gãy. Dòng nước làm xói mòn tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất bên dưới những ngọn núi. Ở những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành hố sụt, theo thời gian tạo thành vòm hang lớn.


    Hang Sơn Đoòng được phát hiện đầu tiên bởi một người đi rừng tên là Hồ Khanh vào năm 1990 - 1991. Trong một buổi dông bão, lúc tìm chỗ trú mưa, anh tình cờ phát hiện vòm hang đá, nhưng sợ không dám vào. Đến năm 2007, đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh thực hiện đợt tìm kiếm hang động mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng, nhưng không có kết quả, chính ông Howard Limbert khi quan sát hiện tượng tự nhiên khu vực xung quanh đã khẳng định với anh Khanh rằng, gần đây nhất định phải có một cái hang lớn… Sau đó Hồ Khanh tiếp túc vào rừng tìm kiếm và tìm ra được hang Sơn Đoòng vào năm 2008. Đến năm 2009, Hồ Khanh dẫn đoàn của Howard Limbert đến và hang này được đặt tên là Hang Sơn Đoòng.


    Hang Sơn Đoòng với những trải nghiệm khác biệt mà ít có hang động nào có được. Nhiều điểm nổi bật cho thấy cho sự hấp dẫn của hang động này như:

    • Bức tường Việt Nam (bức tường thạch nhũ) cao 90m
    • Bãi căm trại trong hang
    • Bàn chân chó - khối thạch nhũ tự nhiên trong hang
    • Hố sụt Sơn Đoòng


    Vị trí: Xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam

    Bãi cắm trại tại hang Sơn Đoòng
    Bãi cắm trại tại hang Sơn Đoòng
    Hang Sơn Đoòng
    Hang Sơn Đoòng

  2. Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.


    Lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long, theo ghi chép, được hình thành khoảng gần 500 triệu năm trước đây, đã trải qua các thời kỳ cổ đại và môi trường địa lý hoàn toàn khác nhau, nhiều lần tạo núi, biển lùi, sụt chìm, biển tiến,... Vịnh Hạ Long vẫn còn lưu lại dấu ấn của quá trình hình thành địa máng vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa lũy, địa hào cổ. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất.


    Hàng nghìn hòn đảo và hàng chục hang động đẹp góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ cho vịnh. Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long bao gồm ba yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá của Vịnh Hạ Long muôn hình vạn trạng, tạo thành một bức tranh thủy mặc hòa quyện giữa trời và biển.


    Tổng số loài thực vật sống trên các đảo của Vịnh Hạ Long vượt một nghìn loài. Nhiều cộng đồng thực vật khác nhau đã được tìm thấy, chẳng hạn như các loài cây ngập mặn, thực vật ven cát đảo và các loài mọc trên sườn đồi và vách đá, đỉnh đồi, miệng hang động hoặc khe nứt. Các nhà nghiên cứu thuộc Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phát hiện ra 7 loài thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long. Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bao gồm: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ, 20 loài cây ngập mặn; về động vật, đã ghi nhận được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú.


    Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái xác định lần thứ hai vào năm 2000 với giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo.


    Vị trí: Vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

    Vịnh Hạ Long
    Vịnh Hạ Long
    Vịnh Hạ Long
    Vịnh Hạ Long
  3. Rừng Đá Thạch Lâm là khu rừng đá tự nhiên, nằm tại huyện tự trị dân tộc Di Thạch Lâm, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ban đầu nó là đáy của một vùng biển lớn. Nước dần cạn đi, để lộ ra những núi đá vôi khổng lồ. Tồn tại qua hàng thiên niên kỷ, Rừng Đá là kết quả của sự xói mòn của gió và nước tạo nên những hình thù ấn tượng cho các khối đá, là ví dụ điển hình của kiểu địa hình karst.


    Các nhà khoa học ước tính được Rừng Đá Thạch Lâm hình thành khoảng 270 triệu năm trước trong kỷ Than đá của thời Đại cổ sinh. Vào thời nhà Minh đã đặt cho Thạch Lâm danh hiệu “Kỳ quan đầu tiên của thế giới”. Năm 2004, Rừng Đa Thạch Lâm được UNESCO bình chọn là Vườn địa chất thế giới. Nó cũng được Chính phủ công nhận là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia.


    Thạch Lâm gồm hàng vạn trụ đá màu xám đa kích cỡ với nhiều hình dạng khác nhau, cột đá thấp nhất khoảng 10m cao nhất gần 200m so với mặt đất. Các trụ đá trải dài trên diện tích khoảng 400 km2, tạo ra mê cung khổng lồ. Càng đi sâu vào rừng càng choáng ngợp trước những kiệt tác đá tự nhiên, với kết cấu phức tạp của các khối thạch nhũ, hang động, sông hồ và cảnh quan nơi đây.


    Thạch Lâm bao gồm 3 khu vực chính là Đại Thạch Lâm, Tiểu Thạch Lâm và Rừng đá Naigu

    • Đại Thạch Lâm là khu vực các trụ đá có hình lưỡi kiếm, có trụ lại như cái tháp, thậm chí có trụ mang hình ngôi chùa, động vật.
    • Tiểu Thạch Lâm có màu xám đặc trưng khác so với màu đá của Đại Thạch Lâm là màu đen có chỗ vàng
    • Rừng đá Naigu là một phần của Karst Nam Trung Quốc - khu vực đa dạng sinh học nổi tiếng về karst đá vôi đã trở thành Di sản Thế giới UNESCO vào năm 2007


    Vị trí: Huyện tự trị dân tộc Di, Vân Nam, Trung Quốc

    Rừng Đá Thạch Lâm
    Rừng Đá Thạch Lâm
    Kết cấu phức tạp của các khối thạch nhũ, hang động, sông hồ tại Rừng Đá Thạch Lâm
    Kết cấu phức tạp của các khối thạch nhũ, hang động, sông hồ tại Rừng Đá Thạch Lâm
  4. Phong Nha - Kẻ Bàng là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở Châu Á, được tạo tập từ 400 triệu năm trước, gắn liền với các chu kỳ kiến tạo và phát triển chính của Trái Đất. Diện tích của vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình khoảng 400ha.


    Địa hình karst là đặc điểm nổi bật nhất của khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng, chiếm hơn 2/3 diện tích di sản, là khối đá vôi tương đối hoàn chỉnh lớn nhất Việt Nam và tiếp tục kéo dài sang Hin Namno, Lào, trở thành một trong những vùng núi đá vôi nhiệt đới cổ đại nhất, rộng lớn nhất thế giới với những đặc tính nổ bật về địa mạo, địa chất có giá trị toàn cầu.


    Nằm trên địa hình phức tạp ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chiếm 85.754ha diện tích. Tại đây các nhà khoa học đã thống kê được 568 loài thực vật, 876 loại động vật, với 133 loài thú lớn, 81 loài bò và lưỡng cư, 72 loài cá, 259 loài bướm,...


    Động Phong Nha là một hang động thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và là danh thắng tiêu biểu nhất trong quần thể hang động tại đây. Động này dài 7.729m, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969m. Cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có nhũ đá lô nhô. Các nhũ đá trong hang được hình thành do quá trình tích tụ của đá vôi karst sau hàng triệu năm, được nước mưa hấp thụ, hòa tan và chảy xuống tạo thành những nhũ đá kỳ lạ như sư tử, ngai vàng, tượng Phật,...


    Phong Nha – Kẻ bàng được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo vào năm 2003, và vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 tiếp tục được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học.


    Vị trí: Huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam

    Phong Nha - Kẻ Bàng
    Phong Nha - Kẻ Bàng
    Phong Nha - Kẻ Bàng
    Phong Nha - Kẻ Bàng
  5. Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, hay còn gọi là Sơn nguyên đá Đồng Văn là một cao nguyên đá phân bố trên địa phận bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích là 2356,8 km2 và độ cao trung bình là khoảng 1.400 - 1.600m so với mực nước biển.Hơn 90% diện tích của cao nguyên là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst, với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, độ dốc khá lớn, các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều.. Toàn bộ diện tích bề mặt của cao nguyên còn đang trong thời kỳ phong hóa, phong cảnh kỳ vĩ với những “thạch thụ” hợp thành “rừng đá”.


    Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 - 600 triệu năm. Theo đánh giá của Hội đồng Tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu GGN của UNESCO, Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng núi đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn lịch sử tiêu biểu về quá trình phát triển vỏ trái đất, các hiện tượng tự nhiên, cảnh quan thẩm mỹ độc đáo, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, cao nguyên được chính thức công nhận là Công viên địa chất thế giới bởi Ủy ban cố vấn của Mạng lưới Công viên địa chất thế giới.


    Hiện nay, trên cao nguyên đá Đồng Văn Ngàn có khoảng 250.000 người thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam sinh sống. Ngoài các dân tộc Hmông, Dao, Tày, Nùng còn có các dân tộc như La Chí, Pu Péo, Pà Thẻn, Lô Lô duy nhất sinh sống tại đây.


    Vị trí: Vùng núi cực bắc của Việt Nam, phân bố trên địa phận bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam

    Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn
    Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn
    Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn
    Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn
  6. Công viên quốc gia Gunung Mulu, hay còn gọi là vườn quốc gia Gunung Mulu, là một vườn quốc gia nằm tại huyện Marudi, Miri, Sarawak, Malaysia.Vườn quốc gia Gunung Mulu là khu vực karst nhiệt đới được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Khu rừng giáp với biên giới Brunes có diện tích vào khoảng 52.865 ha. Gunung Mulu còn được bao bọc bởi ba ngọn núi hùng vĩ là núi Mulu cao 2.376m, núi Api cao 1.750m và núi Benarat 1.585m. Đặc biệt nổi tiếng nhất là hệ thống hang động đá vôi lớn nhất thế giới nằm ẩn sâu trong rừng xanh.


    Hệ thống hang động rộng lớn của Vườn quốc gia Mulu được hình thành bởi quá trình phong hóa đá tự nhiên trong hàng triệu năm. Thời tiết tiếp tục định hình hệ thống hang động bí ẩn này cho đến ngày nay. Các hang động Gunung Mulu có cấu trúc hoàn hảo nhất, kết hợp giữa các thành tạo đá vôi tinh khiết và thác nước cao. Chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với những kỳ quan dưới lòng đất.


    Năm 2000, vườn quốc gia chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Với diện tích 52.864 ha (528,64 kilômét vuông), đây là công viên quốc gia lớn nhất ở Sarawak.


    Vị trí: Huyện Marudi, Miri, Sarawak, Malaysia

    Công viên quốc gia Gunung Mulu
    Công viên quốc gia Gunung Mulu
    Hệ thống hang động tại Công viên quốc gia Gunung Mulu
    Hệ thống hang động tại Công viên quốc gia Gunung Mulu
  7. Khu vực Vịnh Phang Nga nằm tại Biển Andaman giữa đảo Phuket và lục địa của Bán đảo Mã Lai ở miền Nam Thái Lan. Với diện tích 400 km2, nơi đây tập trung những ngọn núi đá vôi khổng lồ, đứng thẳng ngoài biển cả. cùng những hang động lớn nhỏ xinh đẹp, với đường bờ biển dài cùng làn nước trong xanh tạo nên một bức tranh sơn thủy.


    Được thành lập vào năm 1809 dưới triều đại của vua Rama II trong cuộc chiến tranh với Myanmar nên thành phố Thalang ở Phuket đã bị chiếm đóng. Sau đó, người dân phải chuyển đến huyện Phang Nga để phòng thủ, sau này Phang Nga trở thành một thành phố. Năm 1931, Takua Pa được sáp nhập với tỉnh Phang Nga. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 đã tàn phá tỉnh Phang Nga, giết chết hàng nghìn người, trong đó có Bhuni Janssen và cháu trai của Quốc vương Thái Lan. Tuy nhiên, đến nay, Phang Nga đã trở lại bình thường và trở thành một địa điểm du lịch đáng để trải nghiệm.


    Vịnh Phang Nga là nơi có ít nhất 28 loài cây ngập mặn, tảo và san hô cạnh tranh để phát triển. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của khoảng 88 loài chim, 82 loài cá, 18 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư và 17 loài động vật có vú. Vịnh Phang Nga là một quần đảo bao gồm khoảng 42 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nổi tiếng nhất là đảo James Bond - từng nổi tiếng qua bộ phim "Điệp viên 007".


    Vịnh đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm 2010).


    Vị trí: Nằm trong địa phận biển Andaman, nằm giữa hòn đảo Phuket và bán đảo Malay thuộc miền Nam Thái Lan

    Khu vực Vịnh Phang Nga
    Khu vực Vịnh Phang Nga
    Khu vực Vịnh Phang Nga
    Khu vực Vịnh Phang Nga
  8. Khu sinh thái hang động Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Thắng cảnh Tràng An được cấu tạo bởi các dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, trải qua quá trình biến đổi lâu dài của thổ nhưỡng, khí hậu, nước biển đã hình thành các thung lũng hàng trăm năm, hang động, hồ và đầm phá.


    Tràng An cho thấy giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong khí hậu nhiệt đới ẩm. Là sản phẩm của quá trình phân cắt mạnh mẽ các khối đá vôi lớn hàng trăm triệu năm, tạo thành một địa mạo đá vôi điển hình hoàn chỉnh, bao gồm các tháp, lũng (hố karst), thung lũng (hố sụt), các cấu trúc sụt lở, các lớp trầm tích, hang ngầm và sông ngầm, hang động và trầm tích hang động. Tràng An có tổng cộng 31 thung, 48 hang động xuyên thủy đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài đến 2.000m như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây,... mỗi hang một vẻ.


    Cảnh quan tháp karst Tràng An là một trong những cảnh quan đẹp và ngoạn mục nhất trên thế giới, chủ yếu bao gồm một loạt các tháp karst hình nón, với những vách đá dựng đứng cao 200 mét so với mặt đất và mặt nước xung quanh. Đan xen với các đỉnh núi hình tháp là hệ thống các thung lũng karst và hố sụt có độ sâu khác nhau. Những khu rừng nguyên sinh dày đặc bao phủ các vách đá, hòa quyện với vẻ đẹp của cảnh quan núi đá vôi tạo nên cảm giác mát mẻ, hoang sơ. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014.


    Vị trí: Nằm ở rìa Nam châu thổ sông Hồng, xã Trường Yên, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

    Khu du lịch sinh thái Tràng An
    Khu du lịch sinh thái Tràng An
    Hang động Tràng An
    Hang động Tràng An




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy