Top 10 Trường đại học tốt nhất Châu Á

Nông Thắm 5726 0 Báo lỗi

Đi du học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến chắc hẳn đã không còn là điều gì quá xa lạ với người Việt, tuy nhiên, ít ai biết rằng ngay tại Châu Á cũng có ... xem thêm...

  1. Đại học Quốc gia Singapore thường được gọi tắt là NUS là viện đại học lâu đời và lớn nhất về số lượng sinh viên tại Singapore. Là viện đại học đầu tiên được thành lập ở Singapore vào năm 1905, theo dạng công lập tự chủ, và là trường đại học nghiên cứu tổng hợp với các chuyên ngành khác nhau. Năm 2021, NUS đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới và là đại học đứng đầu châu Á theo bảng xếp hạng đại học QS World University Ranking. NUS cũng xếp thứ 21 trong bảng Xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education và thứ 29 trên US News World Ranking trong năm 2021. NUS được đánh giá là một trong những trường đại học danh giá nhất tại Singapore và Châu Á nói chung, với tỉ lệ chấp thuận tương đối cạnh tranh, chất lượng giáo dục tiên phong tại khu vực, và chất lượng đầu ra uy tín. Khuôn viên chính của NUS tọa lạc ở khu vực tây nam của Singapore, gần với dốc Kent Ridge, bao phủ hơn 150 hecta. Ngoài ra, NUS còn có hai khuôn viên khác - một khuôn viên nằm ở Outram được hợp tác với viện đại học Duke của Mỹ, và một khuôn viên ở Bukit Timah cho Khoa Luật và Trường Chính sách công Lý Quang Diêu. Ngoài ra, trường còn bao gồm viện đại học khai phóng Yale-NUS (hợp tác với Đại học Yale của Mỹ) - hiện dự kiến sẽ được sát nhập vào NUS vào cuối năm 2025.


    Vào tháng 9 năm 1904, Tan Jiak Kim và một nhóm các đại diện người Hoa tại thuộc địa Singapore của Anh kiến nghị Toàn Quyền Anh bấy giờ - John Anderson - để thành lập một trường Y ở Singapore. Vào tháng 3 năm 1905, một trường Y được thành lập (hiện là ký túc xá KE VII của NUS) và đến năm 1913, được đổi tên thành Trường Y Vua Edward VII. Đến năm 1921, trường được đổi tên thành Cao đẳng Y Vua Edward VII. Vào năm 1928, trường Cao đẳng Raffles được thành lâp. Đến năm 1949, Cao đẳng Raffles và Cao đẳng Y Edward VII được sát nhập thành Đại học Malaya - với mục đích khuyến học đại học ở Liên Bang Malaya bấy giờ. Tiền thân của NUS bấy giờ là cơ sở hai của Đại học Malaya (với cơ sở chính tại thủ đô Kuala Lumpur). Vào năm 1955, Viện Đại học Nanyang được thành lập dựa trên mong muốn của cộng đồng người Hoa tại Singapore bấy giờ. Đến khoảng những năm 1960, khi tình hình nội bộ ở Liên bang Malaya và Singapore trở nên căng thẳng, và khi Singapore rút khỏi Malaysia, cơ sở 2 của Đại học Malaya bấy giờ được đổi tên thành Viện Đại học Singapore vào năm 1962. Hiện thân Đại học Quốc gia Singapore ngày nay được thành lập qua sự sát nhập của Đại học Singapore và Viện Đại học Nanyang vào mồng 6 tháng 8 năm 1980. Mục đích của sự sát nhập là để đồng nhất các tài nguyên của 2 trường này vào một, để dễ quản lý và để củng cố hệ thống giáo dục đại học tại Singapore bấy giờ. Hiện nay, NUS bao gồm 17 Khoa và Trường, phân ra ở 3 cơ sở khác nhau.

    Đại học Quốc gia Singapore
    Đại học Quốc gia Singapore
    Đại học Quốc gia Singapore
    Đại học Quốc gia Singapore

  2. Đại học Thanh Hoa có tên giao dịch quốc tế: Tsinghua University - THU, là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trường này được xem là trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc và Châu Á, luôn có tên trong thứ hạng cao nhất của Bảng xếp hạng các trường Đại học danh giá nhất châu Á. Trường được thành lập năm 1911 như là một trường dự bị cho những người Trung Quốc đã tốt nghiệp trung học chuẩn bị học lên cao hơn ở các trường đại học tại Hoa Kỳ, sau đó trường mở rộng phạm vi và cung cấp các chương trình sau đại học 4 năm vào năm 1925. Chương trình dự bị của trường tiếp tục đến năm 1949. Từ năm 2015, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua MIT để đứng đầu danh sách các trường đại học xuất sắc nhất thế giới về kỹ thuật và khoa học máy tính, được bình chọn bởi US News. Theo danh sách các trường xuất sắc nhất thế giới 2022 do THE bình chọn, Thanh Hoa hiện đang đứng thứ 16, đồng hạng với Đại học Bắc Kinh.


    Phần lớn cuộc xếp hạng các trường đại học Trung Quốc xem Thanh Hoa là số một ở Trung Quốc. Thanh Hoa được xem là trường khoa học và công nghệ tốt nhất Trung Quốc. Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh của Đại học Thanh Hoa là trường y tốt nhất Trung Quốc trong khi Đại học Bắc Kinh thì nổi tiếng hơn về luật và nghệ thuật. Việc được trúng tuyển Thanh Hoa phải cạnh tranh rất quyết liệt. Đa số sinh viên được tuyển chọn là những học sinh phổ thông xuất sắc nhất Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học, kỹ sư, nhà kinh doanh, nhà chính trị hàng đầu của Trung Quốc tốt nghiệp từ Thanh Hoa, trong đó có Hồ Cẩm Đào. Năm 2003, Thanh Hoa có 12 trường đại học và 48 khoa, 41 viện nghiên cứu, 35 trung tâm nghiên cứu, 167 phòng thí nghiệm bao gồm 15 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Tháng 9 năm 2006, Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh đã được đổi tên thành Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh Đại học Thanh Hoa. Thanh Hoa có 51 chương trình đào tạo cử nhân, 139 chương trình đào tạo thạc sĩ và 107 chương trình đào tạo tiến sĩ. Thanh Hoa cũng là đại học Trung Quốc đầu tiên có chương trình đào tạo thạc sĩ luật Hoa Kỳ thông qua một chương trình hợp tác với Trường luật Beasley Đại học Temple. Thanh Hoa là thành viên của LAOTSE, một hệ thống quốc tế của các đại học hàng đầu ở châu Âu và châu Á. Học viện Hạt nhân và Công nghệ Năng lượng Nguyên tử nằm ở một khu riêng biệt ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh.

    Đại học Thanh Hoa
    Đại học Thanh Hoa
    Đại học Thanh Hoa
    Đại học Thanh Hoa
  3. Đại học Công nghệ Nanyang thường được gọi tắt là NTU là một trong 6 trường đại học công lập tại Singapore. Đây là một trong số ít những trường đại học danh tiếng thế giới có khuôn viên ở tại Đông Nam Á. Năm 2020, trường đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới và đứng thứ 4 về nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ thông tin theo bảng xếp hạng QS World University Ranking. Trường có khuôn viên trải dài trên diện tích 2 km² (200 ha), gồm 24.579 sinh viên đại học, 7.767 sinh viên sau đại học và đội ngũ giảng viên gồm 3.846 người. Năm 1980, Đại học Nanyang sát nhập với Đại học Singapore để thành lập Đại học Quốc gia Singapore. Ngày 1 tháng 8 năm 1981, Học viện Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological Institute - NTI) được thành lập để tiếp quản khuôn viên Đại học Nanyang và đào tạo 3/4 kỹ sư của Singapore thời bấy giờ. Khi NTI bắt đầu vào năm 1982, trường có tổng số sinh viên là 582 với ba ngành kỹ thuật dân dụng và kết cấu, điện và điện tử, cơ khí và kỹ thuật sản xuất. Đến năm 1990, số lượng sinh viên đại học của viện đã tăng lên 6.832, hai nghiên cứu sinh đầu tiên được nhận vào năm 1986. Sau đó, trường đã mở thêm ba viện đào tạo kỹ sư, một viện đào tạo khoa học ứng dụng, Trường Kế toán của Đại học Quốc gia Singapore cũng được chuyển giao cho NTI quản lý kể từ năm 1987.


    Năm 1990, chính phủ Singapore ra quyết định hợp nhất Viện đào tạo Giáo dục (Institute of Education) và Trường Cao đẳng Giáo dục thể chất (College of Physical Education) để thành lập Viện đào tạo Giáo dục Quốc Gia (National Institute of Education), đây cũng sẽ là phân viện thuộc quản lý của NTU khi NTU được thành lập vào năm 1991. NTU được đánh giá là một trong những đại học có kiến trúc đẹp nhất thế giới với cảnh quan gồm các công trình kiến trúc mang tính chất đặc trưng như toà nhà của Trường Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông (School of Art, Design and Media) và Khu học tập hình tổ ong (The Hive) cùng với rất nhiều toà nhà mang kiến trúc độc đáo khác. Kể từ khi chưa thành lập, tiền thân của NTU thời bấy giờ là NTI, cũng đã có khuôn viên gồm các toà nhà và toà North Spine được thiết kế bởi kiến trúc sư Nhật Bản nổi tiếng thế giới Tange Kenzou (người đoạt giải Pritzker vào năm 1987). Toà Notrth Spine được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1986. Toà nhà của Trường Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông (School of Art, Design and Media), được giới thiệu trên tạp chí Travel + Lesiure được Lee Cheng Wee (một nhà thiết kế trẻ người Singapore) thiết kế. Khu học tập hình tổ ong (The Hive), được đề cập trên trang xếp hạng đại học Times Higher Education, cũng được thiết kế bởi nhà thiết kế người Anh nổi tiếng Thomas Heatherwick.

    Đại học Công nghệ Nanyang
    Đại học Công nghệ Nanyang
    Đại học Công nghệ Nanyang
    Đại học Công nghệ Nanyang
  4. Đại học Hồng Kông (HKU) là một trường đại học nghiên cứu công lập ở Hồng Kông, bắt nguồn từ Đại học Y khoa Hồng Kông dành cho người Trung Quốc, được thành lập vào năm 1887. Đây là tổ chức đại học lâu đời nhất ở Hồng Kông. HKU cũng là trường đại học đầu tiên được thành lập bởi Đế quốc Anh ở Đông Á. HKU là một trong những trường đại học tốt nhất ở Hồng Kông và Châu Á. Tính đến năm 2021, HKU đứng thứ tư ở châu Á theo QS và khoảng 30 quốc tế hàng đầu. Nó thường được coi là một trong những trường đại học quốc tế nhất trên thế giới cũng như là một trong những trường đại học uy tín nhất ở châu Á. Ngày nay, HKU có mười khoa học thuật với tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính. HKU cũng được xếp hạng cao về khoa học, nha khoa, y sinh, giáo dục, nhân văn, luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ học, khoa học chính trị và các ngành khoa học xã hội. Đại học Hồng Kông cũng là nhóm đầu tiên trên thế giới phân lập thành công coronavirus, tác nhân gây bệnh SARS.


    Đại học Hồng Kông (HKU) được thành lập năm 1911, là trường đại học lâu đời nhất ở Hồng Kông. Trường có tổng diện tích 50 hectas, trụ sở chính đặt tại vùng Tây Bắc của đảo Hồng Kông và nhìn ra cảng biển nổi tiếng Victoria. HKU có 10 khoa ngành bao gồm: Kiến trúc, Nghệ thuật, Kinh tế & Kinh doanh, Nha khoa, Giáo dục, Kỹ thuật, Y tế, Khoa học và Khoa học Xã hội. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên thoả sức lựa chọn những ngành học đa dạng, phù hợp với sở thích và tố chất của từng người. Đại học Hongkong có 02 trường chuyên ngành và nhiều trung tâm học tập nghiên cứu. Trường Giáo dục Chuyên môn Thường xuyên (SPACE) của HKU được đánh giá là đơn vị cung cấp chương trình giáo dục thường xuyên bậc Đại học lớn nhất Hồng Kông. Với đội ngũ cán bộ giảng viên hùng hậu trên 1400 người. Ngoài ra trường còn có rất nhiều cơ sở vật chất hiện đại có thể đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của học sinh.

    Đại học Hồng Kông (HKU)
    Đại học Hồng Kông (HKU)
    Đại học Hồng Kông (HKU)
    Đại học Hồng Kông (HKU)
  5. Đại học Chiết Giang là một trường đại học nghiên cứu công lập thuộc Liên minh C9. Trường tọa lạc tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang. Được thành lập vào năm 1897, Đại học Chiết Giang là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời và uy tín nhất ở Trung Quốc. Trường đại học này được tổ chức thành 37 trường cao đẳng, viện đào tạo và khoa, cung cấp hơn 140 chương trình đại học và 300 chương trình sau đại học. Chiết Đại không chỉ là Đại học Hạng A Đôi của Bộ Giáo dục mà còn là thành viên tích cực của Liên minh các trường đại học Đồng bằng Dương Tử, Hiệp hội các trường đại học vành đai Thái Bình Dương, Mạng lưới các trường đại học trên toàn thế giới, Hiệp hội Quốc tế các trường đại học, và Mạng lưới các trường đại học toàn cầu về đổi mới. Trong số hơn 4.000 giảng viên tại trường, có 53 thành viên đến từ Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Kỹ thuật Trung Quốc, 15 Giáo sư có thâm niên trong lĩnh vực khoa học xã hội, 164 Học giả Trường Giang và 154 người nhận Quỹ Khoa học Quốc gia cho Học giả trẻ xuất sắc. Đại học Chiết Giang duy trì 6 thư viện học thuật. Với hơn 7,9 triệu tập sách, bộ sưu tập của thư viện Chiết Đại đã trở thành một trong những bộ sưu tập học thuật lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh đó, trường còn có 7 bệnh viện trực thuộc, 1 bảo tàng, 2 viện liên kết quốc tế và hơn 200 tổ chức sinh viên.


    Trong những năm gần đây, trường được nhiều bảng xếp hạng uy tín xếp vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới như Bảng xếp hạng chất lượng đại học thế giới (ARWU). Đại học Chiết Giang liên tục được xếp hạng trong số các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Vào năm 2020, trường được xếp hạng thứ 38 trong số các trường đại học trên thế giới theo Bảng xếp hạng các tổ chức của SCImago. Theo bảng xếp hạng của Nature Index vào năm 2020, đầu ra nghiên cứu của Chiết Đại được xếp hạng 6 trong các trường Đại học ở Trung Quốc, thứ 7 ở Châu Á - Thái Bình Dương và thứ 18 trên thế giới trong số các trường đại học học thuật toàn cầu. Năm 2021, Đại học Chiết Giang xếp thứ năm châu Á. Phân hiệu Ngọc Truyền tọa lạc tại số 38 đường Chiết Đại thuộc khu Tây Hồ, Hàng Châu là cơ sở cũ của Đại học Chiết Giang; sau khi được hợp nhất từ 4 trường cao đẳng, cơ sở này thường được gọi là "Lão Chiết Đại" (Chiết Đại cũ). Nơi này là cơ sở chính của kỹ thuật, khoa học máy tính và khoa học vật lý. Hầu hết sinh viên tại cơ sở Ngọc Truyền là nghiên cứu sinh trong các ngành học này. Ngoài ra, còn có các cơ sở khác như Hoa Gia Trì, cơ sở Chi Giang, cơ sở Tử Kim Cảng và cơ sở Chu Sơn.

    Đại học Chiết Giang
    Đại học Chiết Giang
    Đại học Chiết Giang
    Đại học Chiết Giang
  6. Đại học Phục Đán cũng gọi là Đại học Phúc Đán là một đại học có trụ sở tại Thượng Hải, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành lập năm 1905 không lâu trước khi nhà Thanh sụp đổ, đại học Phúc Đán là một trong những đại học hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, cho đến nay đây vẫn là một trong những đại học hàng đầu tại đất nước này. Năm 1905, nhà giáo dục và học giả nổi tiếng Mã Tương Bá vận động thành lập một cơ sở giáo dục bậc đại học ở Thượng Hải lấy tên Trường công học Phúc Đán trong đó hai chữ Phúc Đán được lấy từ điển tích Nho giáo với nghĩa là ánh sáng buổi sớm quay trở lại. Câu khẩu hiệu của trường: Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư được lấy từ Luận ngữ với nghĩa Sự học phải dùng hết ý chí, việc suy nghĩ hỏi han phải đi đến cùng. Năm 1911 trong thời gian Cách mạng Tân Hợi trường phải đóng cửa một thời gian để làm trụ sở cho quân đội. Năm 1917 Phúc Đán trở thành đại học tư với cái tên mới Đại học dân lập Phúc Đán.


    Sau khi Chiến tranh Trung - Nhật nổ ra năm 1937, đại học Phục Đán sơ tán vào nội địa và lập cơ sở tạm thời tại Bắc Bội, Trùng Khánh. Ngày 25 tháng 12 năm 1941, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc quyết định chuyển Phúc Đán trở lại thành đại học công lập với tên Đại học quốc lập Phục Đán. Năm 1946 sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đại học quay trở lại cơ sở gốc ở Thượng Hải. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, tên trường được rút ngắn thành Đại học Phúc Đán. Ngày 27 tháng 4 năm 2000, Đại học Y Thượng Hải được sáp nhập vào Đại học Phúc Đán. Đại học Phục Đán tính đến năm 2008 có 17 trường thành viên với 69 khoa, 73 chương trình đào tạo cử nhân, 201 chương trình đào tạo thạc sĩ và 134 chương trình đào tạo tiến sĩ. Tổng cộng Phúc Đán có 45.000 sinh viên chưa kể 1.760 sinh viên người nước ngoài. Về mặt nghiên cứu trường có 77 viện nghiên cứu với 5 phòng thí nghiệm trọng điểm của Trung Quốc. Tổng số giảng viên và nghiên cứu viên chính thức của đại học Phúc Đán là 2.400 người trong đó có 1.350 giáo sư, phó giáo sư, 30 trong số đó là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc. Sau khi sáp nhập Đại học Y Thượng Hải, Đại học Phục Đán có 8 bệnh viện kiêm cơ sở giảng dạy với đội ngũ 900 nhân viên.

    Đại học Phục Đán
    Đại học Phục Đán
    Đại học Phục Đán
    Đại học Phục Đán
  7. Đại học Bắc Kinh là một trường đại học tại Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trường được thành lập năm 1898 thay thế Quốc Tử Giám cổ và là một trong những trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc Đến năm 1920, nó đã trở thành trung tâm của những tư tưởng cấp tiến. Hiện nay, rất nhiều bảng xếp hạng quốc gia và quốc tế thường xuyên xếp đại học Peking là đại học hàng đầu của Trung Quốc. Ngoài học thuật, Đại học Bắc Kinh đặc biệt nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của Trung Hoa và khu vực khuôn viên trường. Đại học Bắc Kinh là một trường đại học trọng điểm cũng như đại học trọng điểm quốc gia. Trường có 30 viện và 12 bộ môn với 93 chuyên ngành đại học, hai chuyên ngành văn bằng 2, 199 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sĩ và 173 chuyên ngành cho ứng viên tiến sĩ. Trong khi vẫn đặt trọng tâm vào khoa học cơ bản, trường cũng đã đặc biệt chú ý đế việc phát triển khoa học ứng dụng.

    Hiện tại, Đại học Bắc Kinh có 216 viện và trung tâm nghiên cứu trong đó có 2 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia. Phần lớn các cuộc xếp hạng các trường đại học Trung Quốc đều xếp Đại học Bắc Kinh trong nhóm các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc. Trường nằm ở khu vực các khu ngự uyển của Nhà Thanh trước đây với những cảnh quan và tòa nhã tạo dựng theo phong cách Trung Hoa. Cùng với Đại học Thanh Hoa kề bên, Đại học Bắc Kinh được biết đến khắp Trung Quốc là trường có khuôn viên đẹp nhất. Ngoài khuôn viên của Đại học Bắc Kinh là Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bắc Kinh nằm ở đường Xue Yuan nơi có các viện danh tiếng nhất Trung Quốc tọa lạc. Đại học Bắc Kinh là một trong những trường có đông sinh viên quốc tế theo học nhất Trung Quốc. Các ký túc xá của sinh viên quốc tế nằm ở "Shao Yuan" . Mỗi năm, Đại học Bắc Kinh có khoảng 2000 sinh viên quốc tế theo học. Khoảng 40% sinh viên quốc tế là người Triều Tiên, 60% là các nước khác bao gồm Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á, Úc cũng như châu Phi. Đại học Bắc Kinh là một thành viên của Universitas 21, một tổ chức quốc tế các đại học nghiên cứu.

    Đại học Bắc Kinh
    Đại học Bắc Kinh
    Đại học Bắc Kinh
    Đại học Bắc Kinh
  8. Được thành lập vào năm 1991, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) là một trường đại học nghiên cứu quốc tế dành riêng cho giáo dục và nghiên cứu hàng đầu.Sứ mệnh của trường là thúc đẩy học tập và kiến thức thông qua giảng dạy và nghiên cứu đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý và kinh doanh, khoa học xã hội và nhân văn, cũng như hỗ trợ trong việc phát triển kinh tế xã hội của Hồng Kông. Ngôi trường trẻ và đầy hoài bão này đã đưa những giấc mơ ngông cuồng nhất của nhiều người bay xa hơn, leo cao hơn tại trường quốc tế và gặt hái được nhiều danh hiệu và giải thưởng. Trong năm 2016, HKUST được xếp hạng thứ 59 trong số 800 trường đại học và thứ 3 trong 150 trường Đại học hàng đầu của thế giới theo tạp chí Times Higher Education.


    Được ca ngợi rộng rãi như một ‘phép lạ’, những thành tựu tuyệt đẹp của HKUST không xảy ra bởi những điều kỳ diệu. Trường đẩy mạnh vị trí của mình như một trường đại học nghiên cứu tập trung ưu tú; với mối quan hệ mạnh mẽ với các tổ chức toàn cầu và kết nối rộng rãi với Trung Quốc đại lục; tranh đấu cho nghiên cứu liên ngành; cống hiến giáo dục cho sinh viên phát triển mạnh trong thế giới ngày nay, mạnh mẽ trong tinh thần kinh doanh và sáng tạo trong tư duy; Nhiệm vụ của trường là một trung tâm tri thức toàn cầu hàng đầu, kết tinh trong các Viện nghiên cứu cao cấp và điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém là một khung cảnh biển đẹp ngoạn mục làm cho trường trở thành địa điểm hấp dẫn cho việc theo đuổi trí tuệ và học thuật xuất sắc. Hiện nay, Đại học Khoa học và công nghệ Hồng Kông xếp vị trí thứ tám trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu Á.

    Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
    Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
    Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
    Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
  9. Đại học Malaya (UM) là đại học ra đời sớm nhất tại Malaysia, tây nam Kuala Lumpur. Trường này được xem là trường đại học số một ở Malaysia. Nhiều nhân vật nổi tiếng người Malaysia là cựu sinh viên trường này. Tiền thân của trường là Cao đẳng Y khoa Vua Edward VII thành lập năm 1905 và Cao đẳng Raffles năm 1929. Trường đại học Malaya được thành lập ngày 8 tháng 10 năm 1949 để giáo dục đào tạo bậc đại học cho Malaysia và Singapore. Trường đã nhanh chóng phát triển trong thập niên đầu sau khi thành lập và đã lập hai phân hiệu riêng năm 1959, một ở Singapore (sau này thành Đại học Quốc gia Singapore) và một ở Kuala Lumpur (với tên gọi là Đại học Malaya). Năm 1960, chính quyền của hai lãnh thổ đã biểu thị mong muốn thay đổi tư cách của hai phân hiệu này để lập một đại học quốc gia. Người ta đã thông qua luật năm 1961 thành lập Đại học Malaya ngày 1 tháng 1 năm 1962.


    Đây là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất và có thứ hạng cao nhất của Malaysia theo hai cơ quan xếp hạng quốc tế. Trường đã tốt nghiệp bốn thủ tướng của Malaysia, và các nhân vật chính trị, kinh doanh và văn hóa nổi tiếng của quốc gia. Tiền thân của trường, Đại học Y khoa King Edward VII, được thành lập vào ngày 28 tháng 9 năm 1905 tại Singapore, khi đó là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Vào tháng 10 năm 1949, sự hợp nhất của Trường Cao đẳng Y khoa King Edward VII và Trường Cao đẳng Raffles đã tạo ra trường đại học. Sự phát triển nhanh chóng trong thập kỷ đầu tiên đã khiến trường đại học được tổ chức thành hai bộ phận tự trị vào ngày 15 tháng 1 năm 1959, một đặt tại Singapore và một ở Kuala Lumpur. Năm 1960, chính phủ Malaysia chỉ ra rằng hai bộ phận này nên trở thành các trường đại học quốc gia tự trị và tách biệt. Một chi nhánh đặt tại Singapore, sau này trở thành Đại học Quốc gia Singapore sau khi Singapore độc lập khỏi Malaysia và chi nhánh còn lại đặt tại Kuala Lumpur, vẫn giữ tên Đại học Malaya.

    Đại học Malaya
    Đại học Malaya
    Đại học Malaya
    Đại học Malaya
  10. Đại học Giao thông Thượng Hải là một đầu nghiên cứu trường đại học công cộng đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đại học Giao thông Thượng Hải được biết đến như một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Trung Quốc. Nó cũng là một thành viên của Liên đoàn C9 ở Trung Quốc. Đại học Giao thông Thượng Hải là một trong những trường đại học nổi tiếng lâu đời nhất của Trung Quốc. Đây là trường đại học trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục và hợp tác xây dựng với Thượng Hải. Sau hơn 120 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, Đại học Giao thông Thượng Hải đã trở thành một trường đại học hàng đầu trong nước, toàn diện, định hướng nghiên cứu, quốc tế và trong nước. Đại học Giao thông Thượng Hải tọa lạc tại Thượng Hải - trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương. Thành phố Thượng Hải là sự giao thoa đặc sắc của văn hóa phương Đông và phương Tây. Nơi đây, cũng như nhiều vùng miền khác của đất nước Trung Hoa, vẫn lưu giữ, duy trì rất nhiều phong tục, tập quán truyền thống đậm sắc màu Á Đông. Bên cạnh đó, Thượng Hải còn là một thành phố hoa lệ, nơi tập trung rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại bậc nhất thế giới.


    Việc xây dựng cơ sở Mẫn Hàng được bắt đầu vào năm 1985. Sau hơn 30 năm, về cơ bản, trường Đại học Giao thông Thượng Hải đã được xây dựng thành một khuôn viên trường đại học hiện đại với cơ sở vật chất hoàn chỉnh và môi trường xung quanh đẹp đẽ, việc chuyển trường tập trung vào trường Mẫn Hàng đã được hoàn tất. Trường hiện có các cơ sở của Từ Hối, Mẫn Hàng, Hoàng Phố, Trường Ninh, Thất Bảo, Phố Đông... có tổng diện tích hơn 3 triệu mét vuông. Việc xây dựng cơ sở Mẫn Hàng được bắt đầu vào năm 1985. Sau hơn 30 năm, về cơ bản, trường Đại học Giao thông Thượng Hải đã được xây dựng thành một khuôn viên trường đại học hiện đại với cơ sở vật chất hoàn chỉnh và môi trường xung quanh đẹp đẽ, việc chuyển trường tập trung vào trường Mẫn Hàng đã được hoàn tất. Trường hiện có các cơ sở của Từ Hối, Mẫn Hàng, Hoàng Phố, Trường Ninh, Thất Bảo, Phố Đông... có tổng diện tích hơn 3 triệu mét vuông. Trường Đại học Giao thông Thượng Hải có 16.129 sinh viên đại học toàn thời gian (trong nước), 30217 nghiên cứu sinh (trong nước) (bao gồm 14.439 nghiên cứu sinh thạc sĩ và 7.882 nghiên cứu sinh tiến sĩ), 2.982 sinh viên quốc tế, trong đó bao gồm 1.698 nghiên cứu sinh du học sinh. Trường có 3061 giảng viên toàn thời gian, trong đó có 982 giáo sư.

    Đại học Giao thông Thượng Hải
    Đại học Giao thông Thượng Hải
    Đại học Giao thông Thượng Hải
    Đại học Giao thông Thượng Hải



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy