Top 8 Ngôi chùa đang nắm giữ các kỷ lục tại Việt Nam

Dọc theo dải đất Việt Nam có vô số ngôi chùa, từ những ngôi chùa cổ cho đến những ngôi chùa mới được xây dựng với những nét riêng độc đáo. Gắn với các điểm du ... xem thêm...

  1. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.


    Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014.


    Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.


    Địa chỉ: Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình

    Chùa Bái Đính - Ngôi chùa có hành lang la hán dài nhất Châu Á
    Chùa Bái Đính - Ngôi chùa có hành lang la hán dài nhất Châu Á
    Chùa Bái Đính - Ngôi chùa có hành lang la hán dài nhất Châu Á
    Chùa Bái Đính - Ngôi chùa có hành lang la hán dài nhất Châu Á

  2. Nằm ẩn mình trên đỉnh núi cao, chùa Đồng Yên Tử là niềm tự hào của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để tu tập và sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo cũng như phổ biến ở Việt Nam. Ngôi chùa này sở hữu kiến trúc đặc biệt được làm hoàn toàn bằng đồng và đứng trên đỉnh núi cao nhất khu vực. Nhờ đó mà điểm đến này được mệnh danh là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam và châu Á. Đây cũng là kết quả của sự nỗ lực và tài năng của hàng ngàn thợ xây dựng. Không chỉ là biểu tượng của nghệ thuật và kỹ thuật, chùa Đồng còn là nơi linh thiêng và huyền bí thu hút hàng triệu người đến tham quan, chiêm bái và cầu nguyện hàng năm mỗi khi đi du lịch Hạ Long.


    Chùa Đồng nặng tới 70 tấn với diện tích không quá lớn nhưng lại vững chắc và đứng sừng sững trên đỉnh núi đá cao. Chùa có phong cách kiến trúc thời Trần với những đường nét uốn lượn, hoa văn tinh tế trên mái và đao. Theo tìm hiểu, để xây dựng được ngôi chùa này, người ta đã dùng đồng nguyên chất nhập khẩu từ Australia gồm 4000 cấu kiện, trong đó có cấu kiện nặng nhất là 1,4 tấn. Qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và cẩn trọng, chùa Đồng đã khoác lên mình vẻ đẹp tựa như một bông sen vàng trên đỉnh núi linh thiêng.


    Địa chỉ: Đỉnh Yên Tử, Yên Tử, Nam Mẫu, Uông Bí, Quảng Ninh

    Chùa Đồng - Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Châu Á
    Chùa Đồng - Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Châu Á
    Chùa Đồng - Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Châu Á
    Chùa Đồng - Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Châu Á
  3. Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất tại Châu Á, là biểu tượng văn hoá và điểm đến tâm linh ở Thủ đô Hà Nội. Với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính cùng những giá trị về mặt lịch sử, ngôi chùa này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn trực quan, hấp dẫn về văn hoá Phật Giáo Việt.


    Chùa Một Cột là ngôi chùa cổ ở Việt Nam được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Mật, Liên Hoa Đài hay Diên Hựu Tự. Dưới thời nhà Lý, chùa tọa lạc trên phần đất của thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa thuộc quận Ba Đình, nằm ở công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Sự ra đời của Chùa Một Cột gắn liền với giấc mộng của vua Lý Thái Tông vào năm 1049. Nhà vua mộng thấy Phật Bà Quan Âm ban cho ông một đóa sen tỏa sáng. Sau khi thức dậy, ngài đã thuật lại giấc mộng kỳ bí trên cho quần thần cùng nghe. Thiền tăng Thuyền Lã khuyên vua nên dựng một ngôi chùa để tưởng nhớ ân đức của Quan Âm.

    Năm 1049, bắt đầu chùa được khởi công xây dựng. Đến đời vua Lý Nhân Tông thì được cải tạo, xây hồ Linh Chiểu và trang trí thêm một toà sen mạ vàng ở đỉnh cột. Ẩn trong toà sen là một ngôi đền sơn tím, điêu khắc hình chim thần trên mái nhà, phía trong có tượng Quan Thế Âm mạ vàng.


    Địa chỉ: Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Chùa Một Cột – Chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á
    Chùa Một Cột – Chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á
    Chùa Một Cột – Chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á
    Chùa Một Cột – Chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á
  4. Ngôi chùa ở Bình Dương xây dựng theo phong cách Mật Tông Tây Tạng, có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm từ tóc của hàng nghìn Phật tử. Chùa Tây Tạng (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì chùa. Ngày nay, chùa tọa lạc ở một ngọn đồi xung quanh phủ kín bóng cây xanh mát.


    Vào thời điểm mới xây dựng, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa theo hệ phái Mật Tông ở xứ sở Tây Tạng. Chánh điện bao quanh bởi vườn cây cao vút, có cấu trúc hình khối vuông, điểm nhấn là ngôi bảo tháp thờ xá lợi và các tứ giác có chiều cao trên 15 m.


    Ở tầng thượng chùa có năm điện thờ 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng, thường được gọi là "Ngũ Trí Như Lai". Mỗi vị tượng trưng cho một tính cách của con người. Chỉ có ngày rằm, mồng một hoặc dịp lễ lớn, nhà chùa mới mở cửa cho du khách lên tầng thượng để chiêm bái Ngũ Trí Phật. Ở giữa chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền có chiều cao 2,3 m. Xung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí khác nhau.


    Phía sau chánh điện có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng chế tác năm 1982, cao gần 3 m, trừ phần khung được làm bằng sắt thì chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử. Điều thú vị là trên đòn gánh của ngài còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa dân tộc. Vào dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người lui tới hành hương. Chùa đông nhất là tối ngày mùng tám tháng giêng vì chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương.

    Địa chỉ: 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

    Chùa Tây Tạng - Ngôi chùa có tượng bồ đề đạt ma bằng tóc lớn nhất Việt Nam
    Chùa Tây Tạng - Ngôi chùa có tượng bồ đề đạt ma bằng tóc lớn nhất Việt Nam
    Chùa Tây Tạng - Ngôi chùa có tượng bồ đề đạt ma bằng tóc lớn nhất Việt Nam
    Chùa Tây Tạng - Ngôi chùa có tượng bồ đề đạt ma bằng tóc lớn nhất Việt Nam
  5. Chùa Hội Khánh là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất của Bình Dương. Đến đây, chúng ta vừa có thể vãn cảnh dâng hương, vừa có thể tìm hiểu về lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Đặc biệt Chùa Hội Khánh là một công trình tôn giáo mang tính chất lịch sử và mỹ thuật cao, được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là tượng Phật nằm trên mái dài nhất Châu Á, đồng thời cũng dài nhất Việt Nam.


    Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn khai sơn năm năm Tân Dậu (năm 1741) vào đời Lê Hiển Tông, trên một ngọn đồi cao ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đến năm 1861 do thực dân Pháp bắn phá Việt Nam nên ngôi chùa đã bị phá hủy trong chiến tranh. Đến năm 1868, Chùa được cho xây lại do thầy Thích Chánh Đắc dưới chân đồi khoảng 100m cách vị trí cũ. Vượt qua những năm tháng bị chiến tranh tàn phá, Chùa Hội Khánh đã nhiều lần được cải tạo và nâng cấp. Nơi tụng kinh và phía đông chùa được xây dựng lại vào năm 1917 và phía tây được xây lại vào năm 1984. Chánh điện được xây lại năm 1990 và 1991. Vào ngày 29 tháng 2 năm 1992 Hội Đồng Phật giáo tỉnh Sông Bé cho trùng tu lại những pho tượng lịch sử trong chùa. Các tượng Phật tại đây đều được tạo ra do các thợ trong vùng Thủ Dầu Một vào thế kỷ thứ 19.


    Quá trình xây dựng chùa đã trải qua khá nhiều biến cố, đến cuối cùng tạo nên một công trình Phật giáo với quy mô lớn cùng lối kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi, trở thành địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng, góp phần phát triển du lịch Bình Dương.


    Địa chỉ: Số 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (Gần với Nhà thờ Chánh toà Phú Cường)

    Chùa Hội Khánh – Chùa có tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á
    Chùa Hội Khánh – Chùa có tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á
    Chùa Hội Khánh – Chùa có tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á
    Chùa Hội Khánh – Chùa có tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á
  6. Chùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự, 崇嚴寺) là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam (287 tượng).


    Trong số hàng chục di tích nổi tiếng ở Đường Lâm, có lẽ chùa Mía là di tích cổ nhất, đẹp nhất. Chùa được xây theo kiểu "nội công, ngoại quốc", phía sau có thêm hậu đường. Tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13m được xây dựng để thờ vọng xá lợi Đức Phật, cũng là ngọn bút kình thiên và trấn giữ cho mạch văn ở làng quê Đông Sàng. Qua dãy nhà thờ Tổ là chùa Chính, hậu đường, chùa Hạ, tả hữu hành lang nối liền vào bên trong, vây quanh thượng điện. Đặc biệt, chùa thờ tượng Hộ pháp, Kim Cương cao hơn 2m và 18 vị La hán với nhiều tư thế, nét mặt sinh động ở tả hữu hành lang. Tháng 5 năm 2006, chùa Mía đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. Tượng Phật ở chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng, mà còn phong phú về số lượng. Trong chùa hiện thờ 287 tượng lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ.


    Các bia đá trong chùa ghi lại sự tích làm chùa cho thấy, chùa do bà Ngô Thị Ngọc Diệu (Nguyễn Thị Ngọc Dong, người làng Nam Nguyễn trong tổng Mía thuộc vùng đất cổ Đường Lâm) - một Phi tần của Chúa Trịnh Tráng, cùng cha mẹ và dân làng lập nên năm 1632. Năm 1750, dân các làng Cam Gia Thịnh, Đông Sàng và Mông Phụ góp công, góp của xây thêm nhà tiền đường. Từ ngoài vào, tam quan nhà chùa nằm ngay dưới tán cây đa cổ thụ 400 năm tuổi, thân lớn nhiều người ôm, tán lá xum xuê tạo cho khu chùa Mía một cảnh yên tĩnh mát mẻ và linh thiêng.


    Hệ thống tượng Phật cùng quần thể kiến trúc độc đáo đã làm nên những giá trị nghệ thuật, văn hóa - lịch sử đặc biệt của chùa Mía. Bởi thế, chùa Mía đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1964.


    Địa chỉ: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

    Chùa Mía – Ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam
    Chùa Mía – Ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam
    Chùa Mía – Ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam
    Chùa Mía – Ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam
  7. Chùa Linh Phước hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Ve Chai. Chùa nằm ở vùng ngoại ô, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km. Địa điểm này không ít lần gây “bão” trên các trang mạng xã hội với những tấm hình check in đầy nghệ thuật của các tín đồ sống ảo. Cũng nhờ đó mà ngôi chùa ngày càng nổi tiếng và hấp dẫn nhiều du khách thập phương ghé thăm.


    Điểm nhấn độc đáo của chùa Linh Phước ở Đà Lạt là các công trình trong khuôn viên chùa được khảm các mảnh sành, sứ, chai bên ngoài. Do đó, ngôi chùa này còn được gọi với cái tên khác là chùa Ve Chai. Chùa có diện tích 6.666,84m2, chánh điện chùa rộng 12m, dài 33m với 2 hàng cột rồng khảm sành. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam sở hữu đến 11 kỷ lục. Không chỉ sở hữu kiến trúc đặc sắc, chùa Linh Phước tại Đà Lạt còn là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục Quốc gia. Đây là ngôi chùa duy nhất ở nước ta hiện đang sở hữu đến 11 kỷ lục. Bao gồm: Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam, Ngôi chùa có tượng phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam, Tượng Bồ tát Quan Thế Âm làm bằng 600.000 bông hoa bất tử, Tượng Khổng tước vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam, Ngôi chùa được tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất, Gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam, Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam, Tác phẩm “Song tùng bách hạc” được xác lập kỷ lục Việt Nam, Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam.


    Sân chùa có hình có con rồng uốn lượn dài 49m được tạo thành từ 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Đối diện với sân chùa là Linh Pháp có chiều cao hơn 37m với 7 tầng được thiết kế bằng các bức tượng vô cùng đặc sắc. Trong lòng tháp có treo Đại Hồng Chung cao 4.3m nặng 8.500kg. Đây cũng được xem là một trong những chiếc chuông nặng nhất ở Việt Nam. Bước vào nội điện, bạn sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh đẹp uy nghi của 324 bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong đó có bức tượng làm bằng bê tông cốt thép được ghi nhận là lớn nhất ở nước ta.


    Địa chỉ: Trại Mát, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

    Chùa Linh Phước - Tháp chuông cao nhất Việt Nam
    Chùa Linh Phước - Tháp chuông cao nhất Việt Nam
    Chùa Linh Phước - Tháp chuông cao nhất Việt Nam
    Chùa Linh Phước - Tháp chuông cao nhất Việt Nam
  8. Chùa Khai Nguyên Sơn Tây còn được biết đến với tên gọi là Chùa Tản Viên. Tên hiệu của ngôi chùa là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Đây là một ngôi chùa bề thế sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Khai Nguyên có niên đại lịch sử từ thời Nhà Lý vào nửa đầu thế kỷ XI. Trải qua biết bao sự biến đổi, tàn phá của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã được di chuyển vị trí qua những nơi khác nhau. Cho đến ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại tại vị trí sơ khai và giữ được nhiều nét cổ kính như ban đầu. Hiện chùa đang tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây.


    Chùa Khai Nguyên hiện tại mang lối kiến trúc kim - cổ giao hòa. Đó là kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các gian thờ đã được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”. Phía cuối chùa là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, Tháp Báo Ấn, gác chuông, gác trống…Ngoài ra, bạn sẽ thấy phía trước chùa có một hồ nước lớn hình chữ nhật. Hồ nước này quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng lại hình dáng của Chùa Một Cột. Tại đây có gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng quý, thu hút sự chú ý của các tín đồ Phật Giáo.


    Ngoài bức đại tượng được nhiều tín đồ du lịch chú ý, Chùa Khai Nguyên còn có nhiều nét đặc sắc khác. Nổi bật trong số đó là hệ thống tượng Phật gồm 1975 pho lớn nhỏ trong gian Tam Bảo. Tất cả đã tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, chùa còn là nơi lưu giữ một số di vật có giá trị như hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 và Gia Long thứ 14, 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22. Đây là một sử liệu quý báu cho ta thấy những giá trị văn hóa - lịch sử tại Chùa Khai Nguyên.


    Địa chỉ: Thôn Tây Ninh, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội

    Chùa Khai Nguyên Sơn Tây - Ngôi chùa có bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
    Chùa Khai Nguyên Sơn Tây - Ngôi chùa có bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
    Chùa Khai Nguyên Sơn Tây - Ngôi chùa có bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
    Chùa Khai Nguyên Sơn Tây - Ngôi chùa có bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy