Top 9 Ngôi chùa trên núi đẹp nhất tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng với những tín ngưỡng truyền thống và có rất nhiều tín đồ Phật giáo. Do đó, trải dọc khắp đất nước hình chữ S, bạn sẽ thấy ... xem thêm...

  1. Đến Chùa Kim Sơn Bảo Thắng bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước một công trình linh thiêng tọa lạc nổi bật giữa sắc xanh của núi rừng. Nơi đây như một chốn tiên cảnh mà mỗi người sẽ khám phá ra nét đẹp về sự hùng vĩ cũng như tâm linh. Ngôi chùa Kim Sơn Bảo Thắng được xây dựng theo lối kiến trúc kế thừa từ những tinh hoa độc đáo của Việt Nam thời xưa. Hơn nữa, chùa còn được xây dựng dựa theo địa thế núi đồi tại đỉnh Fansipan. Vì vậy mà nơi đây rất hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên. Từ đó, một quần thể kiến trúc vô cùng hoàn mỹ ra đời, tạo nên một ấn tượng khó phai trong lòng du khách.


    Phía trước chùa chủ yếu là nơi để thờ Phật còn phía sau là nơi thờ Thánh. Vì vậy mà người dân sống tại đây hay gọi là chùa “tiền Phật, hậu Thánh”. Trong khi đó, phần trung tâm của ngôi chùa này lại đặt rất nhiều tượng Phật được tạc từ những nghệ nhân khéo léo. Cách bài trí cũng tuân thủ theo các quy định phái Bắc tông nên rất hợp mắt và dễ dàng chiêm ngưỡng. Chùa Kim Sơn Bảo Thắng bao gồm 5 gian với sân thềm rộng gần 30m. Mái chùa đều được làm từ gỗ mộc hoặc đất nung có tráng men. Hơn nữa, đường dẫn lên chia thành nhiều đoạn ngắn, đặc biệt còn có chỗ nghỉ chân cho du khách. Trong thời gian nghỉ ngơi đó, du khách có thể tận hưởng không gian núi rừng và chụp hình làm kỷ niệm.


    Bên cạnh lối kiến trúc ấn tượng, đặc sắc, khi đến với Kim Sơn Bảo Thắng Tự, bạn sẽ được hòa mình trong không gian của núi rừng Tây Bắc. Có thể thấy, nơi đây tọa lạc trên đỉnh Fansipan nên người ta thường ví như một điểm du ngoạn ấn tượng nhất tại Lào Cai. Đặc biệt, vào những buổi sáng sớm, vẻ đẹp của mây trắng, sương mờ bao phủ đã tô thêm sự huyền bí của Kim Sơn Bảo Thắng Tự khiến cho du khách nào cũng muốn đặt chân tới lần nữa. Khi đứng từ phía trên nhìn xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng bạt ngàn và chắc chắn không thể tìm thấy khung cảnh này ở bất cứ đâu.

    Chùa Kim Sơn Bảo Thắng
    Chùa Kim Sơn Bảo Thắng
    Chùa Kim Sơn Bảo Thắng
    Chùa Kim Sơn Bảo Thắng

  2. Tọa lạc tại khu Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh, Quần thể chùa Bà Đen được biết đến như hệ thống công trình kiến trúc tôn giáo đầy ấn tượng tại "vùng đất thánh". Chùa Bà Đen là một ngôi chùa cổ, hình thành từ 1745. Đến năm 1763, chùa được xây dựng. Sau nhiều năm tồn tại, chùa được trùng tu nhiều lần, lần gần nhất từ năm 1997. Ngày nay, đây là ngôi chùa cổ xưa bậc nhất Tây Ninh, sở hữu nét kiến trúc mang dấu ấn đặc trưng của chùa Việt Nam bao đời này.


    Nhắc đến Quần thể chùa Bà Đen, sao có thể bỏ qua Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự hay còn gọi là Chùa Bà có tuổi thọ cao nhất miền đất địa linh Tây Ninh. Được xây dựng vào năm 1763 và trùng tu lần cuối năm 1997, đây là nơi thờ tự Linh Sơn Thánh Mẫu hay Bà Đen - vị nữ thần gắn liền với sự linh thiêng của khu di tích.

    Ghé thăm ngôi cổ tự, bạn không chỉ có thể tham quan không gian tâm linh rộng lớn nằm ở độ cao 350m lưng chừng núi mà còn có cơ hội khám phá lối kiến trúc tôn giáo độc đáo và chiêm bái các pho tượng Phật công phu, tinh xảo. Điểm nhấn của Linh Sơn Tiên Thạch Tự bên cạnh Điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu được tạo dựng ngay trong hang động kỳ vĩ còn lưu giữ 2 cột đá xanh thời Tổ Tâm Hòa sở hữu nét chạm khắc hình rồng uốn lượn đầy nghệ thuật. Bạn dừng chân nơi đây đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những tiểu cảnh độc đáo này nhé.



    Chùa Bà Đen
    Chùa Bà Đen
    Chùa Bà Đen
    Chùa Bà Đen
  3. Linh Phong Thiền Tự là ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam, nằm trên đỉnh Bà Nà, thuộc quần thể khu du lịch Bà Nà Hills. Ngôi chùa này nằm ở độ cao khoảng 1500 mét so với mực nước biển, có tầm nhìn hướng thẳng ra núi non trùng điệp, khung cảnh lúc nào cũng ảo diệu tựa chốn bồng lai tiên cảnh.


    Ngày nay, chùa Linh Phong Thiền Tự là một trong những điểm đến rất hút khách tại Đà Nẵng. Du khách có thể tiếp cận ngôi chùa bằng cách đi cáp treo. Đến thăm chùa, bạn sẽ chiêm ngưỡng được một bức tranh tuyệt đẹp và kỳ vĩ của Bà Nà, được ngắm những lớp sương dày đặc trắng xóa vào buổi sớm mai. Điểm nhấn của ngôi chùa trên núi ở Việt Nam này là tượng Phật Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao 27m tọa trên đài sen cao 6 mét. Bên dưới tượng Phật là 8 bức phù điêu tái hiện cuộc đời của Phật Thích Ca - người sáng lập ra đạo Phật. Bức tượng được chạm khắc tinh tế bởi những nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm, đứng sừng sững trên đỉnh Bà Nà.


    Thăm chùa Linh Phong Thiền Tự, du khách được hòa mình vào bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh tại và thưởng thức nét kiến trúc tinh tế của ngôi chùa. Giữa một không gian bao la, mát lành và yên ả, tiếng chuông chùa từ Lầu Chuông vang vọng mang lại sự an yên cho tâm hồn của mọi du khách khi đến viếng chùa.

    Linh Phong Thiền Tự
    Linh Phong Thiền Tự
    Linh Phong Thiền Tự
    Linh Phong Thiền Tự
  4. Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam. Chùa Đại Tuệ rộng 6.000 m2, tọa lạc trên đỉnh động Thăng Thiên, thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, ở độ cao 500 m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An.


    Năm 2011, công trình được khởi công xây dựng lại với 4 phần gồm chùa Trình, Hạ, Trung và Thượng. Các công trình hoàn thành sau 4 năm xây dựng. Lối ra vào chùa là cổng tam quan với 3 mái lợp ngói, hoa văn cách điệu. Phật tử và du khách đứng từ cổng có thể quan sát được toàn bộ hạng mục kiến trúc phía sau. Trước cổng chính và một số vị trí tại sân chùa được đặt các bức tượng La Hán làm bằng đá nguyên khối, cao hơn 2 m. Phía dưới các tượng khắc những câu thơ khuyên răn mọi người sống hướng thiện.


    Công trình kiến trúc nổi bật tại chùa là tòa bảo tháp Đại Tuệ 9 tầng, cao 32 m, thờ Phật cùng các anh hùng dân tộc. Bên đường lên tháp có ngôi mộ xây bằng đá. Tương truyền, Hoàng đế Cảnh Thịnh (vua Quang Toản, con Quang Trung) khi bị quân nhà Nguyễn truy đuổi đã chạy lên núi Đại Huệ, xuống tóc đi tu tại chùa Đại Tuệ. Khi mất, Cảnh Thịnh được người dân chôn cất, lập mộ tại đây. Bên trong 9 tầng bảo tháp trưng bày hàng chục tượng pháp hồng ngọc nguyên khối. Tại tòa chính điện, tổ đường và nhà thờ Ngũ đế đặt 32 pho tượng Phật làm từ gỗ dâu nguyên khối. Xung quanh các tòa điện được bố trí hệ thống hoành phi câu đối bằng thư pháp thuần Việt. Bên phải các tòa điện là hồ Tiên rộng 350 m2, góp phần giúp điều hòa cảnh quan, môi trường không gian xung quanh chùa.

    Ngày 19/2/2016, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã xác nhận 4 kỷ lục Việt Nam cho chùa Đại Tuệ, gồm: ngôi chùa có tượng hồng ngọc nhiều nhất, tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất, hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất và chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất. Từ chùa, du khách có thể "săn mây", ngắm các cung đường uốn lượn quanh dãy núi Đại Huệ và cảnh sắc làng quê tại huyện Nam Đàn.

    Chùa Đại Tuệ
    Chùa Đại Tuệ
    Chùa Đại Tuệ
    Chùa Đại Tuệ
  5. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc trên đỉnh núi Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Với vị trí đắc địa, chùa sở hữu khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ trên cao, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, bãi biển Mỹ Khê thơ mộng cùng với biển xanh bao la xung quanh. Chùa được xây dựng vào năm 2004, có diện tích rộng khoảng 20 ha, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại. Tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển, lưng tựa cánh rừng nguyên sinh của Khu bào tồn thiên nhiên Sơn Trà. Đây được xem là ngôi chùa lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng như về mặt nghệ thuật.


    Các hạng mục kiến trúc được xây dựng với lối kiến trúc vô cùng tinh xảo. Trong đó, chính điện được lợp bằng mái ngói uốn cong có hình rồng, bao quanh nó là các trụ cột to vững chắc. 3 pho tượng: Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát ở bên phải và Địa Tạng Vương Bồ Tát bên trái được chạm khắc vô cùng tinh tế, sống động. Bốn vị Thần Long Hộ Pháp và 18 vị La Hán cũng vậy. Điểm độc đáo và nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Linh Ứng Bãi Bụt chính là tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Đông Nam Á ( do UNESCo công nhận) với chiều cao 67 m, đường kính toàn sen 35 m. Bên trong lòng tượng có 12 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ các bức tượng Phật. Tượng đứng lựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển với đôi mắt hiền từ như ban trãi lòng từ bi cho chúng sinh.


    Nhờ tọa lạc ở một vị trí lý tưởng, xung quanh là không gian thanh mát, thanh tịnh với biển cả, núi rừng đã níu chân du khách thập phương. Ngay từ khi bước chân vào cổng, bạn sẽ cảm nhận được sự xanh mát với những hàng cây tỏa bóng mát. Và càng đến gần chùa là một không khí hết sức trang nghiêm và thành kính. Không chỉ là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương mà đây còn được xem như một địa điểm du lịch tâm linh Đà Nẵng hấp dẫn của thành phố đáng sống, nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người. Đồng thời là nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của các tăng ni, Phật tử.

    Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
    Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
    Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
    Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
  6. Chùa Bái Đính nằm tại núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình là ngôi chùa rộng nhất nước ta. Chùa Bái Đính Ninh Bình có diện tích lên đến 539 ha, trong đó khu chùa Bái Đính mới rộng 80 ha và khu chùa cổ rộng 27 ha cùng các công trình khác. Tổng thể kiến trúc của Chùa Bái Đính ngày nay được xem như một quy chuẩn, thước đo chuẩn mực cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam.


    Thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm ở cửa ngõ phía tây Cố đô Hoa Lư ngày trước. Chùa nằm yên bình nơi sườn núi Bái Đính với chung quanh là những thung lũng mênh mông và những hồ, đầm lăn tăn sóng gợn và những dãy núi đá vôi. Chùa Bái Đính đã tồn tại hơn 1000 năm qua giữa vùng đất cố đô này, gắn liền với với ba triều đại phong kiến lớn của nước ta giai đoạn trước, bao gồm nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Chùa được xây dựng từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Chung quanh chùa còn có vô vàn những công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa tâm linh như Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Bàn thờ Thánh Cao Sơn...


    Chùa Bái Đính mới hiện nay có quy mô rộng hơn với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Cổng tam quan, Gác chuông, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo tháp, Hành lang La Hán, v.v. Đồng thời, chùa cũng là nơi được vinh danh nhiều cái ‘nhất’ hiện nay, bao gồm: chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam, có Bảo tháp cao nhất châu Á, có khu chùa rộng nhất việt Nam, hành lang La Hán dài nhất châu Á,...


    Chùa Bái Đính là một trong những di tích tâm linh được nhiều người ưu ái ở vùng đất Ninh Bình. Không chỉ là nơi gắn liền với những tích xưa cũ về những ngày đầu đạo Phật du nhập vào nước ta, chùa còn sở hữu vô vàn những công trình có ý nghĩa cùng cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng. Nếu có dịp về với Ninh Bình vào những ngày đầu năm mới, đừng bỏ lỡ cơ hội được vãn cảnh Chùa Bái Đính bạn nhé.

    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
  7. Thiền Viện Trúc Lâm ẩn mình trên đỉnh núi Phụng Hoàng và được bao quanh bởi những cánh rừng thông xanh tươi với tầm nhìn ra hồ Tuyền Lâm bình dị, Thiền viện Trúc Lâm là một ốc đảo thanh bình trên đồi núi Đà Lạt. Tọa lạc trên đường Trúc Lâm Yên Tử, Phường 3, Tp. Đà Lạt thiền viện rộng 30 ha được xây dựng vào năm 1994 và là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam, thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.


    Thiền viện Trúc Lâm gồm 4 tòa chính khu hòa thượng Viện trưởng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và khu ngoại viện. Thiền viện có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của Phật giáo.Để đi vào trong thiền viện quý khách sẽ đi bộ hơn 140 bậc thang bằng đá vượt qua 3 cổng Tam Quan là Sơ quan, Trùng quan và Lao quan. Đây là ba cửa đại diện cho ba chân lý của đạo Phật Vô Thường, Vô Ngã và Khổ mà những người chân tu phải vượt qua để đạt được cảnh giới. Chính điện có diện tích khá rộng 192m, giữa Chánh Điện thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành sen đưa lên, đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp Hội Linh Sơn. Hai bên tượng Phật là bức họa Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía trên chính điện là bức phù điêu khắc họa hình ảnh về 8 tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ. Kiến trúc Chánh Điện được trang trí, trạm trổ tinh xảo, đẹp mắt.


    Xung quanh thiền viện được bao bọc bởi rừng thông bạt ngàn, núi đồi xanh mướt, và mặt hồ tĩnh lặng hòa cùng tiếng chuông chùa trầm bổng, giúp bạn rũ bỏ mọi phiền muộn và tìm lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh. Bên cạnh đó, ngôi thiền viện còn là địa điểm du lịch tâm linh khi đến Đà Lạt, bởi hệ thống cáp treo nối thẳng từ dưới chân đèo Prenn lên thiền viện, và vườn hoa quý với nhiều giống hoa độc đáo. Một điều thú vị khác Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cũng sẵn sàng chào đón những vị khách muốn ở lại thiền viện vài ngày để tĩnh tâm, và tìm lại bản ngã của mình sau những căng thẳng ở chốn đô thành. Họ sẽ được sắp xếp lưu lại tại nhà khách dưới lưng chừng đồi, và sinh hoạt, ăn uống như những tăng ni trong chùa.


    Ngoài việc tìm hiểu về tâm linh và học thiền, bạn còn có thể trải nghiệm ẩm thực đặc sản tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Các món ăn chay tại đây không chỉ ngon miệng mà còn mang đến cảm giác thanh tịnh và sảng khoái cho cơ thể. Bạn có thể thưởng thức các món chay truyền thống như chả giò chay, mì xào chay và các món tráng miệng ngon lành. Ngoài ra, Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt cũng mang đến cho bạn cơ hội để tìm hiểu về triết lý và phương pháp thiền của Đức Phật. Bạn có thể tham gia các khóa tu và học thiền dưới sự hướng dẫn của các vị giáo sư và tu sĩ có kinh nghiệm. Đây là cơ hội để bạn khám phá sâu hơn về tâm linh và rèn luyện lòng nhân từ và tĩnh lặng.

    Thiền Viện Trúc Lâm
    Thiền Viện Trúc Lâm
    Thiền Viện Trúc Lâm
    Thiền Viện Trúc Lâm
  8. Chùa Hang (Phước Điền Tự) nằm trên triền núi Sam ngôi chùa này cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia, trở thành điểm sáng trong du lịch tâm linh của An Giang. Chùa Hang (Phước Điền Tự) nằm trên triền núi Sam nên sở hữu cảnh vật vô cùng hữu tình. Chùa nằm tựa lưng vào núi, tầm nhìn rộng lớn và thoáng đãng, không gian yên tĩnh, tôn nghiêm. Xung quanh chùa Hang là Khu du lịch núi Sam Châu Đốc với những cánh rừng xanh thẳm, núi non hùng vĩ, một bức tranh thiên nhiên quá đỗi hoàn hảo, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của ngôi chùa trăm năm tuổi.

    Để lên được khuôn viên chùa, bạn sẽ phải đi theo những bậc thang xây bằng đá khối, dốc cao và khá đứng nên khi leo sẽ hơi mệt một chút. Đi lên tới chùa, mở ra trước mắt bạn là khuôn viên rộng lớn, bầu không khí trong lành, kiến trúc độc đáo cùng những bụi hoa giấy rực rỡ. Điểm khác biệt của ngôi Chùa Hang (Phước Điền Tự) chính là ở thế đứng độc đáo. Chùa được xây với rất nhiều tầng, nằm dọc theo lối cầu lộ thiên nằm bên những vách đá dựng đứng hiểm trở. Ngọn núi và những vách đá này trở thành bức phù điêu khổng lồ che chắn cho ngôi chùa.


    Chùa Hang xây riêng am thờ Phật Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát và 4 vị hộ pháp trong dáng đứng nhìn xuống dưới chân núi. Vào sâu khuôn viên chùa, bạn sẽ gặp hai ngôi bảo tháp thiết kế với màu sắc rực rỡ, những chi tiết chạm khắc công phu. Hai tòa bảo tháp này là nơi thờ tự hai vị trụ trì có công lớn nhất trong quá trình xây dựng, hình thành chùa Hang đó là bà Diệu Thiện và nhà sư Thích Huệ Thiện. Phần chánh điện của Chùa Hang (Phước Điền Tự) không quá lớn nhưng được xây dựng rất uy nghiêm, trang hoàng với những bức phù điêu được chạm khắc vô cùng nghệ thuật. Chính điện đặt tượng Phật Thích ca cùng một số vị thần khác trấn giữ. Phía trước chùa là một cây phướn cao tới 20m cùng những bức tượng đúc các loại linh vật trắng muốt. Dưới thềm là hai tượng sư tử khá sống động.


    Đi qua khu vực chánh điện, bạn sẽ gặp am nhỏ nằm ngay bên cạnh hang động tự nhiên, cũng là nguồn gốc tên chùa. Phía bên trong hang còn đặt hai am thờ và hai bức tượng lớn Thanh Xà, Bạch Xà, đôi mắt chúng thắp sáng quắc bằng đèn tạo ra hiệu ứng tâm linh kỳ bí. Bên cạnh các gian thờ tự, Chùa Hang (Phước Điền Tự) hiện nay còn xây dựng thêm các công trình khác để khách tham quan có thể nghỉ chân hoặc ở lại qua đêm.

    Chùa Hang (Phước Điền Tự)
    Chùa Hang (Phước Điền Tự)
    Chùa Hang (Phước Điền Tự)
    Chùa Hang (Phước Điền Tự)
  9. Chùa Đồng Yên Tử nằm ẩn mình trên đỉnh núi cao, chùa Đồng Yên Tử là niềm tự hào của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để tu tập và sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo cũng như phổ biến ở Việt Nam. Ngôi chùa này sở hữu kiến trúc đặc biệt được làm hoàn toàn bằng đồng và đứng trên đỉnh núi cao nhất khu vực. Nhờ đó mà điểm đến này được mệnh danh là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam và châu Á.


    Chùa Đồng Yên Tử là một biểu tượng của lịch sử và tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam. Đây là nơi bà phi của chúa Trịnh đã cho xây dựng vào thế kỷ XVII nhưng sau đó bị phá hủy bởi thiên tai và con người. Năm 1930, chùa được xây dựng lại bằng bê tông cốt đồng. Mãi tới năm 2005, UBND Quảng Ninh đã phục dựng lại chùa theo nguyên mẫu. Chùa có tên chữ là Thiên Trúc Tự, nghĩa là nơi Phật tổ Như Lại trú ngụ và là vị trí vô thượng. Người ta tin rằng chùa Đồng Yên Tử có thể hô phong hoán vũ, cầu mưa cho đất nước và là nơi cầu viện sinh lực vũ trụ cho cuộc sống.


    Từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, chùa Đồng mở lễ hội để đón hàng triệu người hành hương. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức trang nghiêm của bà con chân núi rồi tiếp nối bởi hành trình lên đỉnh Yên Sơn. Đó là nét đẹp tâm linh, văn hóa đặc sắc của vùng đất này làm say mê biết bao du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn đã đến được khu du lịch Yên Tử, bạn có thể di chuyển lên nơi đây bằng hai cách là đi bộ hoặc đi cáp treo. Nếu bạn đi bộ, bạn sẽ phải vượt qua nhiều đoạn đường dốc đá, gồ ghề nhưng cũng sẽ được thưởng thức hết vẻ đẹp của núi rừng và các ngôi chùa trên đường. Trong khi đó, đi cáp treo sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và sức lực nhưng cũng mất đi một phần trải nghiệm hành hương. Bạn có thể chọn một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai để đến được chùa Đồng Yên Tử.

    Chùa Đồng Yên Tử
    Chùa Đồng Yên Tử
    Chùa Đồng Yên Tử
    Chùa Đồng Yên Tử



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy