Top 10 Ngôi chùa đẹp nổi tiếng tại tỉnh Hà Nam

Phương Kem 29281 0 Báo lỗi

Hà Nam là nơi có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, và còn là địa danh có ngôi chùa lớn nhất thế giới. Bạn đã biết những ngôi chùa đó tên là gì chưa? Nếu chưa hãy ... xem thêm...

  1. Chùa Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất thế giới, có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).


    Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm. Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy. Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.


    Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn. Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo và được hoàn thành trong năm 2018. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm. Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Với mục tiêu quản lý, khai thác hiệu quả các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái bền vững, trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.

    Chùa Tam Chúc
    Chùa Tam Chúc
    Chùa Tam Chúc

  2. Chẳng cần phải đi đâu đó thật xa đến những danh thắng thật ồn ào, tại Hà Nam có một ngôi chùa nổi tiếng đẹp và thanh tịnh được nhiều người biết đến. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một ngôi chùa mới xây dựng nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh và hơn hết đó chính là vẻ đẹp dung dị tại nơi đây. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.


    Đến với chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, sau khi thắp hương tỏ lòng thành kính thì bạn có hãy dành cho mình khoảng thời gian để hít thở bầu không khí trong lành và thả hồn mình phiêu theo mây gió. Giữa núi rừng hoang sơ, mát lành, trên cái vòng cung của thiên nhiên này, đứng ở mỗi góc khác nhau, bạn có thể chiêm ngưỡng những vẻ đẹp khác nhau của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Bất kỳ ai một lần có duyên tìm đến, trở về dưới mái chùa Địa Tạng đều cảm thấy vô cùng bình yên.


    Bên trong chùa, Mọi thứ đều được sắp đặt tinh tế bởi bàn tay của các sư thầy. Những khóm hoa, cành cây đều được chăm chút tỉ mỉ và tinh tế mang lại cho bạn cảm giác vô cùng thoải mái. Từ Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, bạn cũng có thể leo núi, khám phá rừng già. Chẳng cần phải đi đâu đó thật xa, đến những danh thắng thật ồn ào, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sẽ là một điểm đến vô cùng thú vị đối với du khách gần xa.

    Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
    Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
    Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
    Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
  3. Chùa Bà Đanh có diện tích 10 ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Phủ Lý khoảng 7km theo hướng Tây Nam theo đường Quốc lộ 21B. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Tổng thể chùa Bà Đanh Hà Nam bao gồm nhiều công trình với hơn 40 gian nhà. Nơi đây có diện tích hơn 10ha, là ngôi chùa rộng nhất nhì tỉnh Hà Nam. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.


    Chùa Bà Đanh được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


    Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.


    Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

    Chùa Bà Đanh
    Chùa Bà Đanh
    Chùa Bà Đanh
    Chùa Bà Đanh
  4. Chùa Đặng Xá nằm ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá huyện Kim Bảng có một ngôi chùa cổ tồn tại từ lâu đời, chùa Đặng Xá có tên là chùa Khánh Hưng. Theo thần phả và sắc phong còn được lưu giữ, chùa thờ Đại Thánh Pháp Vân Phật một trong Tứ Pháp. Tại chùa còn nhiều đồ thờ tự cổ có giá trị trong đó có một hương án bằng đá xanh được tạo lập và tháng 11 năm Mậu Tý (1708) thời vua Lê Dụ Tông. Hương án đặt phía trước trong tòa hậu cung.


    Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Chùa Đặng Xá vẫn được nhân dân Đặng xá, Văn xá và nhân dân trong vùng trùng tu, tôn tạo vẫn giữ được dáng vẻ cốt cách ngôi chùa cổ kính trên mảnh đất xưa. Bắt đầu từ năm 2007 và 2008 được sự giúp đỡ của Tỉnh Hà nam và Huyện Kim Bảng, Chính quyền, đoàn thể cũng như nhân dân Làng Đặng xá - Xã Văn Xá, chùa Khánh Hưng đã được trùng tu tôn tạo và xây mới có quy mô hơn trước rất nhiều.


    Đặc biệt là nhà Chùa đã đúc và nhập pho tượng Phật bằng đồng nặng gần 9 tấn, đặt trên bệ đá đồ sộ trong chùa. Đây là bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất trong tất cả các chùa ở Việt Nam thờ 4 vị Phật Pháp, là 4 vị Thần nông nghiệp đặc trưng cho nền văn minh lúa nước Việt Nam.

    Chùa Đặng Xá
    Chùa Đặng Xá
    Chùa Đặng Xá
  5. Chùa Tiên tọa lạc trên núi Đụn, thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là danh thắng nổi tiếng của huyện Thanh Liêm với nhiều huyền tích.Tương truyền Chùa Tiên là vùng núi địa linh – nơi có 99 con phượng hoàng bay về cư ngụ trên đồi thông 99 ngọn và bàn cờ tiên.


    Đêm đêm trăng thanh gió mát, tiên thường hạ giới đánh cờ và thưởng ngoạn núi non. Tưởng nhớ các bậc tiên thánh, nhân dân trong vùng đã lập chùa thờ tự. Được xây dựng từ những năm 1670, chùa Tiên ở Hà Nam đã có tuổi đời lên tới hơn 350 năm. Đây cũng là ngôi chùa lâu đời nhất trong các chùa ở Hà Nam, trải qua nhiều lần tu sửa với vô số câu chuyện huyền bí xung quanh.


    Hiện nay xung quanh khu vực chùa Tiên còn lưu giữ nhiều ngọc phả, sắc phong quý và có ý nghĩa lịch sử lớn của vùng đất Thanh Liêm. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, danh thắng chùa Tiên được người Pháp chọn là nơi nghỉ dưỡng và phát triển du lịch sinh thái. Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa đã được tu sửa nhiều lần. Lễ hội chùa Tiên được phục dựng từ năm 1992, lễ hội diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 3 tháng 3 âm lịch. Cùng với nghi thức rước mẫu lên chùa, nghi thức tế lễ cầu quốc thái dân an, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo tín đồ phật tử và khách thập phương tham gia.

    Chùa Tiên
    Chùa Tiên
    Chùa Tiên
    Chùa Tiên
  6. Chùa Tam Giáo hay còn gọi là chùa Ông. Từ đền Tiên Ông, men theo sườn núi khoảng 1km là đền chùa Tam Giáo, Chùa Tam Giáo xưa kia có hàng trăm gian với hàng trăm pho tượng Phật uy nghi tráng lệ. Chùa được xây dựng dưới chân núi, ở đây có một suối nước chảy từ lòng núi ra.


    Trên đường từ đền Tiên Ông đến chùa Tam Giáo trước đây có rất nhiều hang động đẹp, đến nay do biến động của thiên nhiên, do sự khai thác của con người, nhiều hang đã bị phá hủy. Xung quanh Tam Giáo tự còn có nhiều thần tích truyền lại đến ngày nay, như: sự linh ứng phù Lê diệt giặc Minh được vua Lê ban tặng mỹ tự và tặng bộ kiệu bằng gỗ dâu; hóa dữ thành yên giúp thủ lĩnh nghĩa quân Đề Yêm đánh giặc Pháp. Đây cũng là căn cứ hoạt động của các đồng chí lãnh đạo trung ương và tỉnh, là kho tiếp liệu của công binh xưởng sản xuất vũ khí Liên khu III… trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Hà Nam.


    Không chỉ có thế núi song thu hút lòng người mà Tượng Lĩnh còn được coi là nơi phát tích truyện dân gian Trầu Cau, một câu chuyện liên quan đến tập tục ăn trầu của người Việt. Nơi đây hiện tại vẫn còn địa danh suối Cau trong dãy núi đá vôi (nay gọi là suốt Tân Lang) và chợ Trầu (này là chợ Giầu). Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, với những dấu tích xưa còn lại, quần thể Bát Cảnh Sơn nếu được khai thác đúng hướng chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái - văn hoá hấp dẫn trên đất Kim Bảng, Hà Nam.

    Chùa Tam Giáo
    Chùa Tam Giáo
    Chùa Tam Giáo
    Chùa Tam Giáo
  7. Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn với diện tích 4000 m2. Với khung cảnh thiên nhiên hài hòa trước mặt chùa là một hồ nước sâu và rộng, hồ thông với sông Đáy tạo nên mỹ quan đẹp và tô điểm thêm sự tĩnh lặng cho chùa. Theo thuyết âm dương ngũ hành, trước một ngôi chùa nào thường phải có một hồ nước vì theo truyền thuyết chùa tượng trưng cho dương, hồ tượng trưng cho âm.


    Dương và âm tạo nên thế cân bằng hài hòa trong trời đất và theo thuyết phong thủy thì chốn chùa chiền là nơi tôn nghiêm, thành kính. Hồ nước trước chùa như muốn nhắc nhở con người ta đến nơi này cần phải rửa sạch tay chân cho hết bụi trần để thành tâm vào bái lễ. Như vậy nét văn hóa tâm linh nơi đây không khác xa so với những ngôi chùa khác.


    Điểm mới ở đây là ngôi chùa này mới được trùng tu và tôn tạo lại trên diện tích 4000 m2 của chùa Bầu cũ, thời gian xây dựng trong vòng 3 năm, với lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc kết hợp với kiến trúc mới. Theo tài liệu cũ, chùa Bầu đã có trên 1000 năm tuổi nằm trong quần thể làng Bầu, vực Bầu và chợ Bầu ngày nay. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu ( xưa) và thành phố Phủ Lý – Hà Nam (ngày nay). Chùa Bầu được xây hai tầng, tầng một được dùng để làm nhà khách, là nơi sinh hoạt cho các nhà sư và các phật tử, tầng 2 là nơi thờ tự.


    Bước qua cổng tam quan là tòa tiền đường: hai bên thờ Đức Ông và thờ Đức Thánh Hiền, và chính điện thờ Phật. Tại tòa Tam Bảo của Phật điện theo trật tự từ trên xuống, nơi cao nhất của Thượng điện là 3 pho Tam Thế; hàng thứ 2 là một pho tượng A Di Đà –đây là pho tượng lớn nhất ở phật điện; hàng thứ 3: Thích Ca Mâu Ni ngồi ở giữa Bồ Tát Văn Thù bên trái, Bồ Tát Phổ Hiền bên phải ; hàng cuối trên Phật điện của chùa là tượng Thích Ca sơ sinh. Đằng sau tiền đường là nhà Tổ và cũng là nơi thờ Mẫu. Giữa lòng hồ chùa Bầu là 1 tháp nhỏ, tạo nên khung cảnh đẹp cho toàn bộ khu vực chùa.


    Hiện nay, Chùa Bầu vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1663) như: 28 đạo sắc phong về Đức Pháp Vân Phật và đạo sắc phong cuối cùng vào năm thứ 9 vua Khải Định, một quả chuông với kích thước 0,95m, đường kính 0,57m được đúc vào mùa xuân năm thứ 3 Hoàng triều Minh Mệnh ( 1822) và một tấm bia đá xanh cao 1,25, rộng 0,8m.


    Cùng với các nhà thờ, chùa chiền trên địa bàn thành phố, chùa Bầu là một ngôi chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như trang trí nội thất mang phong cách truyền thống và hiện đại. Điều đó càng chứng tỏ rằng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Hà Nam không có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét rất riêng của chùa Bầu ở các công trình kiến trúc này. Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khoảng không gian rộng rãi, cảnh quan thoáng đãng và tọa lạc gần công viên Nguyễn Khuyến, chứ không chen chúc nhau trong những khoảng không gian chật hẹp ở các vùng đô thị, và luôn tạo cảm giác thanh tịnh và yên tĩnh nơi thành phố ồn ào.

    Chùa Bầu
    Chùa Bầu
    Chùa Bầu
    Chùa Bầu
  8. Chùa có tên chữ “Phật Tích tự” tên Nôm “Trinh Tiết” Núi Trinh Tiết ở bờ trái dòng sông Đáy, cùng các ngọn núi khác quần tụ, hợp với dòng nước uốn lượn, trong xanh thành bức tranh sơn thủy ngoạn mục. Chùa Phật Tích trông ra dòng sông Đáy, được xây dựng lại dưới chiều Lê Chung Hưng. Chùa kiến trúc kiểu chữ “Nhị” gồm hai tòa, mỗi tòa ba gian, đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất vào năm 1930. Chữ viết ở nóc Tiền đường ghi rõ: “Bảo Đại Canh Ngọ thập nhị nguyệt sơ lục nhật trùng tu”.


    Bên phải chùa có ngôi miếu thờ “Thập Bát Long thần Chân tể ”- một vị thiên thần, dân gian tôn xưng là Đức ông. Ở cửa miếu còn câu đối theo kiểu nhấn vữa, phác họa phong cảnh nơi đây: “Thụ thập kỳ viên, cổ vãng kim lai quang bất tận. Sơn danh Trinh Tiết phong thanh nguyệt bạch hội thường vân”.Tạm dịch: Vào đám cây trong chốn kỳ viên, xưa tới nay phong quang vô tận. Tên ngọn núi là Trinh Tiết, trăng trong gió mát vận hội canh tân.


    Tuy xa làng xóm, nhưng chùa lại gần Quốc lộ 1A, nên thuận tiện khách thăm quan. Theo tuần tiết, chùa Phật Tích quanh năm vẫn đều đặn khói hương. Đâu chỉ lễ Phật nhân dân trong vùng còn đến thắp hương tưởng niệm vị công chúa thời Trần được thờ ở Hậu cung chùa. Chuyện kể rằng: tháng 3 năm Mậu Dần (1389), Hồ Quý Ly bắt ép vua Trần Thuận Tông phải đi tu ở cung Bảo Thanh và nhường ngôi cho Thái tử Trần An mới 3 tuổi. Trần Thị Bạch Hoa, chị gái của Thái Tử, lúc đó mới 17 tuổi được Hồ Nguyên Trừng thương tình, cho người đem thuyền chở đi lánh nạn. Nguyễn Bằng Cử bí mật hộ tống. Tới Kẽm Trống, thấy phong cảnh hữu tình, bà cho thuyền đậu lại, chọn đất dựng chùa, dốc lòng thờ phật làm việc công đức cho dân. Rồi về sau bà thác tịnh tại đây.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Chùa Trinh Tiết
  9. Theo quan niệm của các nhà lịch sử, chùa Long Đọi Sơn được nằm trên thế đất Cửu Long với dáng hình như một con rồng lớn đang nằm giữa dải đất đồng bằng rộng lớn và màu mỡ. Phía đàu núi Đọi được nhô lên cao với xu hướng nhìn về thủ đô Thăng Long. Khi đứng trên đỉnh núi Đọi, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến thiên nhiên hùng vỹ với hình dáng của 9 con đường và dòng sông uốn lượn quanh như 9 con rồng đất. Điểm tô mắt rồng chính là những cái giếng xung quanh dãy nũi Đọi trong khu dân cư cũng như phía dưới chân núi.


    Từ dưới chân núi Đọi, du khách sẽ phải trải qua 373 bậc thang bằng đá uốn lượn để có thể đặt chân đến di tích chùa thiêng liêng rộng hơn mười nghìn mét vuông. Ngay khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh bình và yên tĩnh dưới những gốc cây cổ thụ cùng nét đẹp rêu phong đầy cổ kính. Bên cạnh đó, phía đằng sau ngôi chùa còn có sân và vườn hoa mang đến chốn tĩnh tâm cho mọi người. Phía hai bên hành lang còn có đặt những vị La hán và hậu điện lung linh. Tại đây sẽ là nơi trưng bày những di vật lịch sử quý mang đậm nét cổ kính.


    Với hơn nghìn năm tuổi, Chùa Long Đọi đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Tuy vậy nhưng nó vẫn hiên ngang đứng trên núi Đọi và ngắm nhìn mọi vật thể xung quanh biến chuyển mỗi ngày. Hiện tại, ngôi chùa cũng đang lưu giữ rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, tượng Quan Âm Thị Kính, tượng Dị Lặc, ... Tất cả những điểm này đều mang đến một nét hoàn toàn riêng và mới chỉ có tại chùa Đọi.

    Chùa Long Đọi
    Chùa Long Đọi
    Chùa Long Đọi
    Chùa Long Đọi
  10. Chùa Khánh Long Tự là một ngôi chùa cổ tự được phát tích từ thời nhà Trần. Theo lời kể của dân làng thì đây được biết đến là nơi lưu trú cũng như đàm đạo của các bậc hiền sư thời Trần. Sau đó, dưới thời Cảnh Hưng thứ 7, ngôi chùa được quy hoạch mở rộng hơn cũng như thực hiện cuộc cách mạng đại trùng tu. Đó cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện của chiếc chuông cổ của ngôi chùa cổ kính này.


    Vào năm 2010, Thích Tâm Tuệ từ Huế trong một cuốc vận du ngang qua đã quyết tâm dừng chân tại đây và kiến lập lại chùa trên nền di tích đổ nát và tạo nên diện mạo mới cho Khánh Long như hiện nay. Phong cách thiết kế với lối kiến trúc mang đậm âm hưởng xứ Huế mộng mơ và yên bình. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Chùa Khánh Long Tự chính là không gian xanh mướt và tươi đẹp trở thành chốn tĩnh tâm của mọi người.


    Từ cổng chùa bước vào, du khách sẽ bắt gặp những dãy nhà 2 tầng xây theo kiểu truyền thống bằng gạch ngói thấp và nối dài. Trong đó tầng 1 là trà thất và tầng 2 là khu tăng phòng. Mọi không gian đều được thu gọn và thiết kế đẹp mới. Không những thế, cửa ngách 2 bên chính điện là lối cửa vòm hẹp và cao nhìn đến những khoảng sân vườn xanh mát khác hẳn với lối kiến trúc của các ngôi chùa Bắc Bộ.

    Chùa Khánh Long Tự
    Chùa Khánh Long Tự
    Chùa Khánh Long Tự
    Chùa Khánh Long Tự



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy