Top 11 Ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam

Dương Thanh Hà 8220 1 Báo lỗi

Chùa luôn được xem là một biểu tượng của sự tâm linh, tôn nghiêm. Mỗi dịp lễ tết, người Việt Nam lại cùng gia đình, người thân đến chùa để cầu nguyện, xin ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

    Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình. Quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam trải dài trên diện tích hơn 500ha, là khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam, thu hút đông khách du lịch những năm gần đây. Chùa thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là các vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam.


    Thời điểm du lịch chùa Tam Chúc lý tưởng nhất là vào mùa xuân, cụ thể là những tháng đầu năm, thời điểm của mùa lễ hội, từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch, khí hậu mát mẻ, thêm vào đó, du khách có thể tham gia bái Phật, cầu mong tiền tài, phúc lộc. Chùa cũng vô cùng nhộn nhịp vào những ngày lễ lớn như Phật Đản (15/4 âm lịch), Vu Lan (15/7 âm lịch), Trung Thu (15/8 âm lịch) hay vào những ngày mùng 1, rằm, và năm mới.


    Chùa Tam Chúc là một quần thể du lịch tâm linh rộng lớn, được chia làm 4 khu là Khu tiếp đón, Khu tâm linh và Khu trải nghiệm và Khu bảo tồn thiên nhiên. Các địa điểm tham quan hấp dẫn thu hút nhiều du khách như Nhà khách Thủy Đình, Cổng tam quan, Vườn cột kinh, Tam điện chùa Tam Chúc tráng lệ, Điện pháp chủ...


    Địa chỉ: Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam

    Chùa Tam Chúc (Hà Nam)
    Chùa Tam Chúc (Hà Nam)
    Chùa Tam Chúc (Hà Nam)
    Chùa Tam Chúc (Hà Nam)

  2. Top 2

    Chùa Một Cột (Hà Nội)

    Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa - Thương mại và Khách sạn "Hà Nội - Matxcova". Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.


    Nhắc đến Hà Nội, nhắc đến những ngôi chùa, điều đầu tiên người ta nghĩ ngay đến chính là chùa Một Cột bởi kiến trúc vô cùng độc đáo, ấn tượng của nó. Với hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.


    Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ "Diên hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.


    Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Chùa Một Cột
    Chùa Một Cột
    Chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam
    Chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam
  3. Top 3

    Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

    Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Thế kỷ XVI núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa 2 tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà chính quyền nhà Mạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra.


    Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á. Một trong số đó có thể kể đến như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1. Năm 2010, chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa trong tháng 3 năm 2014. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư và phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.


    Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh... vẫn đang được tiếp tục xây dựng. Chùa Bái Đính là một trong những quần thể chùa cổ được xây dựng nối tiếp trong 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Trong khu quần thể này, bạn không chỉ được tham quan chùa, mà còn có nhiều di tích khác như Giếng Ngọc, Đền thờ Thánh Nguyễn, Đền thờ Thần Cao Sơn, Hang Sáng, Hang Tối. Với rất nhiều những kiến trúc độc đáo, hấp dẫn.


    Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
    Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam
    Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam
  4. Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt 5km, gần hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng. Thiền Viện Trúc Lâm như tách biệt hẳn khỏi thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tấp nập, phong cảnh nơi đây vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và trữ tình bởi sự hữu tình của nước non và những đồi thông. Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm ý nghĩa "nhà Phật", được xây dựng trong những năm 1993 - 1994, để đến được thiền viện phải leo lên 140 bậc thang, hai bên là những rặng thông xanh ngát dẫn đến cổng tham quan vào chánh điện.


    Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.


    Chính vì những nét độc đáo của ngôi chùa này cũng phong cảnh vô cùng lãng mạn, hữu tình, đặc trưng của khí hậu Đà Lạt mà mỗi năm, vào dịp lễ tết, nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh, cùng mua những món quà lưu niệm được làm từ trái thông.


    Địa chỉ: Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm.

    Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử
    Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử
    Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm ý nghĩa nhà Phật
    Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm ý nghĩa nhà Phật
  5. Top 5

    Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

    Chùa Linh Ứng, Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và khánh thành ngày 30/07/2010; đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục.


    Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bởi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.


    Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật, thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai. Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo.


    Địa chỉ: chùa Linh Ứng, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

    Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)
    Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)
    Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)
    Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)
  6. Top 6

    Chùa Thiên Mụ (Huế)

    Khi nhắc tới Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Thiên Mụ bởi lẽ đây là một trong những điểm đến có phong cảnh đẹp nhất ở Huế. Non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình cùng cái vẻ yên tĩnh của thiên nhiên nơi đây sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta trở nên thanh thản hơn. Ngôi chùa này được chính thức xây dựng vào đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng năm 1601. Đến đời chúa Quốc (Nguyễn Phúc Chu), chùa Thiên Mụ được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và khang trang hơn. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô mở rộng ngay từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong.


    Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Tháp Phước Duyên, một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Nhắc đến bức tượng Phật Thích Ca bằng vàng này phải kể đến truyền thuyết mất trộm tượng vàng. Mặc dù đã tìm ra tên trộm và nhà vua đã quyết định hành xử hắn nhưng có một vị hành giả khi đi ngang qua chùa nghe chuyện mất và tìm lại tượng đã không khỏi băn khoăn. Sau một hồi ngồi kiết già, vị hành giả này như ngộ ra điều gì đó và quyết định siêu hóa tượng vàng để oan khiên không còn tái diễn. Và dòng sông Hương chính là nơi lưu giữ dòng chảy của pho tượng vàng này. Nếu đến Huế hãy ghé qua đây và tìm hiểu kỹ hơn về lời tương truyền này nhé, sẽ rất thú vị đó.


    Chùa Thiên Mụ được đánh giá là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Huế. Chùa nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê cách trung tâm thành phố Huế chừng 5 km về phía Tây. Nơi đây cũng từng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác thơ và văn.

    Địa chỉ: đồi Hà Khê, xã Hương Long, Hương Hòa, TP. Huế

    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ
  7. Top 7

    Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)

    Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Bộ, tiêu biểu cho nền văn hóa Khmer khu vực phía Nam. Được xây dựng 1877, là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Chính điện là tòa nhà thờ chính trong chùa, nằm ở vị trí trung tâm khuôn viên trên nền cao 1,5 mét, được chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh.


    Bên trong chùa có một bàn thờ lớn đặt một tượng Phật lớn thờ chính giữa vô cùng uy nghi. Trên các vách tường được trang trí bằng nhiều bích họa với nhiều màu sắc khác nhau rất lộng lẫy. Khuôn viên chùa rất rộng lớn, mang đậm hơi hướng văn hóa dân tộc Khmer, nơi đây không những đẹp và lộng lẫy mà còn mang đến cho du khách những cảm giác lạ thường, mới mẻ khi bước vào khu chùa này.


    Khi vào chùa, khách thăm viếng phải bỏ mũ nón, đi chân không,… Chùa là nơi thể hiện rõ nét những tập tục, rõ nét hơn cả là lòng hiếu khách của con sóc – điều mà khách du lịch rất được vui lòng những khi một lần ghé đến cũng như những bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ.


    Địa chỉ: ĐT31, Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu

    Mái chùa cong, xếp tầng theo kiến trúc Angkor
    Mái chùa cong, xếp tầng theo kiến trúc Angkor
    Tòa chánh điện cổ trầm mặc trong khuôn viên chùa Xiêm Cán
    Tòa chánh điện cổ trầm mặc trong khuôn viên chùa Xiêm Cán
  8. Top 8

    Chùa Bà (Tây Ninh)

    Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất khu vực phía Nam nước ta, với độ cao khoảng 986 m và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Có rất nhiều người thường xuyên tìm đến đây để viếng chùa Bà, tọa lạc trên núi Bà Đen, hay còn gọi là Linh Sơn, Tiên Thạch, chùa Phật, chùa Thượng. Cùng với chùa Hang (chùa Linh Sơn Long Châu) và chùa Trung (chùa Linh Sơn Phước Trung), chùa Bà Tây Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở khu danh thắng núi Bà Đen cũng như là một trong những điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam.


    Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII và đã qua nhiều lần trùng tu. Hằng năm, khách thập phương hành hương núi Bà để đi chùa cầu nguyện rất đông; thông thường là vào dịp Tết nguyên đán kéo dài cả tháng Giêng, và lễ vía Bà vào ngày 5 – 6 tháng năm âm lịch (khoảng tháng 6 dương lịch).


    Khi đến đây, bạn có thể sử dụng hệ thống cáp treo (dài khoảng 1225 m), để đi từ chân núi lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch hoặc với những ai ưa thách thức, mạo hiểm, bạn cũng có thể leo bộ lên chùa.


    Địa chỉ: phía đông bắc thành phố Tây Ninh, thuộc địa phận xã Thạnh Tân và cách trung tâm thành phố 11 km.

    Du khách có thể lên xuống chùa bằng hệ thống cáp treo dài hơn 1.000 m hết khoảng 10 phút, giá 85.000 đồng một lượt.
    Du khách có thể lên xuống chùa bằng hệ thống cáp treo dài hơn 1.000 m hết khoảng 10 phút, giá 85.000 đồng một lượt.
    Phần lớn không gian chùa hiện nay được xây dựng, trùng tu qua nhiều năm với kiến trúc hài hòa giống các chùa cổ trong nước.
    Phần lớn không gian chùa hiện nay được xây dựng, trùng tu qua nhiều năm với kiến trúc hài hòa giống các chùa cổ trong nước.
  9. Chùa Hoằng Phúc là chùa cổ có từ những năm đầu của thế kỷ XVIII tại Quảng Bình. Ngôi chùa này trước là Am Tri Kiến, sau đổi thành chùa Kính Thiên, hay còn gọi là “chùa Vua” (do có lần Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã ghé chùa dâng hương lễ Phật nhân một chuyến đi vào miền trung) hoặc chùa Hoằng Phúc (được vua Minh Mạng cho đổi lại).


    Ở đây còn có quả chuông đồng đúc từ thời vua Minh Mạng cho đặt đúc khi đổi tên chùa chính thức thành Hoằng Phúc. Vì vậy, khi đến đây, bạn không chỉ là vãn cảnh chùa cổ, dâng hương cầu an mà còn có thể khám phá và tìm hiểu thêm về một khía cạnh lịch sử và tôn giáo của nước mình.


    Hiện tại, chùa Hoằng Phúc đã được phục dựng lại, nên bạn sẽ thấy nhiều nét “hiện đại mới toanh” trong khuôn viên ngôi chùa này. Nhưng dù vậy, Hoằng Phúc vẫn là một trong những điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam và xứng đáng để bạn ghé thăm thử một lần.


    Địa chỉ: Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

    Chùa Hoằng Phúc.
    Chùa Hoằng Phúc.
    Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung
    Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung
  10. Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu (天后廟),tiếng Quảng: Pò Mỉu (婆廟,Hán Việt: Bà Miếu), là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bên cạnh miếu có Hội quán Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán (穗城會馆).


    Chùa Bà Thiên Hậu được xem là chốn tâm linh hơn 250 tuổi ở Sài Gòn, đồng thời cũng là điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam. Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng năm 1760 bởi một nhóm người Hoa. Vào các ngày mùng một, ngày rằm, Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu và đặc biệt là vào ngày lễ vía Bà (23/3 âm lịch, thường rơi vào khoảng tháng 4 dương lịch), rất nhiều người dân Sài Gòn và cả khách du lịch lẫn du khách nước ngoài đều đến đây để khấn bái cũng như hòa mình vào không khí ngày chiêm lễ tại đây.


    Nếu không thích sự đông đúc, bạn có thể đến đây vào ngày thường để có thể tham quan tất cả những dấu ấn lịch sử nơi đây.


    Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Tp.HCM

    Chùa Bà Thiên Hậu
    Chùa Bà Thiên Hậu
    Chùa Bà Thiên Hậu được xem là chốn tâm linh hơn 250 tuổi ở Sài Gòn
    Chùa Bà Thiên Hậu được xem là chốn tâm linh hơn 250 tuổi ở Sài Gòn
  11. Top 11

    Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn)

    Đi chùa, lễ Phật là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta từ xa xưa đến nay. Tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Vĩnh Nghiêm với khuôn viên rộng lớn và kiến trúc đồ sợ thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tham quan.


    Nếu có cơ hội đi ngang qua ngôi chùa này vài lần bạn sẽ nhận ra một điều là… chùa Vĩnh Nghiêm luôn luôn đông. Dù không phải lúc nào cũng đông nghịt người chen chân, nhưng hầu như vào thời điểm nào trong ngày cũng có khách thập phương đến cầu an, chiêm bái – đủ để bảo chứng cho danh tiếng của ngôi chùa lớn tại Sài Gòn này.


    Vào ngày rằm hàng tháng hoặc các ngày lễ lớn của Phật Giáo, đặc biệt là Đại lễ Phật Đản, rất nhiều người đến đây để cầu an, dâng hương cúng dường hoặc đơn giản là vãn cảnh chùa ngày lễ. Chùa Vĩnh Nghiêm, bên cạnh những ý nghĩa tâm linh, còn được biết đến vì cấu trúc độc đáo, trang nghiêm và đồ sộ với diện tích lên đến 6.000 m2. Chùa có cổng tam quan, khu tòa trung tâm với chính điện và các bảo tháp (Tháp Quán Thế Âm cao 7 tầng, tháp Xá Lợi cộng đồng và tháp đá Vĩnh Nghiêm).

    Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3, Tp. HCM

    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy