Top 18 Địa điểm cầu tài, cầu lộc được cho là linh thiêng nhất tại Việt Nam

Trán Dô 9395 1 Báo lỗi

Từ xưa đến nay, đi lễ đền, đi chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại là điểm khởi đầu cho một năm mới với ... xem thêm...

  1. Chùa Huơng là cách nói trong dân gian, trên thực tế Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Chùa Hương nằm ven bờ sông Đáy thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử khắp 4 phương lại nô nức tụ họp, trẩy hội chùa Hương.


    Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Trước ngày mở hội 1 ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều có khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.


    Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

    Hình ảnh lễ khai hội chùa Hương
    Hình ảnh lễ khai hội chùa Hương
    Chùa Hương
    Chùa Hương

  2. Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn nói Kho, thuộc địa phận khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền thờ Bà Chúa Kho - thời ấy bấy giờ còn gọi là công chúa Thanh Bình. Nơi đây thu hút hàng ngàn người đến lễ bái nhân dịp đầu năm mới, đặc biệt là giới kinh doanh Mặc dù chỉ là một nghi lễ tâm linh nhưng muốn nguyện ước linh ứng thì phải thành tâm khi "vay vốn" Bà chúa Kho và giữ đúng lời hứa, có "vay" thì phải có "trả".


    Đền Bà Chúa Kho là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân miền Bắc. Đền là nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương vào ngày 15 tháng Giêng.


    Địa chỉ: Núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
    Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
    Đền Bà Chúa Kho
    Đền Bà Chúa Kho
  3. Chùa Ông hay còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn mà còn được xem như một công trình kiến trúc độc đáo ở nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Chùa Ông thờ 3 vị thần chính là: Quan Công (Quan Đế), Thiên Hậu nguyên quân (Thiện Hậu Thánh Mẫu), Tài Bạch tinh quân (Thần Tài).


    Vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người tìm đến đây để cầu nguyện mỗi ngày. Chùa Ông nổi tiếng rất linh thiêng trong việc cầu duyên. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được ý trung nhân hợp ý cho mình.


    Địa chỉ: Số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

    Chùa Ông nằm tại số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    Chùa Ông nằm tại số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    Chùa Ông
    Chùa Ông
  4. Đền Cờn là một di tích lịch sử nổi tiếng linh thiêng thuộc địa phận xã ven biển Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo nhân dân nơi đây thì đền Cờn đứng đầu cả về mặt nghệ thuật cũng như về mặt tín ngưỡng. Nơi đây thờ Tứ Vị Thánh Nương, là các nữ thần bảo vệ dân chài, vốn là 1 tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của các cư dân ven biển ở Thanh Hóa, Nghệ An và nhiều nơi khác.


    Lễ hội đền Cờn được tổ chức trong 3 ngày 19 - 20 - 21 tháng giêng âm lịch hàng năm cuốn hút đông đảo du khách thập phương về tham quan. Người dân đến đền Cờn đều mong muốn rút được quẻ thẻ may mắn đầu năm, tương truyền nếu ai rút được quẻ thẻ số 100 thì sẽ có 1 năm nhiều tài, nhiều lộc.


    Địa chỉ: Phường Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

    Đền Cờn là một di tích lịch sử nổi tiếng linh thiêng của Nghệ An
    Đền Cờn là một di tích lịch sử nổi tiếng linh thiêng của Nghệ An
    Đền Cờn Nghệ An
    Đền Cờn Nghệ An
  5. Đền Chử Đổng Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo là Chử Đồng Tử. Chính vì thế nhiều người đến đây vào những ngày đầu năm không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới 1 trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là công chúa Tiên Dung và công chúa Tây Sa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm trong suốt cả năm.


    Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung có công chữa bệnh giúp dân. Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước.


    Địa chỉ: Thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

    Đền Chử Đổng Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên
    Đền Chử Đổng Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên
    Đền Chử Đổng Tử
    Đền Chử Đổng Tử
  6. Chùa Duyên Ninh nổi tiếng là nơi cầu duyên, cầu tự nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Từ thành phố Ninh Bình men theo đại lộ Tràng An 10 km là tới chùa. Chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư ở thế kỷ thứ 10 như nhà sư Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.


    Theo các người dân nơi đây kể lại, chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại. Cũng tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề non hẹn biển rồi sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.


    Tại đây, Hoàng hậu Phất Ngân đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó chùa Duyên Ninh đã trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư. Cũng vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu không may hiếm muộn đường con cái.


    Địa chỉ: Tràng An, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

    Chùa Duyên Ninh nổi tiếng là nơi cầu duyên, cầu tự ở Ninh Bình
    Chùa Duyên Ninh nổi tiếng là nơi cầu duyên, cầu tự ở Ninh Bình
    Chùa Duyên Ninh
    Chùa Duyên Ninh
  7. Đền Bắc Lệ thuộc địa phận xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là 1 đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta. Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến 20 tháng 9 Âm lịch. Đền Bắc Lệ nổi tiếng là nơi cầu may mắn và bình an rất linh thiêng, đền nằm trên 1 quả đồi cao, xung quanh rợp bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.


    Đền Bắc Lệ là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, được mệnh danh là nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát của cải núi rừng cho con người nơi đây. Ngoài ra, được suy tôn trong đền còn có Chầu Bé, là nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt thì đây chính là các cô, các cậu. Người dân nơi đây tin rằng đến đây vào dịp đầu năm sẽ cầu được may mắn và bình an suốt cả năm.


    Nếu bạn còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, bạn hãy tìm đến đền Bắc Lệ. Nhân dân ở vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam.


    Địa chỉ: Xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

    Hội Đền Bắc Lệ diễn ra vào ngày 20/9 Âm lịch
    Hội Đền Bắc Lệ diễn ra vào ngày 20/9 Âm lịch
    Đền Bắc Lệ
    Đền Bắc Lệ
  8. Đền ông Hoàng Mười hay Mỏ Hạc Linh Từ ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cũng là 1 nơi cầu tài, cầu lộc ở tỉnh Nghệ An. Đền ông Hoàng Mười thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Đền thờ ông Hoàng Mười còn có một địa điểm khác là đền Chợ Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.


    Vào mỗi dịp đầu năm hàng năm, mỗi ngày đền ông Hoàng Mười đón hàng chục ngàn người dân địa phương và khách thập phương đến lễ. Mọi người dâng cờ quạt, bút sách, tiền vàng... để cầu tài cầu lộc, cầu mong cả năm bình yên, cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.


    Địa chỉ: Xuân Am, Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

    Đền ông Hoàng Mười, Nghệ An
    Đền ông Hoàng Mười, Nghệ An
    Đền ông Hoàng Mười
    Đền ông Hoàng Mười
  9. Chùa Bái Đính là 1 quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục tại châu Á. Chùa Bái Đính ở Việt Nam được xác lập là ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa được biết đến như 1 nơi cầu may đầu năm yêu thích của nhiều người.


    Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những pho tượng phật khổng lồ mà còn có cơ hội du lịch tại khu danh thắng Tràng An. Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục như tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, ngôi chùa rộng nhất Việt Nam, ngôi chùa có chuông đồng lớn nhất, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…


    Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

    Tượng phật Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam tại chùa Bái Đính (nguồn: hành trình tâm linh)
    Tượng phật Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam tại chùa Bái Đính (nguồn: hành trình tâm linh)
    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
  10. Đền Trần hay còn gọi là Trần Miếu là 1 ngôi đền nổi tiếng về xin ấn cầu tài tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (gần quốc lộ 10). Đền Trần là nơi thờ các vị vua nhà Trần cùng các quan lại, tướng sĩ có công phù tá nhà Trần. Hàng năm vào ngày 14 tháng giêng âm lịch, người dân Nam Định tổ chức lễ Khai Ấn Đền Trần. Mặc dù Ấn được phát trong đêm 14 nhưng từ ngày mùng 7 và mùng 8 Tết, quanh khu vực đền Trần đã tấp nập du khách tham quan, dâng hương.


    Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào lúc 23 - 24 giờ của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người từ khắp muôn nơi đổ về đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được Ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng dài, xin thẻ từ trước đó rất lâu.


    Địa chỉ: đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

    Lễ hội đền Trần
    Lễ hội đền Trần
    Lễ hội đền Trần
    Lễ hội đền Trần
  11. Phủ Tây Hồ được coi là 1 trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Mỗi năm, cứ đến dịp Tết đến xuân về, không chỉ riêng người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội đều đến đây thắp hương, cầu phúc, cầu tài lộc với hi vọng bước sang 1 năm may mắn và an lành. Phủ Tây Hồ nằm trên 1 bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là 1 làng cổ của kinh thành Thăng Long, nằm ở phía đông của Hồ Tây. Đi lễ Phủ Tây Hồ xong, du khách có thể ghé qua ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, 1 người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hóa và tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ).


    Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ để được Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp Hồ Tây.


    Địa chỉ: Số 52 phố Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, thành phố Hà Nội

    Vào dịp đầu năm, người dân Hà Nội đi lễ Phủ Tây Hồ rất đông
    Vào dịp đầu năm, người dân Hà Nội đi lễ Phủ Tây Hồ rất đông
    Phủ Tây Hồ
    Phủ Tây Hồ
  12. Chùa Yên Tử là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Chùa Yên Tử bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân Sơn. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.


    Với nhiều doanh nhân dù đây không phải là một ngôi chùa nổi tiếng về làm ăn nhưng là một nơi rất tốt để cầu an. Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, thuộc dãy cánh cung Đông Triều.


    Địa chỉ: Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

    Chùa Yên Tử là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam
    Chùa Yên Tử là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam
    Chùa Yên Tử
    Chùa Yên Tử
  13. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.


    Tương truyền và thời nhà Nguyễn, thời vua Minh Mạng, ngư dân nơi đây phát hiện một tượng phật trên bãi cát bèn lập am thờ tự. Kể từ đó, như Phật linh thiêng phù hộ cho sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn và cũng từ đó trở đi nơi này được gọi tên là Bãi Bụt.

    Chùa Linh Ứng
    tọa lạc trên đỉnh núi, đây là đặc điểm để khi du khách đến đây có thể ngắm toàn cảnh Biển Đông và toàn cảnh thành phố đáng sống này. Ở tại độ cao này, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy một thành phố hiện đại, sầm uất rất đỗi tự hào, đáng mơ ước và thấy được cả một góc biển Đông bao la rộng lớn, bãi cát dài trắng xóa ôm trọn biển, uốn lượn dọc theo một chiều dài thành phố. Từ đó mà tâm hồn trở nên thư thái.


    Địa chỉ: Chùa Linh Ứng, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

    Chùa Linh Ứng ngôi chùa lừng danh về cầu được ước thấy
    Chùa Linh Ứng ngôi chùa lừng danh về cầu được ước thấy
    Chùa Linh Ứng
    Chùa Linh Ứng
  14. Chùa Lôi Âm là ngôi chùa linh thiêng có lịch sử 500 năm, được xây dựng vào thế kỷ 15 dưới thời vua Lê Thánh Tông, ngoài ra ngôi chùa này còn được ca ngợi là một danh thắng của vùng Hải Đông thời bấy giờ. Năm 1997, chùa Lôi Âm được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.


    Về quy mô, chùa Lôi Âm không bề thế bằng những chùa được xây mới ở nhiều nơi, nhưng xứng danh là linh tự, trầm mặc ẩn mình giữa rừng thiêng của “Linh Thứu Kỳ Sơn” và là địa điểm thu hút được lượng khách đông nhất trong chuỗi đền thờ Đông Nam Á. Không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng, cổ kính mà Chùa Lôi Âm còn được biết đến với phong cảnh hữu tình. Ngôi chùa cổ ẩn mình trên núi, giữa ngàn núi mây, bạt ngàn thông xanh và thảm dứa trải dài. Bất kỳ ai khi đến ngôi chùa này cũng sẽ không ngừng thán phục vì vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên nơi đây.


    Tháng Giêng là tháng được rất nhiều phật tử chọn là thời điểm thích hợp để lui tới. Do đây là thời gian mà hầu hết các nghi lễ được tổ chức ở đây như: Cầu cho quốc thái dân an; chúc phúc đầu năm; cầu cho mưa thuận gió hoà, mọi điều may mắn…Ngày đầu năm các bạn đi lễ chùa cầu an vui, may mắn sẽ được vãn cảnh sơn thủy đẹp mê hồn, hòa mình cùng thiên nhiên ban sơ, quẳng gánh lo toan hàng ngày bộn bề trăm công ngàn việc.


    Địa chỉ: Phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

    Chùa Lôi Âm
    Chùa Lôi Âm
    Chùa Lôi Âm
    Chùa Lôi Âm
  15. Đình Bia Bà nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Bia Bà thờ Đức Thánh Bà Trần Thị Hoàng Phi. Bà sinh năm 1511, là con gái đại thần triều Lê – Quận công Trần Trân, người trong làng. Bà được trời phú cho tư chất thông minh, lại nết na thùy mị và có nhan sắc hơn người nên được nhiều gia đình danh giá đương thời muốn đón về làm dâu. Năm 1527, đời Mạc Thái Tổ, nhà vua chọn Bà làm Phi tử cho Thái tử Mạc Đăng Doanh.


    Năm 1530, Thái tử lên nối ngôi, Bà được phong làm Đệ nhị cung. Khi vào cung, Bà hết lòng phò vua giúp nước. Năm 1538, xảy ra thảm cảnh Mạc – Lê phân tranh, Bà quyết định rời nơi điện ngọc nguy nga về sống tại quê nhà. Bà mất khi 27 tuổi. Tiếc thương người vợ nết na, hiền thục nên sau khi làm lễ an táng xong, nhà vua cho người làm bia ghi lại công tích của bà.


    Mọi người đến đây thường cầu xin bình an, may mắn, cầu tài cầu lộc, thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt, mua nhà rồi lại bán được nhà, trúng hợp đồng làm ăn… Chủ yếu vẫn là cầu xin trong việc làm ăn.


    Địa chỉ: Làng La Khê, Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Đình Bia Bà
    Đình Bia Bà
    Đình Bia Bà
    Đình Bia Bà
  16. Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành năm 1971. Ngôi chùa rộng hơn 6000m2 với kiến trúc mái ngói cong vút, cùng những đường chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ đã thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan mỗi năm. Là một trong những ngôi chùa có lối thiết kế độc đáo, hiện đại tại Sài Gòn, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn không mất đi nét thanh tịnh, bình yên giữa lòng thành phố. Nếu đi du lịch Sài Gòn, bạn nhất định phải ghé đến ngôi chùa đặc biệt này nhé.


    Chùa Vĩnh Nghiêm lại mang nét kiến trúc độc đáo thời Lý – Trần mà bạn sẽ có cảm giác như đang đi thăm viếng một ngôi chùa ở miền Bắc vậy. Bước vào chùa, không ít người sẽ bị choáng ngợp trước tượng phật Quan Âm đồ sộ.


    Đi lên cầu thang, rẽ trái là tòa tháp 7 tầng mà mỗi tầng đều có một bàn thờ Quan Thái Âm Bồ Tát. Vì thế khi đến đây, bạn đừng quên mang theo nến và hoa để cầu tài, cầu nguyện một năm mới an lành, may mắn cho bản thân và gia đình. Đến chùa du khách có thể tham gia các hoạt động từ thiện ở chùa để có thêm trải nghiệm, tích thêm công đức, góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.


    Địa chỉ: Số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm
  17. Nếu muốn đi du lịch hành hương tại Hà Nội, bạn nên bắt đầu từ Chùa Quán Sứ. Có niên đại hàng trăm năm, Chùa Quán Sứ Hà Nội là điểm đến yêu thích của du khách lẫn cư dân địa phương, khi đang tìm kiếm chút an nhiên trong cuộc sống.


    Chùa Quán Sứ nổi tiếng lâu đời là ngôi chùa thiêng liêng, thanh tịnh, đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ đầu năm để cầu mong cho mình và gia đình một năm mới may mắn, bình an và thuận lợi trong cuộc sống. Chùa là một quần thể kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hòa của các tầng mái và lầu chuông trong một khuôn viên tương đối rộng rãi. Đây là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịnh Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Đạo Phật lớn nhất trong cả nước.


    Hiện nay, chùa có giảng đường, thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).


    Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

    Quang cảnh chùa Quán Sứ
    Quang cảnh chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ
  18. Chùa Phúc Khánh còn có tên là Chùa Sở là một ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội, mọi người vẫn truyền nhau đây là một trong những trốn linh thiêng giữa Hà thành, chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, dưới thời Lê chùa là cơ sở đào tạo đăng tài cho Phật Giáo. Chùa Phúc Khánh gồm công trình kiến trúc thờ Phật truyền thống của các ngôi chùa ở Bắc Bộ: Tam quan mở cửa 3 vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con cá sấu quay đầu vào nhau, chùa Phúc Khánh có thêm ban thờ Mẫu.


    Theo những cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, thủa ban đầu chỉ là một ngôi chùa thuộc làng Sở, là nơi lễ Phật của người dân trong làng. Nhưng từ thời điểm Thượng tọa Thích Thanh Quyết - một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo về đây trụ trì thì nơi đây thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến.


    Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

    Chùa Phúc Khánh
    Chùa Phúc Khánh
    Chùa Phúc Khánh
    Chùa Phúc Khánh




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy