Top 9 Ngôi đền, chùa linh thiêng nhất tại tỉnh Quảng Ninh

Trinh Nguyễn 10050 1 Báo lỗi

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc, Việt Nam. Quảng Ninh rất may mắn khi được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh quan vô cùng kỳ vĩ như kỳ quan ... xem thêm...

  1. Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) nằm trên lưng chừng núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa tọa lạc trên một vị trí rất đẹp ở độ cao 340m, phía trước là sông dài, phía sau tựa lưng vào núi và hai bên là rừng thông trải dài xanh ngát. Chùa Ba Vàng hiện nay là điểm đến rất thu hút du khách thập phương.


    Du lịch chùa Ba Vàng là đến với vùng đất Phật linh thiêng, huyền bí được xây dựng ở vị trí có đầy đủ các yếu tố sông dài nằm phía trước, đằng sau là núi cao, hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ - một mỹ cảnh làm đắm say lòng người. Chùa có kỷ lục là ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam.


    Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Trải qua thời gian cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa Ba Vàng đã trở thành phế tích. Vào năm 1988, chùa được tôn tạo, trùng tu lại bằng gỗ. Đến năm 1993 thì chùa được xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu hết không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.


    Chùa Ba Vàng không chỉ nổi tiếng là nơi thờ phụng linh thiêng, mà chùa còn có địa thế đẹp, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Chùa mới được đưa vào trùng tu sửa chữa rất khang trang, chùa có kiến trúc điêu khắc vô cùng tinh xảo, cùng với hệ thống đèn trang trí vào ban đêm rất lung linh, huyền ảo đã góp phần tạo nên sức thu hút của chùa. Hàng tháng, tại chùa có tổ chức các buổi giảng phật pháp, các khóa tu thu hút đông đảo phật tử tham gia học tập, nghiên cứu Phật pháp.

    Khung cảnh lung linh của chùa Ba Vàng
    Khung cảnh lung linh của chùa Ba Vàng
    Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam
    Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam

  2. Chùa Cái Bầu hay còn có tên gọi là thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Được tọa lạc tại thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 65 km. Dù mới được thành lập vào năm 2009, nhưng ngôi chùa này hiện đã thu hút rất nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc đến tham quan và trải nghiệm du lịch nơi đây.


    Chùa Cái Bầu Quảng Ninh được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Tự. Để thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Tại khu vực chùa Cái Bầu đã chứng kiến trận đánh đón đầu. Từ đó tạo tiền đề cho cuộc chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng năm 1288. Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần đã hi sinh bảo vệ dân tộc.Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm đã xây dựng đền thờ nằm trong diện tích tâm linh của chùa, tiền lệ chưa từng có trước kia. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Với ý nghĩa lịch sử vô cùng huy hoàng của đất nước năm 2007. Chùa Cái Bầu Quảng Ninh hay còn gọi Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm. Được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Sau 2 năm đến năm 2009, chùa Cái Bầu Vân Đồn (Thiền viện Trúc lâm Giác tâm) được khánh thành khang trang. Xứng tầm với những giá trị lịch sử, văn hoá của Quảng Ninh nói chung cũng như của toàn dân tộc.


    Chùa được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha. Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng Tam Quan. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm.

    Toàn cảnh chùa Cái Bầu
    Toàn cảnh chùa Cái Bầu
    Chùa Cái Bầu
    Chùa Cái Bầu
  3. Đền Cửa Ông nằm ở thành phố Cẩm Phả là nơi thờ phụng Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, là một danh tướng thời Trần. Cũng như chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông cũng có địa thế "tựa núi, hướng biển" khi tọa lạc trên một ngọn đồi cao hướng ra vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.


    Đền Cửa Ông nằm trên địa bàn thuộc phường Cửa Ông (TP Cẩm Phả). Khu di tích này đã được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng khu di tích lịch sử quốc gia và trở thành điểm du lịch tâm linh, hướng về cội nguồn không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của đông đảo du khách trong, ngoài nước. Ngôi đền được xây dựng thờ vị thần chính là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - một vị tướng tài ba của nhà Trần, người con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đã có công đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.


    Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ… Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy… Đền Cửa Ông nằm ngay cạnh vịnh Bái Tử Long, một mặt dựa núi, một mặt hướng biển tạo nên một chốn sơn thủy hữu tình. Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng công phu, tỉ mỉ qua nhiều lớp gạch kiên cố. Ban đầu, ngôi chùa được chia thành ba khu: hạ, trung, thượng, nhưng chiến tranh đã phá hủy nhiều phần của công trình. Hiện phần dưới và giữa đã bị hư hỏng nặng, chỉ còn phần trên là tương đối hoàn thiện.


    Mặc dù chính hội diễn ra vào tháng 2 âm lịch, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, đã có rất nhiều du khách thập phương đến đây du xuân và cầu may dịp năm mới. Đến với Cửa Ông bạn còn có thể được thưởng thức đặc sản địa phương có một không hai là bánh Tày nồng ệp rất ngon.

    Tượng Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng
    Tượng Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng
    Một góc đền Cửa Ông
    Một góc đền Cửa Ông
  4. Chùa Long Tiên được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thành phố Hạ Long, Quảng Ninh được xây dựng từ năm 1941 đến nay trải qua nhiều lần trùng tu chùa có diện mạo rất khang trang, sạch đẹp. Trong thơ ca xưa có câu: "Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên", như vậy chùa Long Tiên đã được biết đến từ rất lâu.


    Tọa lại ngay dưới chân núi Bài Thơ, chùa có kiến trúc rất độc đáo, mang âm hưởng từ kiến trúc thời Nguyễn. Khi bước vào ngôi chùa du khách sẽ thấy đỉnh tam quan, trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.


    Toà tam quan gồm ba cửa: cửa “Hữu’; cửa “Vô” và cửa “Đại”. Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Đây là nơi đặt nhiều tướng thờ. Cung tả của chính điện phối thờ cha, thánh Trần Hưng Đạo, cung bên hữu phối thờ mẹ, Vân Phương Thánh Mẫu.


    Ngoài ra còn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí. Trong chính điện ở vị trí cao nhất là hình tượng Di Đà tam tôn. Vị trí thứ hai là A Di Đà tạo thiền thuyết pháp trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hầu. Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp. Vị trí thứ năm là tượng Cửu Long (hay Thích Ca sơ sinh), tác phẩm điêu khắc này là một tuyệt tác có từ thời Lê.

    Hàng năm, chùa Long Tiên tổ chức lễ hội vào ngày 24/3 âm lịch thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.

    Chùa Long Tiên
    Chùa Long Tiên
    Chùa năm ngay dưới chân núi Bài Thơ
    Chùa năm ngay dưới chân núi Bài Thơ
  5. Chùa Lôi Âm là ngôi chùa năm trên ngọn núi Linh Thứ, thuộc địa phận phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ, có từ cách đây rất lâu, nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên rất đẹp và cũng rất linh thiêng. Đường đến chùa Lỗi Âm cũng khá hiểm trở, bạn phải ngồi một chuyến đò qua hồ Yên Lập, sau đó đi bộ trên những đoạn đèo dốc thoải thì mới tới được chùa.


    Chùa Lôi Âm là ngôi chùa linh thiêng có lịch sử 500 năm, được xây dựng vào thế kỷ 15 dưới thời vua Lê Thánh Tông, ngoài ra ngôi chùa này còn được ca ngợi là một danh thắng của vùng Hải Đông thời bấy giờ. Năm 1997, chùa Lôi Âm được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Về quy mô, chùa Lôi Âm không bề thế bằng những chùa được xây mới ở nhiều nơi, nhưng xứng danh là linh tự, trầm mặc ẩn mình giữa rừng thiêng của “Linh Thứu Kỳ Sơn” và là địa điểm thu hút được lượng khách đông nhất trong chuỗi đền thờ Đông Nam Á.


    Tuy nhiên, trên đường bạn có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm phong cảnh hồ Yên Lập như một bức tranh sơn thủy trầm mặc. Hoặc có thể những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ trùng điệp. Đặc biệt, dưới chân núi, bạn vừa có thể thưởng thức món gà đồi nướng vừa có thể ngắm phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Hàng năm, vào ngày 27 tháng giêng, chùa có tổ chức lễ hội cho du khách thập phương đến làm lễ cầu an lành.

    Chùa Lôi Âm cổ kính
    Chùa Lôi Âm cổ kính
    Bạn phải qua đò mới có thể lên được chùa
    Bạn phải qua đò mới có thể lên được chùa
  6. Chùa Hồ Thiên là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên ngọn núi Phật Sơn thuộc địa phận xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Từng là một ngôi chùa khang trang, nhưng trải qua thời gian dài không được tôn tạo, tu sửa chùa Hồ Thiên nay chỉ còn lại những phế tích có niên đại từ thời Trần.


    Ngôi chùa cổ – Hồ Thiên này tọa lạc trên núi Phật Sơn thuộc dãy núi Yên Tử, trong vòng cung Đông Triều ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang. Ngôi chùa như hiển hiện lên đó chính là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Theo bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết rất nhiều thông tin về ngôi chùa cổ này.


    Ngôi chùa cũng được bằm trên khuôn viên rộng chừng 2,5ha. Bước vào không gian của ngôi chùa Hồ Thiên thì du khách lại rất bất ngờ vì lại cũng đã có khoảng hai chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau như cũng hiên ngang, thách thức với bước đi của thời gian. Ngôi chùa có tới khoảng trên dưới 100 gian. Có lẽ đáng chú ý nhất đó chính là 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê – Nguyễn. Trong số đó có không thể không nhắc đến một ngọn tiêu biểu cao 11m, bảy tầng hoàn thành bằng chất liệu đá xanh như uy nghi vút lên tầng mây xanh.


    Tuy nhiên, chùa Hồ Thiên lại có giá trị rất lớn không những về mặt tâm linh mà còn có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Hiện nay, chùa đang được tích cực tôn tạo nhằm trả lại những giá trị vốn có của nó. Chùa Hồ Thiên là điểm đến hấp dẫn cho những ai ưa thích sự cổ kính, nguyên sơ.

    Bảo tháp trong khuôn viên chùa
    Bảo tháp trong khuôn viên chùa
    Một góc ngôi chùa cổ...
    Một góc ngôi chùa cổ...
  7. Chùa Trình, tên gọi khác là Chùa Bí Thượng vì Chùa toạ lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng thuộc Tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên xưa, nay là khu Bí Thượng thuộc Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Bí Thượng xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa hướng Tây Nam, quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất (-), với diện tích gần 20m 2.


    Đến đầu thế kỷ XIX chùa được dựng lại với kiến trúc chữ Nhất trên nền chùa cũ nhưng quy mô nhỏ hơn. Đầu thế kỷ XX, Chùa bị hoả hoạn, có bà Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức phục dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ Đinh rộng hơn chùa cũ với kiến trúc 03 gian tiền đường, một gian hậu cung. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ. Vào năm 1993 bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 03 gian. Đến năm 1999 chùa được tu sửa khang trang. Chùa Trình có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, có Tiền đường, Chính điện thờ Phật, Tả vu, Hữu vu thờ Thập Bát La Hán, có nhà Tổ, thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Ban Trần Triều, thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Tam Vương theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt. Các pho tượng được đúc bằng đồng và tạc bằng gỗ Mít, gỗ Hương.

    Năm 2006 bằng nguồn đầu tư của Nhà nước và nguồn công đức của du khách thập phương chùa Bí Thượng được xây dựng và mở rộng với quy mô to lớn như hiện nay. Chùa Bí Thượng trở thành ngôi chùa Trình của cả hệ thống chùa tháp Yên Tử. Là Trụ sở của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

    Cổng chùa Trình...
    Cổng chùa Trình...
    Cổng Chùa Trình
    Cổng Chùa Trình
  8. Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn tọa lạc tại chân núi Bài Thơ thuộc khu vực Bến Đoan - Hòn Gai, thành phố Hạ Long. Ngôi đền này được xây dựng ở vị trí trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh Hạ Long.


    Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn chính là con thứ của Trần Hưng Đạo và là một vị tướng tài ba dũng mãnh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nước ta. Các chủ thuyền thường hay qua lại dựng tại chân núi Bài Thơ ngôi đền này để tưởng nhớ công lao oai hùng của ông. Nơi đây thờ Hưng Vũ Vương khai quốc công Trần Quốc Nghiễn (con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) - là vị tướng tài trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào cuối thế kỷ thứ 13, là người nhân từ đức độ, là người con tận hiếu, là người tôi tận trung. Đền thờ này do các chủ thuyền qua đây dựng lên để tưởng nhớ công lao của Đức ông.


    Đây là một di tích đẹp và là một ngôi đền có tiếng linh thiêng. Đền được xây dựng trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh. Đền có từ rất lâu đời gồm có ba gian bái đường, một hậu cung. Đền thờ Mẫu nằm ở bên phải đền chính. Bên trái đền chính là Chùa thờ Phật. Trong đền chính thờ Trần Quốc Nghiễn tại ban giữa, ban bên phải thờ Đệ Nhất Vương Cô, ban trái thờ Đệ Nhị Vương Cô. Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí. Đền đã qua rất nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Trong khuôn viên của đền nay vẫn còn nguyên vẹn một giếng nước cổ xưa, mặc dù nằm sát ngay cạnh biển nhưng nước giếng rất trong và ngọt.


    Lễ hội đền Đức Ông được tổ chức vào ngày 29-30/4 hàng năm. Đây không chỉ là một di tích đẹp, mà còn là một ngôi đền rất nổi tiếng linh thiêng.

    Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
  9. Chùa Am Ngọa Vân nằm tại xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quần thể này được chia thành 4 khu với 15 cụm chùa, tháp khác nhau. Trong đó bao gồm: Thông Đàn - Đô Kiệu, Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bậc. Riêng chùa Ngọa Vân nằm ở vị trí tâm điểm, được du khách phương xa thường xuyên thăm viếng. Chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh có nghĩa là ngôi chùa nằm trên mây.


    Với vị trí cao hơn 500 mét so với mực nước biển, ngôi chùa có tầm nhìn hướng thẳng ra đồi núi trậ trùng, mây trắng vờn quanh mỗi buổi sớm mai. Chùa nằm tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân quanh năm mây phủ, xa xa là hình ảnh sông Cầm uốn lượn đẹp như tiên cảnh. Là một ngôi Chùa - Am cổ có nền móng từ lâu đời nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, chùa Ngọa Vân tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều. Đây là ngôi chùa cổ đã được tu tạo lại từ đầu năm nay và khánh thành tuyến cáp treo vào ngày 9/1/2016 Âm Lịch. Cũng từ đó, ngày 9/1 hàng năm được lấy làm Lễ hội Chùa Am Ngọa Vân (trước lễ hội Yên Tử một ngày).


    Việc tổ chức Lễ hội xuân Ngoạ Vân là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, hướng về cội nguồn, tri ân công đức to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh, lưu giữ những giá trị tư tưởng truyền thống của Thiền phái Trúc Lâm.

    Chùa Am Ngọa Vân - Đông Triều
    Chùa Am Ngọa Vân - Đông Triều
    Chùa Am Ngọa Vân - Đông Triều
    Chùa Am Ngọa Vân - Đông Triều




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy