Top 10 Nguyên tắc tránh ngộ độc thực phẩm
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc ... xem thêm...do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc. Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi. Ngộ độc thực phẩm hoặc chúng ta còn hay gọi là trúng thực không chỉ gây hại cho sức khỏe, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong, bên cạnh đó, ngộc độc còn khiến tinh thần con người trở nên mệt mỏi. Sau đây là các nguyên tắc “vàng” mà bạn nên áp dụng để tránh tình trạng này nhé.
-
Chọn thực phẩm an toàn
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn có thể là nguồn gây bệnh. Việc sử dụng thực phẩm tươi ngon không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể chúng ta giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thực phẩm. Thực phẩm tươi ngon và thực phẩm giàu dinh dưỡng luôn là hai người bạn song hành cùng nhau vì thế khi chúng ta muốn có một bữa ăn ngon và tốt cho sức khỏe, chúng ta cần phải biết cách lựa chọn cho mình nguồn thực phẩm tốt tươi, chất lượng bởi khi thực phẩm tươi cũng là lúc nó chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Tránh sử dụng sản phẩm đã bị ôi thiu hay hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn rửa rau không sạch thì các sản phẩm dù tươi vẫn có thể các mầm bệnh đến cơ thể người. Vì thế bạn nên rửa rau thật kỹ trước khi chế biến nhé.
Riêng về trái cây ở hiện tại đã bị sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, tốt nhất chúng ta nên gọt vỏ trái cây rồi mới ăn vì thuốc trừ sâu bám lại rất nhiều trên vỏ quả, dù có rửa nhưng không thể loại trừ các chất độc hại này. Khi lựa chon các loại rau nhiều lá, nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát. Đối với các loại củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc đồng nhất. Tuyệt đối không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm. Hạn chế mua những hoa, quả trái vụ, nhất là các tháng cuối mùa. Vì vào thời điểm này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều, người trồng phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng với liều lượng vượt mức an toàn và dùng đến cận ngày thu hoạch.
-
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Sau khi đã lựa chọn thực phẩm tươi sống nhưng chưa sử dụng ngay, bạn nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, nếu không sẽ tạo môi trường với nhiệt độ thuận lợi kích thích cho vi khuẩn sinh sôi và phát tán nhanh chóng. Đặc biệt đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản thì bạn có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 - 5 ngày, nếu bạn để quá lâu trong tủ lạnh có thể gây biến chất tác động đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên bạn luôn phải nhớ rằng bạn phải chế biến ngay sau khi đã rã đông nhé. Đặc biệt nếu bạn muốn chế biến ngay bạn có thể dùng lò vi sóng để rã đông còn không thì bạn nên cho xuống ngăn mát rồi mới cho ra ngoài nhiệt độ thường.
Ngăn đông đá là nơi có nhiệt độ rất thấp trong tủ lạnh. Ở ngăn này, bạn nên lưu trữ các thực phẩm tươi sống muốn để dài ngày như các loại thịt, cá, hải sản… Bạn cũng có thể làm những viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua, các gói trà nhỏ tại ngăn nhỏ này để phục vụ mục đích giải khát. Cánh cửa tủ là nơi ít được làm lạnh nhất trong tủ, nên bạn chỉ được để những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt có thể bảo quản lâu ở vị trí này. Ở kệ dưới cùng, hãy cho các sản phẩm có khối lượng nặng vào. Hãy cho những thực phẩm như thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ trên cùng, vì nơi này có nhiệt độ thích hợp để giữ chúng được lâu hơn mà vẫn tươi ngon như thường do đây là nơi hơi lạnh tỏa ra nhiều.
-
“Ăn chín, uống sôi”
Hiện nay, một trong những thói quen mà nhiều người thường mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày là sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, nem chạo…Tuy nhiên, sử dụng thực phẩm chưa nấu chín kỹ hoặc còn sống có thể mang mầm bệnh và luôn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường, như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn (do vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Samonella, vi khuẩn Shigella, vi khuẩn Clostridium Perfringens…), nặng hơn có thể mắc phải các bệnh gây đe dọa tính mạng con người như bệnh viêm não do nhiễm liên cầu lợn, bệnh viêm não do sán dây lợn, hoặc tử vong do biến chứng của bệnh…Do vậy phải thực hành ăn chín, uống sôi không sử dụng thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín.
Những thực phẩm sống hoặc chưa chín luôn tiềm ẩn vô số mầm bệnh và dễ gây ra nhiều hậu quả rắc rối liên quan trực tiếp đến tiêu hóa, bên cạnh đó việc ngộ độc xuất phát từ nhiều loại vi khuẩn nhưu E.coli, Samonella, Shigella… có trong các thực phẩm sống này, khi bạn nạp chúng vào cơ thể sẽ dễ dàng dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc và còn có thể nguy hiểm đến tính mạng do biến chứng. Hãy chế biến thực phẩm một cách hợp vệ sinh, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ như tiết canh, gỏi… Việc nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70 độ C.
-
Ăn ngay sau khi nấu
Bạn nên ăn ngay sau khi nấu xong bởi thức ăn nếu để càng lâu thì sẽ càng dễ dàng bị mất giá trị dinh dưỡng vốn có và thậm chí bị nhiều vi khuẩn bên ngoài sẽ có có hội xâm nhập hoặc thức ăn bị biến đổi chất gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là cơm, bạn nên nấu vừa đủ ăn, không nên nấu dư và để lại ăn tiếp vì cơm nguội thừa chứa bacillus cereus gây ra các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt… thậm chí kể cả khi bạn đã hâm nóng lại vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn bacillus cereus sẽ không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ mà nó còn sản sinh một loại độc tố rất có hại cho đường ruột.
Mọi món ăn sau khi nấu chín có thể để được ở nhiệt độ bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, các vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh về số lượng cũng như sinh ra các độc tố nguy hiểm gây ngộ độc. Do đó nếu thực phẩm không được sử dụng ngay hoặc thực phẩm thừa, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. Trong trường hợp bảo quản dưới 5 độ C, tức ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản cũng không quá 1 - 2 ngày. Sau thời gian này, thức ăn vẫn có thể bị hỏng và gây ngộ độc. Đối với cháo gà còn dư sau khi ăn, nếu để ngoài nhiệt độ thường trong thời gian lâu sau đó mới cất vào tủ lạnh cũng có thể dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển hoặc sinh ra độc tố.
-
Bảo quản thức ăn
Nếu bạn muốn giữ thức ăn dự trữ/thừa trên 5 tiếng thì bạn cần lưu ý phải liên tục giữ nóng thực phẩm trên 60 độ C hoặc giữ lạnh dưới 10 độ C. Dù bạn có giữ nóng hay lạnh, bạn đề cần đun thật kỹ trước khi dùng, ngoài ra bạn còn nên để thức ăn được bảo quản trong hộp kín và tránh để lẫn lộn giữa thực phẩm chín - sống hoặc dùng các loại chế biến như dao thớt chung vì nó dễ gây tình trạng ô nhiễm chéo. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bạn không nên để trẻ dùng lại thực phẩm thừa vì hệ miễn dịch của bé rất yếu, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công hơn. Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
Đông lạnh được sử dụng tốt cho hầu như bất kỳ loại thực phẩm nào. Nó cũng là một trong các quá trình được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại và trong gia đnh để bảo quản một phạm vi rộng lớn trong thực phẩm. Những kho lạnh cung cấp khối lượng lớn và lưu trữ lâu dài cho chiến lược dự trữ lương thực được chuẩn bị trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia ở nhiều nước. Quá trình đông lạnh làm giảm nhiệt độ của thực phẩm ở 0° hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ thấp này tạm dừng vi sinh vật hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các enzym. Đông lạnh không khử trùng thực phẩm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, nó chỉ dừng lại những thay đổi tiêu cực cho chất lượng của thực phẩm đông lạnh của bạn.
-
Rửa tay sạch khi chế biến
Chắc chắn rằng việc không rửa tay sạch sẽ và đúng cách cũng là một con đường dẫn đến bệnh ngộ độc thực phẩm vì vi khuẩn hoặc vi rút từ tay có thể truyền sang thực phẩm. Ngoài ra còn rất nhiều hoá chất khác mà khi bị dính vào tay thì chúng ta không thấy gì nhưng quá trình nhiễm độc nhiều lần, trong thời gian dài nó sẽ dẫn đến một thứ bệnh mạn tính, khó nhận biết. Vì thế bạn nên rửa ta thật sạch và nhớ là dùng khăn sạch để lau, nếu tiện tay lau vào quần áo thì việc rửa tay sẽ trở nên vô ích, bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo thói quen rửa tay trước và sau khi ăn nhé. Trên thực tế, 89% dịch bệnh do thực phẩm gây ra bị ô nhiễm bởi người chế biến. Rửa tay thích hợp có thể làm giảm vi trùng trên tay người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.
Bàn tay bẩn mang rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh trong quá trình làm việc, sinh hoạt. Theo Tổ chức Đối tác rửa tay toàn cầu, điều kiện vệ sinh kém làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ, hạn chế sự phát triển thể chất, hệ miễn dịch; 33% - 66% trường hợp suy dinh dưỡng trên toàn cầu bắt nguồn từ việc thiếu điều kiện vệ sinh và nước sạch. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), 88% các trường hợp tử vong do tiêu chảy ở trẻ em có liên quan đến tình trạng vệ sinh kém và thiếu nước sạch. Tiêu chảy và viêm phổi là hai bệnh chính có liên quan đến việc lây truyền các mầm bệnh qua bàn tay và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 3,5 triệu trẻ em trên thế giới hằng năm. Ngoài ra vệ sinh kém cũng góp phần làm gia tăng các bệnh như tay chân miệng, bệnh ngoài da, bệnh giun sán…
-
Giữ sạch bề mặt chế biến
Thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cuộc sống của con người. Thực phẩm xanh, sạch được chế biến đúng phương pháp sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu thực phẩm không được lựa chọn đúng cách, không được chế biến cẩn thận sẽ khiến các chất dinh dưỡng mất đi và có thể gây hại đến sức khỏe. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm chúng ta cần chú ý tất cả các khâu trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, trong đó có việc giữ vệ sinh bề mặt khi chế biến.
Thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường và các vi khuẩn bên ngoài, vì thế đối với dụng cụ chế biến, bạn cần rửa lần đầu bằng xà phòng với nước ấm 45 độ C - 50 độ C, sau đó rửa lại lần hai bằng nước ấm. Ngay cả các bề mặt chứa đựng thức ăn cũng cần được vệ sinh một các kỹ càng đồng thời thường xuyên giặt khăn lau bát dĩa, bạn có thể sát trùng khăn bằng nước sôi để đảm bảo an toàn nhé.
-
Che đậy tránh côn trùng
Bạn có biết rằng sự hiện diện của ruồi là còn dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh? Ruồi mang theo rất nhiều chất bẩn thỉu trên chân, thân, vòi… đậu vào thức ăn có thể làm lây truyền bệnh bởi ruồi bay từ những chất hữu cơ có trong rác, đất giàu chất hữu cơ, chất thải của người và động vật. Những bệnh do ruồi truyền là các bệnh truyền nhiễm đường ruột (như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán), nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như bệnh mụn cóc, bệnh ngoài da cấp tính, nấm... Vì thế, thức ăn cần phải được đậy kỹ nhằm tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
Cần bảo quản thực phẩm trong hộp kín, lồng bàn, chạn, tủ kính để tránh các loài động vật và côn trùng khác. Đây là cách bảo vệ tốt nhất mà chúng ta nên sử dụng. Nếu bạn sử dụng khăn để bảo quản thực phẩm thì cần phải giặt lại sau mỗi lần sử dụng. Tất cả các loại thực phẩm của gia đình bạn cần chú ý che đậy, bảo quản phù hợp, đúng cách. Tùy từng loại thực phẩm khác nhau mà sử dụng cách che đậy khác nhau sao cho phù hợp nhất mà không mất đi dinh dưỡng của sản phẩm.
-
Sử dụng nguồn nước sạch
Nước được gọi là nước sạch khi nước đảm bảo các chỉ tiêu như nước trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại. Nước rất cần thiết đối với cuộc sống của con người bởi nước không chỉ chiếm 70-75% trọng lượng cơ thể mà còn cần thiết cho các sinh hoạt trong cuộc sống như giặt đồ, rửa chén, nấu ăn… Tuy nhiên nước cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm suy yếu sức khỏe và có thể dẫn đến cái chết. Theo tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Bạn hãy sử dụng các nguồn nước thông dụng và an toàn đặc biệt trong việc sử dụng trong vấn đề ăn uống.
Nước máy khi đến tay người sử dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Các chất ô nhiễm vẫn có thể có, nhưng thường không gây ra bất kỳ rủi ro nghiêm trọng nào về sức khỏe. Ô nhiễm nước sạch có thể do nhiễm độc từ đầu nguồn mà quá trình xử lý tại nhà máy không thể làm sạch được, do vỡ đường ống nước, hoặc do chì từ đường ống thấm vào nước - đây là vấn đề khá nghiêm trọng bởi dù đường ống được dán nhãn “không chì” thì vẫn có thể chứa 8% chì trong thành phần. Cách tốt nhất để tránh hấp thụ chì trong nước máy là để nước chảy ra khoảng 1 phút trước khi sử dụng. Nếu dùng cho mục đích ăn, uống thì chỉ lấy nước từ vòi lạnh, không dùng vòi ấm/nóng do nhiệt độ cao có thể khiến chì ngấm vào nước nhiều hơn.
-
Chú ý khi ăn ngoài
Khi lựa chọn việc ăn ở các hàng quán bên ngoài, bạn cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ, nên yêu cầu đổi nếu bạn nhận thấy thức ăn cũ hay nguội. Không nên gọi món sống hoặc tái hoặc các món rau trộn sống. Ngoài ra bạn nên nhìn khu chế biến xem có đảm bảo hợp vệ sinh hay không nhé. Tốt nhất là bạn nên hạn chế việc ra ngoài ăn và dành thời gian tự chế biến cho bản thân một bữa ăn lành mạnh và sạch sẽ.
Nếu khi quyết định đi ăn bên ngoài, bạn nên chọn những nhà hàng mà mình đã “hiểu rõ”, những quán ăn uy tín, luôn duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh cao, hạn chế được khả năng ăn phải thức ăn bẩn, tiếp xúc với môi trường tích tụ nhiều virus gây bênh. Ngoài ra trước khi chính thức bước chân vào nhà hàng, bạn cần quan sát nếu thấy nhà hàng quá đông khách, hãy chọn một địa điểm khác thay thế. Bởi sự tập trung quá đông người trong một không gian giới hạn sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh và ngộ độc thực phẩm đấy.
Vi Võ 2016-12-12 09:26:24
Bài viết này đã được chọn để làm youtube Toplist.vn ! Cám ơn tác giả !