Top 5 Nhà khoa học đạt thành tựu rực rỡ nhờ tự thử nghiệm
Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều điều kỳ diệu và bí ẩn. Chính vì vậy, trong nhiều thế kỷ đặc biệt là thế kỷ 19 và 20 có rất nhiều nhà khoa học táo bạo đã ... xem thêm...tự dùng chính bản thân để nghiên cứu, khám phá những bí ẩn chưa có đáp án trong lĩnh vực y học và tâm lý học. Họ cho rằng tự mình trải qua các tác động gây ra bởi một số loại thuốc hoặc chế độ dinh dưỡng đặc thù thì mới có thể tin tưởng được, kết quả cho ra mới chính xác nhất. Hiện nay, các thí nghiệm này đã không còn phổ biến như trước nhưng vẫn còn được một số nhà khoa học tiếp tục thực hiện. Cùng Toplist điểm qua một vài nhà khoa học đạt thành tựu rực rỡ nhờ tự thử nghiệm nhé!
-
Albert Hofmann được biết đến là nhà hóa học thiên tài và cũng là người đầu tiên tổng hợp được ra chất gây ảo giác cực mạnh Diethylamide axit lysergic (LSD). Tuy nhiên phải đến năm 1943 ông mới vô tình phát hiện ra đây là loại thuốc có khả năng gây ra ảo giác và kích thích thần kinh do vô tình nuốt phải một lượng nhỏ.
Sau khi nhận ra được tầm quan trọng trong khám phá này thì ông bắt đầu nghiên cứu sâu hơn và đã tự thử nghiệm trên chính cơ thể mình. Sau lần thử nghiệm LSD gây ảo giác có mục đích đầu tiên của ông và của cả lịch sử nhân loại là vào ngàу 19 tháng 4 năm 1943, khi ông lái chiếc xe đạρ từ nơi làm việc về nhà mình trong khi vẫn đɑng bị ảo giác. Ông nói "Giờ đây, dù tôi đã nhắm mắt lại nhưng trước mặt tôi vẫn hiện rɑ các màu sắc và những hình thù biến ảo liên tục", sau đó ông ghi lại trải nghiệm sau khi sử dụng thuốc trong nhật ký của mình. Sau LSD, ông cũng đã phát hiện ra thêm 4-Acetoxy-DET và một số loại cũng là một chất gây ảo giác.
Ông nói rằng điều đặc biệt mà thuốc gây ảo giác gây ra cho người hấρ thụ là chúng sẽ khiến cho việc cảm nhận âm thɑnh trở thành cảm nhận hình ảnh và màu sắc. Mỗi âm thɑnh có một màu sắc riêng, sống động và tinh tế.
-
Olivier Ameisen được biết đến là một bác sĩ khoa tim mạch người Mỹ gốc Pháp có những thành tựu rất lớn. Tuy nhiên, ông đã bị nghiện rượu do áp lực công việc và căng thẳng trong cuộc sống, vào thời điểm đó không có một phương pháp nào hữu hiệu để ông có thể chấm dứt con nghiện rượu. Trong lúc tuyệt vọng đó, ông đã nảy ra một sáng khiến độc đáo là tự thí nghiệm lên bản thân mình với Baclofen, đây là một chất có khả năng làm giãn cơ bắp.
Sau khi qua nhiều lần thử nghiệm, cân đo đong đếm lượng thuốc sao cho đủ khiến cơn thèm rượu biến mất và ông đã thành công. Năm 2008, ông đã cho xuất bản cuốn sách bán chạy nhất về cách chữa chứng nghiện rượu bằng thuốc Baclofen. Nhờ vậy, ông đã giúp hàng ngàn người nghiện rượu trên thế giới có thể được chữa trị dứt điểm.
-
August Bier được biết đến là một bác sĩ phẫu thuật người Đức, ông cũng là người đầu tiên thực hiện gây tê tủy sống và gây tê vùng tĩnh mạch. Sau quá trình nghiên cứu tiêm một liều cocaine vào dịch não tủy ông nhân thấy hiệu quả như một loại thuốc gây tê cực mạnh. Sau khi thử nghiệm lên 6 đối tượng trước đó, để chứng minh điều này ông đã nhờ một trợ lý tiêm thuốc vào đầu mình. Tuy nhiên, thật không may dù trợ lý đã đặt kim tiêm vào cột sống một cách chính xác với dịch tủy não nhưng sau đó mới phát hiện ra rằng ống tiê không vừa với trục kim.
Trong quá trình điều chỉnh, cố gắng lắp ống tiêm vào trục kim thì rất nhiều dịch tủy não đã thoát ra ngoài và phần lớn cocaine cũng bị thất thoát ra dẫn đến việc gây tê rủy sống bị thất bại hoàn toàn. Mặc dù thất bại nhưng ông vẫn tiếp tục kiên trì với thí nghiệm đó. Ông đã đổi chỗ với người trợ lý để thực hiện thí nghiệm này và thật bất ngờ, mặc dù đã tỉnh táo nhưng người trợ lý không thẩ nào cử động được dù chỉ là một ngón tay.
Sau quá trình gây mê sâu, ông đã sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau để kiểm tra cảm giác trên cơ thể của người trợ lý như sử dụng một cây kim cắm xuống xương đùi, một cú đập bằng búa sắt vào ống chân, giật mạnh lông mu và "áp lực và lực kéo mạnh" vào tinh hoàn. Và ông đã vô cùng mững rỡ vì thành công của thí nghiệm cũng như hiệu quả thần kỳ của phương pháp này đem lại.
-
Michael Graziano được biết đến là một nhà khoa học và tiểu thuyết gia người Mỹ, hiện tại ông đang là giáo sư Tâm lý học và Khoa học thần kinh tại Đại học Princeton. Gần đây ông đã có một nghirn cứu về giảm cân mà ông thực hiện trên chính mình trong một khoảng thời gian dài. Nghiên cứu mày nhằm để chứng minh rằng có một phương pháp giảm cân mà không cần thực hiện bất kì nỗ lực nào.
Graziano đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nếu cố gắng ăn kiêng, chúng ta sẽ làm gia tăng cảm giác đói. Điều này sẽ khiến cho chúng ta thèm ăn dữ dội và tiêu thụ một lượng thức ăn còn nhiều hơn so với chế độ ăn uống thông thường.
Ông đã xây dựng lên một lý thuyết nếu cố gắng ăn kiêng thì chúng ta sẽ gia tăng cảm giác đói. Việc này sẽ khiến chúng ta thèm ăn hơn và sẽ tiêu thụ một lượng thức ăn lớn hơn so với mọi ngày. Ông tiến hành thử nghiệm phương pháp giảm cân không cần nỗ lực bằng cách sử dụng những loại thực phẩm no lâu, thực phẩm chứa nhiều chất béo và tránh những thực phẩm chứa ngiều carbohydrates sẽ khiến đói nhanh. Thêm vào đó ông ăn vừa đủ no mỗi bữa. Kết quả thật bất ngờ ông đã giảm được hơn 18,6kg trong 8 tháng mà không cần cố gắng hay đấu tranh ý trí vì gì cả.
-
Evan O'Neill Kane là bác sỹ phẫu thuật người Mỹ, từng là trưởng khoa phẫu thuật tại Bệnh viện Kane Summit ở Kane, Pennsylvania. Anh ấy là người đã đóng góp đáng kể vào thời của mình cho cuộc phẫu thuật đường sắt, cho những đổi mới trong quy trình và thiết bị phẫu thuật, bao gồm băng amiăng, cửa sổ mica để phẫu thuật não và phương pháp tiêm dưới da nhiều vị trí.
Ngày 15 tháng 2 năm 1921, ông đang nằm trên bàn chờ mổ để phẫu thuật ruột thừa thì đột nhiên nảy ra một ý nghĩ hết sức điên rồ. Đó là "Liệu ông có thể tự phẫu thuật cho chính mình được không?
Sau đó ông liên ra lệnh chỉ thị các bác sỹ, y tá tiêm vào bụng mình một lượng hỗn hợp cocaine và adrenaline nhằm giúp gây tê. Sau đó ông tự mổ bụng mình ra và cắt bỏ phần ruột thừa. Cuộc phẫu thuật diễn ra chỉ trong 30 phút và kết thúc tốt đẹp. Một vấn đề duy nhất gặp phải trong suốt quá trình đó là phần ruột của Kane bị đổ ra ngoài do ông ấy cúi người quá mức về phía trước. Tuy vậy điều này cũng không gây ảnh hưởng gì đến trong và sau phẫu thuật. Ông đã khôi phục nhanh chóng sau đó.