Top 15 Phương pháp giúp bạn tự học tốt nhất
Hiện nay học tập đang là ưu tiên hàng đầu được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con mình chỉ cần đạt được kết quả học ... xem thêm...tập tốt, tuy nhiên ngoài việc học trên lớp qua sự giảng dạy của thầy cô thì một yếu tố quyết định đến kết quả học tập đó là khả năng tự học của mỗi người. Vì vậy để giúp các bạn có những phương pháp tự học đúng đắn nhất và đạt hiệu quả cao sau đây tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 15 phương pháp như sau.
-
Điều đầu tiên bạn cần xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý, cụ thể, đầy đủ mọi công việc bạn cần làm trong ngày, trong tuần và trong tháng. Chẳng hạn như ngày hôm nay khi đi học về bạn làm gì? sau đó mấy giờ bắt đầu học, và học đến khi nào, bạn dành cho mỗi môn bao nhiêu thời gian...
Tuy nhiên các bạn cũng không được quá cứng nhắc theo kế hoạch đó mà đôi khi có thể thay đổi tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ hôm sau có bài thi của môn nào đó có thể điều chỉnh thời gian cho môn đó nhiều hơn. Việc lập thời gian biểu cụ thể giúp bạn có sự chuẩn bị, chủ động trong việc học của mình, bao quát được hơn và không bị bỏ quên bất cứ môn nào.
Kiên trì theo sát kế hoạch học tập đây được coi là bước khó nhất của kế hoạch học tập. Bởi vì tất cả phụ thuộc vào sự tự chủ của bạn. Để giữ cho kế hoạch học tập của bạn nhất quán, bạn có thể chủ động viết ra những việc cần làm vào đầu ngày và viết ra những việc bạn đã làm trong ngày.
-
Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc học. Khi bạn giữ cho mình tâm trạng tốt bạn sẽ tiếp thu kiến thức khá là nhanh, đồng thời kích thích khả năng ham học của mình, nhưng ở chiều ngược lại nếu tâm trạng bạn đang bị ức chế hay buồn phiền vì việc gì đó tốt nhất bạn không nên ngồi học vì khi đó hoàn toàn bạn sẽ không tập trung được, hiệu quả sẽ không cao.
Cách giúp tâm trạng thoải mái:
- Viết cảm xúc ra giấy.
- Thưởng thức âm nhạc.
- Dành cho bản thân những giấc ngủ sâu.
- Đi dạo thường xuyên.
- Giữ không gian sống gọn gàng.
Khi bạn cảm thấy căng thẳng đừng cố ép bản thân tiếp tục học vì làm như thế sẽ khiến tâm trạng bạn trở nên tồi tệ hơn, và nảy sinh ra những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý trong một khoảng thời gian. Vì thế, trong lúc học bạn có thể mở một đoạn nhạc mà mình yêu thích để kích thích não bộ hoạt động tốt hơn, quá trình học sẽ trở nên hiệu quả hơn.
-
Hầu hết kiến thức đều nằm trong sách giáo khoa, cho nên bạn hãy tập cho mình thói quen đọc sách hàng ngày, cả kho tàng tri thức đang chờ bạn khám phá, không những thế đọc sách sẽ là nguồn bổ sung kiến thức kịp thời và vô cùng phong phú để bạn có được cái nhìn cụ thể về vấn đề đang tìm hiểu.
Cách đọc sách:
- Bước 1: xác định mục đích đọc sách.
- Bước 2: tìm hiểu địa chỉ cuốn sách.
- Bước 3: xem mục lục.
- Bước 4: xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.
- Bước 5: xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.
- Bước 6: đọc một vài đoạn.
- Bước 7: đọc thực sự (hay đọc đi sâu).
Nếu cảm thấy sách giáo khoa quá nhàm chán và khô khan, bạn vẫn có thể tùy chọn những thể loại sách mà bạn có hứng thú điều này không chỉ giúp bạn bổ sung kiến thức ở nhiều dạng khác nhau mà vốn từ của bạn cũng được mở rộng thêm, tư duy bạn sẽ thay đổi nhờ vào việc đọc những cuốn sách hay. Việc bổ sung kiến thức học tập không là chưa đủ, sách sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức xã hội, đời sống, nhân sinh, tư duy,..
-
Làm việc gì cũng vậy để có được sự cố gắng bạn cần đề ra mục tiêu cho mình , chính mục tiêu sẽ tạo ra động lực, từ động lực sẽ cho bạn sức mạnh để thôi thúc bạn đạt được điều đó. Trong học tập cũng vậy bạn cần định hướng rõ mục tiêu trong tương lai là gì, để đạt được mục tiêu đó bạn cần làm như thế nào, để từ đó có thể tập trung nhiều hơn nhằm thực hiện bằng được ước mơ của mình.
Cách xác định mục tiêu:
- Bước 1: xác định những điều bạn muốn đạt được.
- Bước 2: viết ra các mục tiêu rõ ràng.
- Bước 3: xác lập thời gian hoàn thành mục tiêu.
- Bước 4: xác định những trở ngại mà bạn cần phải vượt qua.
- Bước 5: xác định các thông tin, kiến thức và kỹ năng cần có để đạt được mục tiêu.
Bạn nên xác định rõ ràng những mục tiêu của bản thân theo thứ tự: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, từ đây bạn sẽ không bị quá áp lực vì mục tiêu mà bạn đặt ra cho mình, từng bước một từ mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn.
-
Kiến thức trong sách rất nhiều và phong phú tuy nhiên bạn không thể tự đọc mà có thể hiểu hết được, nếu hiểu được chỉ là một phần, bạn cần có sự chỉ bảo dạy dỗ của thầy cô, Họ sẽ là những người định hướng cho bạn dạy cho bạn cách học cũng như giải thích cho bạn những kiến thức bạn không hiểu.
Mà bạn có thể tiếp nhận trực tiếp điều đó một phần qua sự ghi nhớ trực tiếp, còn lại thông qua ghi chép đầy đủ trong các buổi học. Việc ghi chép sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi tự học tại nhà, những điều bạn không hiểu có thể mở ra để xem lại, vì vậy cần ghi chép đầy đủ, khoa học và dễ nhìn bạn nhé.
Việc ghi chép tại thời buổi 4.0 như hiện nay không còn là quá nhàm chán và đơn điệu nữa. Bạn có thể ghi chép trên giấy và trang trí thành một quyển sổ tay đầy màu sắc, hình ảnh hay cách ghi chép bằng ipad, máy tính tùy thích trang trí bằng các ứng dụng, các công cụ hỗ trợ để trở nên sinh động hơn.
-
Chủ động sẽ là niềm tin để bạn đi đến thành công, bạn biết đó người chủ động tức là họ luôn liệu trước mọi việc, đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho nên khi bắt đầu việc gì đó sẽ không bị ngỡ ngàng, mà sẵn sàng trong các tình huống. Học tập cũng vậy khi có sự chủ động học bài thì sẽ giúp cho bạn chuẩn bị được tâm lí tốt, không bị bỡ ngỡ, khi có tâm lí tốt rồi hiệu quả học tập chắc chắn sẽ tăng cao.
Đồng thời việc chủ động đồng nghĩa với việc bạn coi trọng việc học này như một phần không thể thiếu. Tuy nhiên bạn lưu ý mỗi môn học có những cách khác nhau hãy sử dụng linh hoạt từng phương pháp nhé. Dù bạn có một phương pháp học tuyệt vời, có một không hai nhưng nếu bạn thiếu sự chủ động thì dù là phương pháp học tốt đến thế nào cũng không giúp bạn thành công được. Không chỉ trong việc học mà tất cả các vấn đề trong cuộc sống cũng cần sử chủ động đến từ bản thân bạn. Nếu bạn là người chưa học được cách chủ động thì một tips dành cho bạn rằng: hãy đếm 1 2 3 và làm việc đó ngay lập tức mà không được phân vân nữa.
-
Mỗi ngày một kiến thức mới cho nên để bạn có thể nhớ được và không quên, thì trước khi học bài mới bạn hãy dành ra một chút thời gian ôn lại kiến thức cũ trước, điều này rất tốt cho bạn đặc biệt trong toán học khi mà giữa các bài kiến thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Bạn không nên coi thường phương pháp này, vì không ai là thiên tài học một lần mà nhớ mãi mãi được, vì vậy hãy ôn tập thường xuyên nhé.
Sẽ không mất quá nhiều thời gian khi ôn lại kiến thức này, mỗi môn học bạn hãy dành 15 đến 20 phút để nhìn lại các ghi chép cũ, đánh dấu lại nội dung quan trọng và đọc chúng lại một đến 2 lần để in sâu vào tâm trí hơn. Nhưng nếu bạn không có quá nhiều thời gian để làm việc này bạn có thể dành ra một ngày cuối tuần để tổng hợp lại kiến thức và nội dung. Áp dụng ôn tập bằng cách vẽ sơ đồ tư duy cũng là một phương án hay để ghi nhớ, như vậy mỗi lần cần học lại bạn chỉ cần xem sơ đồ một cách nhanh chóng.
-
Đây là phương pháp khoa học vừa giúp ích cho việc học lại vừa tạo điều kiện cho thể hình, khi bạn ngồi tại ghế bắt bạn sẽ chỉ tập trung vào sách vở, vì thế mà hiệu quả được nâng lên, tránh trường hợp bạn nằm lên giường rất dễ tạo cảm giác mỏi mệt, mắt cũng không được tập trung rất dễ buồn dần dần như vậy sẽ là thói quen không tốt không mang lại được hiệu quả dài lâu.
Bạn sẽ cần tạo cho mình những thói quen học tập tốt. Ban đầu, thay đổi cách học yêu cầu bạn phải nỗ lực rất nhiều. Thế nhưng, sau một thời gian, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai và học tập sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng hơn. Để tạo hứng thú ngồi vào bàn học bạn hãy có cho mình một góc học tập mơ ước bằng cách trang trí và sắp xếp lại nơi học của mình theo một phong cách mà bản thân theo đuổi. Khi nhìn thấy một góc học tập mà mình ao ước bạn sẽ thích việc ngồi vào bạn học hàng giờ mà không cảm thấy chán nản.
-
Việc học trực tuyến giúp bạn có tư duy đa dạng hơn, sâu sắc hơn đồng thời có thể nâng cao được nội dung kiến thức, đơn giản như mỗi bài toán cũng có nhiều cách giải khác nhau, việc học từ nhiều hướng cũng như vậy có những điểm tác dụng tích cực riêng, linh hoạt về thời gian tạo sự tương tác năng động.
Được lựa chọn đăng kí giáo viên mà mình yêu thích, được tiếp xúc với những cá thể mới, được linh động về thời gian vô cùng tiện lợi. Bạn cũng không phải chịu quá nhiều áp lực như việc học trực tiếp tại lớp, tạo trạng thái thoải mái nhất khi học sẽ giúp bạn dễ tiếp thu hơn. Việc học online với tốc độ giảng bài hoặc chất lượng bài giảng của giáo viên sẽ khiến bạn hạn chế trong việc tiếp thu. Vì thế, bạn nên chuẩn bị 1 quyền sổ nhỏ ghi chú lại lời giảng của giáo viên hoặc tiến hành thu âm bài giảng để khi có thời gian sẽ nghe lại. Và đương nhiên việc học online bạn sẽ có cơ hội thu thập được nhiều tài liệu, bài tập và cách giải hay mà trên lớp học trực tiếp không có.
-
Bạn nên chuẩn bị cho mình một quyển sổ tay, để ghi lại những từ khóa cần thiết, bởi vì ở học sinh đôi khi rất ngại ghi chép dài dòng khi học lại kiến thức, thay vào đó việc ghi từ khóa vừa ít hơn thuận tiện hơn, lại tạo điều kiện giúp tư duy nhanh hơn, bởi vì chỉ cần thông qua từ khóa đã toát lên được nội dung của vấn đề, tạo sự nhanh nhạy khi tiếp cận.
Cách ghi chú:
- Sử dụng phần ghi chú chính để ghi chú trong quá trình học.
- Sử dụng phần gợi ý để ôn lại các ghi chú của bạn. Sau giờ học, viết ra những điều bạn cần phải ghi nhớ và sự gợi nhắc cho từng ý chính.
- Trong phần tóm tắt ở dưới cùng, viết tóm tắt các ghi chú của bạn.
Phương pháp này giúp bạn ghi nhớ lâu hơn, ngắn gọn hơn, ghi chú lại các deadline, lời dặn của thầy cố sẽ giúp bạn không bỏ sót nhiệm vụ. Ngoài lúc ghi chú bài học, bạn có thể ghi chú những timeline hằng ngày để đảm bảo rằng hôm đấy bạn đã hoàn thành tất cả công việc hay chưa, bạn sẽ hình thành được thói quen kiên trì và thận trọng hơn.
-
Nếu như bạn không kiên trì, lười học và không chịu phấn đấu thì mọi phương pháp khác dù có hay đến mấy cũng không có tác dụng. Kiến thức không thể tự đi vào đầu của mình mà là sự tích góp cả cả quá trình học tập và tích lũy lâu dài.
Vì thế, nếu muốn học thật giỏi trước tiên các em phải “Chiến thắng chính mình”. Tự giác trong quá trình học tập không để thầy cô, bố mẹ phải nhắc nhở. Kiên trì vượt qua những lúc khó khăn khi gặp các bài toán khó, những câu hỏi hóc búa. Vào mỗi lúc bạn ngồi vào bàn học hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định và hợp lý để hoàn thành một môn học, khi thời gian đã kết thúc mà vấn đề của bạn chưa được giải quyết hãy cố gắng ngồi lại 10 đến 15 phút tập trung tìm ra vấn đề, vào những phút cuối não bộ của bạn sẽ kích thích tư duy sáng suốt hơn, hoặc quay lại vấn đề đấy để giải quyết sau khi kết thúc các môn học cho ngày hôm nay, việc nãy sẽ giúp bạn đỡ áp lực hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
-
Một khi đam mê gì đó chúng ta sẽ có rất nhiều hứng thú khi làm việc vì những đam mê đó. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có đam mê học tập và không phải ai sinh ra cũng thông minh. Vậy làm sao để tìm được đam mê trong học tập? Khi giải được một bài toán khó, một câu hỏi hóc búa các bạn có thấy vui không? Điều muốn nói ở đây, các bạn hãy coi việc vượt qua những bài toán khó là điều mình mong muốn, hãy học thật chăm chỉ để giải được tất cả các bài toán trong sách giáo khoa và được giáo viên giao về nhà.
Miễn là bạn tìm được đam mê dù cho một môn học cũng là động lực để bạn học tập tốt hơn. Đam mê còn là động lực để bạn cố gắng để đạt được mục tiêu, bạn không cần giỏi tất cả các môn học nhưng bạn có có sự yêu thích đặc biệt với môn học nào đó, yêu thích khoảng thời gian được ngồi vào bàn và say sưa với nó. Vì thế việc tìm được đam mê là rất quan trọng.
-
Việc bỏ qua những thú vui khác như dùng điện thoại, xem tivi, chơi game, tán gẫu cùng bạn bè hay như bây giờ là lướt Facebook để ngồi vào bàn học làm bạn với những con số khô khan, những bài toán hóc búa là điều không phải ai cũng làm được. Vì thế khi xác định mục đích học của mình, bạn hãy làm chủ cảm xúc và cố gắng bỏ qua những điều trên để tập trung vào việc học.
Khi vượt qua được điều đó các em sẽ thấy những trước kia mình đã bỏ lỡ rất nhiều thời gian để tìm hiểu khoa học, tìm hiểu những kiến thức thú vị xung quanh mình. Hãy nhớ một điều “Học cho chính mình” chứ không phải học cho bố mẹ, thầy cô. Vì thế đừng “học chống đối” nhé. Tự giác và kiên trì nên gắn liền với sự chủ động của bản thân bạn, bạn không nên vì một khó khăn trước mắt là bỏ cả một quá trình về sau, khi bắt đầu là giai đoạn khó khăn nhất để biến nó thành thói quen học tốt, nhưng tất cả những nỗ lực tự giác và kiên trì mà bạn đã thực hiện sẽ cho bạn một kết quả học tập tốt đẹp.
-
Bạn hãy tập trung mỗi khi nghe các thầy cô giảng bài để tránh bỏ sót những kiến thức quan trọng. Một kiến thức nhỏ cũng có thể làm cho bạn gặp khó khăn khi làm bài tập hay tiếp thu các kiến thức tiếp theo. Hãy chọn vì trí ngồi phù hợp và có thể nghe rõ ràng lời giảng của các thầy cô. Hãy hỏi thật kỹ những kiến thức bạn chưa hiểu, thường xuyên giơ tay lên bảng làm bài tập để được giáo viên chữa các kiến thức sai của mình.
Sự tập trung giúp bạn làm việc nhanh hơn và tiết kiệm thời gian. Đối với học sinh, sự tập trung cao độ giúp các bạn hoàn thành công việc nhanh hơn hoặc ghi nhớ bài học. Một bài học điển hình mất 15-20 phút để ghi nhớ, nhưng bạn có thể nắm vững nội dung chỉ trong 5-10 phút tập trung. Theo một số nghiên cứu, tiềm năng học tập của con người được tối đa hóa bằng cách tập trung vào việc học trong thời gian dài. Sự tập trung không chỉ giúp học sinh tiếp thu nhanh, làm bài đầy đủ mà còn giúp các em nhớ bài lâu. Điều này giúp nâng cao hiệu quả và kết quả học tập của học sinh.
-
Hãy làm đầy đủ và đúng hạn những bài tập được giao về nhà từ dễ đến khó. Trong quá trình làm bài tập bạn hãy ghi chú những vẫn đề mình chưa hiểu để tìm cách giải quyết. Nhờ bạn bè, thầy cô tìm cách giải tốt nhất rút kinh nghiệm cho lần sau. Việc làm nhiều bài tập sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn.
Cách nhanh chóng làm bài tập đầy đủ:
- Khi làm bài tập thì không dùng điện thoại.
- Tận dụng tất cả mọi thời gian.
- Check chéo kết quả với bạn bè.
- Đặt thời gian cụ thể cho mỗi bài tập.
- Hãy bắt đầu đúng giờ.
Ngay khi kết thúc một ngày học bạn nên làm các bài tập ngay sau đó chính vì khi kết thúc môn sẽ có những kiến thức khác được tiếp thu bạn dễ dàng bị xao lãng và nhanh chóng quên nó. Việc làm bài tập về nhà ngay sau buổi học sẽ giúp bạn một lần nữa học lại bài học của ngày hôm nay, hiểu chi tiết hơn về nội dung bài học, ghi nhớ được lâu hơn, làm bài tập về nhà còn giúp bạn mở rộng kiến thức bài học của ngày hôm đó.