Top 10 quy chế thi tốt nghiệp THPT 2017 nhất định các thí sinh phải biết
Như vậy là lại sắp tới đợt thi tốt nghiệp THPT, các bạn sĩ tử đã chuẩn bị sẵn sàng cho nỗ lực 12 năm học chưa nào? Kỳ thi là dịp để các em khẳng định những ... xem thêm...thành quả của mình trong quá trình học tập và tiếp tục cố gắng trong kỳ thi đại học. Đây có thể coi là bước đệm, là bệ phóng quan trọng để các em tiếp tục thực hiện ước mơ học tập của mình. Toplist xin được điểm lại những quy chế thi mà tất cả các bạn học sinh cần phải nắm rõ để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi này. Chúc tất cả các bạn thành công!
-
Bài thi
Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT, tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).
Để xét duyệt công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học trong chương trình giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập Toán - Ngữ văn - Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Các thí sinh theo học trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, phải dự thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập đó là Toán - Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự lựa chọn trong số 2 bài thi tổ hợp trên. Để tăng cơ hội xét tuyển sinh Đại học - Cao đẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh Đại học - Cao đẳng hệ chính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, sau đó điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, khoa, nhóm ngành theo quy định của trường Đại học, Cao đẳng.
-
Nội dung thi, hình thức thi năm 2017
Năm nay nội dung đề thi sẽ nằm trong chương trình học của lớp 12. Đây là quy chế quan trọng nhằm giúp các em tập trung ôn thi sát hơn, đỡ lan man hơn. Theo trong quy chế thi cũng ghi rõ năm tới 2018 nội dung thi sẽ bao gồm cả chương trình lớp 11 và chương trình lớp 12. Vì thế những sĩ tử năm tới cũng có hướng để chuẩn bị cách ôn luyện hợp lý nhất nhé.
Hình thức thi năm 2017 sẽ chủ yếu là trắc nghiệm. Chỉ riêng môn Ngữ văn thi tự luận còn những môn còn lại đều thi trắc nghiệm kể cả môn Toán. Như vậy các em cần nắm vững để có phương pháp ôn thi thích hợp.
Đề thi cho mỗi môn thành phần của các bài thi Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm, đề thi của bài thi Toán, bài thi Ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời và chỉ với duy nhất 1 phương án trả lời đúng. Đề thi bài thi Ngữ văn có 2 phần đọc hiểu và làm văn.
-
Ngày thi, giờ thi
Hiện tại đã có ngày thi chính thức cho các em cụ thể như sau:- Ngày 21/06 buổi chiều lúc 14h thí sinh tới phòng thi nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi và điều chỉnh sai sót nếu có
- Ngày 22/06:
- Sáng : Thi Ngữ Văn, thời gian làm bài 120 phút, thời gian phát đề 7:30, thời gian bắt đầu 7:35
- Chiều: Thi Toán, thời gian làm bài 90 phút, thời gian phát đề: 14:20, thời gian bắt đầu 14:30
- Ngày 23/06:
- Sáng: Khoa học tự nhiên
- Vật Lí: thời gian làm bài 50 phút, thời gian phát đề 7:30, thời gian bắt đầu 7:40
- Hóa Học: thời gian làm bài 50 phút, thời gian phát đề 8:40, thời gian bắt đầu 8:50
- Sinh Học: thời gian làm bài 50 phút, thời gian phát đề 9:50, thời gian bắt đầu 10:00
- Chiều: Thi Ngoại Ngữ, thời gian làm bài 60 phút, thời gian phát đề 14:20, thời gian bắt đầu 14:30
- Ngày 24/06:
- Sáng: Khoa học xã hội
- Lịch sử: thời gian làm bài 50 phút, thời gian phát đề 7:30, thời gian bắt đầu 7:40
- Địa Lí: thời gian làm bài 50 phút, thời gian phát đề 8:40, thời gian bắt đầu 8:50
- Giáo dục công dân: thời gian làm bài 50 phút, thời gian phát đề 9:50, thời gian bắt đầu 10:00
- Chiều: Thời gian thi dự phòng
-
Mỗi tỉnh 1 cụm thi
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do sở Giáo Dục & Đào Tạo chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo điều động cán bộ, giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.
Trưởng bạn chỉ đạo thi THPT quốc gia là lãnh đạo Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, phó trưởng ban thường trực là thứ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở Giáo Dục & Đào Tạo. Hội đồng thi do giám đốc các sở Giáo Dục & Đào Tạo ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là giám đốc sở giáo dục hoặc phó giám đốc sở được ủy quyền.
-
Lập danh sách thí sinh và xếp phòng thi
Mỗi Hội đồng thi được thống nhất trên toàn quốc và có một mã riêng. Ở tại mỗi hội đồng thi việc lập danh sách thí sinh dự thi cho từng điểm thi được thực hiện bằng cách xếp tên thí sinh theo vần a, b, c....
Mỗi thí sinh chỉ có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh bao gồm: Mã của hội đồng thi có 2 chữ số đứng đầu và 06 chữ số tiếp theo được đánh theo thứ tự tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết tất cả số thí sinh của hội đồng thi, đảm bảo không có thí sinh nào trùng số báo danh.
Phòng thi phải được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi chỉ có tối đa 24 thí sinh, trong phòng thi phải luôn đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang.
Thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng biệt ở một hoặc một số điểm thi do sở Giáo Dục & Đào Tạo quyết định. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi khoa học xã hội. -
Đối tượng dự thi
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2017 thì đối tượng dự thi bao gồm: Người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi (tức năm 2017).
Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước. Người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp trung cấp, các đối tượng khác được Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do). -
Điều kiện dự thi
Các đối tượng dự thi không nằm trong thời gian bị kỷ luật cấm thi, thí sinh đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thủ tục và đúng thời hạn. Đối tượng thỏa mãn quy định trên phải đảm bảo thêm một số điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12 như: Hạnh kiểm phải xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Một số thí sinh thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và thí sinh theo hình thức tự học có hướng dẫn ở giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
Thí sinh tự do còn chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định trên phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Trường hợp nếu thí sinh không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, nếu muốn dự thi phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra khảo sát cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo rằng khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm của thí sinh sẽ đủ điều kiện về học lực theo quy định trên.
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật. -
Phúc khảo bài thi
Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi, thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.
Trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi, nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến hội đồng thi.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo đến cho thí sinh.
Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định. -
Điểm xét tốt nghiệp THPT
Để xét tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ được tính điểm theo công thức với các điểm sau: điểm các bài thi mà thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình trong năm lớp 12 của thí sinh. Điểm của từng bài thi sẽ được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp THPT.
Điểm xét tốt nghiệp được hệ thống lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật trong lúc thi với mức kỷ luật hủy bài thi trở lên, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều không bị điểm liệt nghĩa là đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm trung bình đạt từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Cách tính điểm xét tốt nghiệp theo công thức như hình dưới đây: -
Công bố và xét công nhận tốt nghiệp THPT
Sở Giáo Dục & Đào Tạo cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh 1 giấy chứng nhận kết quả thi.
Kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Phương thức tính điểm xét tốt nghiệp:- Điểm của các bài thi tốt nghiệp và điểm trung bình cả năm học lớp 12 có tỷ lệ tương ứng là 50 : 50.
- Điểm liệt được quy định của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm) là: 1,0 điểm.
- Điểm liệt được quy định mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm