Top 5 Sai lầm khi giảm cân tuổi dậy thì

Yến Mun 49 1 Báo lỗi

Khi giảm cân tuổi dậy thì, không nên cố gắng giảm nhanh nhất có thể hoặc áp dụng các biện pháp giảm cân tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ. Trên ... xem thêm...

  1. Nhịn ăn là cách giảm cân ở tuổi dậy thì thường được nghĩ đến nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn cần giải thích cho trẻ hiểu cách này không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng. Trên thực tế thì nhịn ăn, bỏ bữa có thể khiến cơ thể cảm thấy đói lả người và có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn. Nếu chưa đến bữa chính, trẻ sẽ muốn ăn các món ăn vặt không tốt, hậu quả là dễ dẫn tăng cân thay vì giảm cân. Ngoài ra, bỏ bữa cũng dễ gây mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt do thiếu năng lượng, kém tập trung.


    Thay vì việc nhịn ăn, bạn có thể chuẩn bị cho trẻ những khẩu phần ăn phù hợp hoặc tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể hướng dẫn cho trẻ lựa chọn những món ăn phù hợp, bổ dưỡng nhưng không khiến trẻ tăng cân. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng lưu ý không nên áp dụng những chế độ ăn kiêng quá hà khắc đối với trẻ nhỏ. Bởi một số chế độ ăn yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm ra khỏi thực đơn mỗi ngày và điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, việc áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân tuổi dậy thì còn có thể khiến cơ thể bị thiếu chất
    và không thể phát triển chiều cao tốt nhất.

    Ảnh minh họa.
    Ảnh minh họa.

  2. Thuốc giảm cân có thể mang lại kết quả nhanh nhưng đa phần những sản phẩm này không hề được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Thậm chí, một số loại thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài thuốc thì việc sử dụng các thực phẩm ăn kiêng cũng cần hết sức thận trọng. Bởi đa phần những sản phẩm này đều chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất béo không lành mạnh và các thành phần khác không tốt cho sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, việc sử dụng thuốc giảm cân hoặc các thực phẩm chức năng sẽ khiến trẻ mắc một số bệnh như đau tim, tức ngực, mất ngủ, căng thẳng, tổn thương hệ tiêu hóa, thậm trí dẫn đến một số vấn đề về tâm lý của trẻ nhỏ.

    Thuốc giảm cân có hại cho sức khỏe.
    Thuốc giảm cân có hại cho sức khỏe.
  3. Khi có ý định giảm cân, việc cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo ra khỏi chế độ ăn là điều thường thấy. Tuy nhiên, với trẻ ở tuổi dậy thì điều này không nên bởi có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn hạn chế chất béo không những không tốt mà còn thúc đẩy sự tăng cân một cách không lành mạnh, đặc biệt là khi những chất béo tốt bị thay thế bởi đường – kẻ thù của những người đang muốn giảm cân.


    Chất béo là một trong những dưỡng chất thiết yếu của một chế độ ăn cân bằng và đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là phát triển não bộ. Vì vậy, thay vì cắt giảm chất béo trong chế độ ăn của con thì bố mẹ nên tập trung vào việc thay thế những chất béo “xấu” bằng những chất béo “tốt”. Nếu trẻ muốn giảm cân, bạn nên khuyến khích con ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo tốt như các loại hạt, dầu ô liu, cá béo và hạn chế các thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như đồ chiên, đồ nướng…

    Chất béo tốt cho cơ thể nếu sử dụng đúng cách.
    Chất béo tốt cho cơ thể nếu sử dụng đúng cách.
  4. Tập thể dục là cách giảm cân tuổi dậy thì được khuyến khích nhưng để đạt hiệu quả, trẻ phải duy trì chế độ tập luyện hợp lý. Nếu vì muốn giảm cân nhanh mà tập quá sức sẽ có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thần, thậm chí còn có thể gây rối loạn ăn uống.


    Thay vì cho trẻ vận động tập thể dục quá sức, bạn hãy khuyến khích con thực hiện một số bài thể dục đơn giản tại nhà. Các hình thức vận động hay các bài tập mà bé có thể thực hiện bao gồm: đi dạo, đá bóng, nhảy dây, đánh cầu… bất cứ khi nào rảnh rỗi và cố gắng xây dựng các hoạt động này trở thành thói quen vận động của trẻ. Điều này sẽ giúp con bạn không ngồi ì một chỗ, quên đi nhu cầu ăn uống, có động lực để thực hiện kế hoạch giảm cân

    Ảnh minh họa.
    Ảnh minh họa.
  5. Phẫu thuật giảm cân. Nhiều bố mẹ lầm tưởng rằng việc trẻ béo phì quá mức là do bẩm sinh và di truyền. Điều này dẫn đến việc có tư tưởng đưa trẻ đi phẫu thuật giảm cân nhằm cắt bỏ những phần dư thừa. Tuy nhiên, đây lại là biện pháp rủi ro và hiệu quả thì chưa được đánh giá. Trên thực tế, hiện nay đã có rất nhiều bệnh viện trên thế giới đã thực hiện phẫu thuật giảm cân cho trẻ nhỏ và nhiều ca phẫu thuật đã thành công. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá dài hạn về sức khỏe của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng chưa được các chuyên gia đưa ra cụ thể. Chúng ta không có cách nào để biết điều gì xảy ra trong suốt cuộc đời của những đứa trẻ đã phẫu thuật giảm cân. Hiểu rõ hơn về tỷ lệ thành công lâu dài, tỷ lệ tái phát béo phì và các biến chứng có thể xảy ra nhiều năm sau đó là rất quan trọng để bố mẹ có quyết định phẫu thuật giảm cân cho trẻ từ tuổi vị thành niên hay không.


    Cũng giống như khi phẫu thuật giảm cân cho người lớn, phẫu thuật giảm cân ở trẻ béo phì chỉ là một biện pháp cuối cùng. Bố mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

    Phẫu thuật giảm cân vô cùng có hại.
    Phẫu thuật giảm cân vô cùng có hại.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy