Top 13 Sự thật chứng minh chúng ta chưa thực sự khám phá hết Vũ Trụ

Mai Ly 53 0 Báo lỗi

Nhờ tàu vũ trụ và tàu thăm dò, các nhà khoa học đã tích lũy được dữ liệu mới về Vũ trụ và Hệ Mặt trời hàng ngày. Toplist rất mong muốn được chia sẻ với bạn đọc ... xem thêm...

  1. Một loại xe cơ giới tự vận hành trên bề mặt sao Hỏa không ngừng nghỉ (Mar Rover Curiosity) đã phát hiện ra dấu vết của boron trong một số tảng đá bên trong miệng núi lửa trên Hành tinh Đỏ. Sự hiện diện của nguyên tố này cho thấy rằng đã từng có nước trên bề mặt sao Hỏa, có thể đã từng tồn tại sự sống.


    Nguồn: LANL

    © NASA
    © NASA

  2. Kế hoạch của ông Hawking liên quan đến việc xây dựng một tàu vũ trụ sử dụng hàng nghìn thiết bị thu nhỏ để tìm kiếm các hành tinh có sự sống. Mục tiêu cuối cùng của dự án là tiếp cận đến Alpha Centauri, hệ sao gần nhất với chúng ta. Con tàu sẽ phải đạt 20% tốc độ ánh sáng, điều này giúp nó có thể tới được ngôi sao xa xôi chỉ trong 24 năm.


    Nguồn: breakthroughinitiatives

    © facebook.com/stephenhawking
    © facebook.com/stephenhawking
  3. Trong 20 năm, các nhà khoa học tin rằng trường hấp dẫn mạnh của sao Mộc sẽ hút các tiểu hành tinh và sao Chổi đi vào Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy sao Mộc và sao Hải Vương trên thực tế đang "ném" những vật thể này vào bên trong Hệ Mặt trời, làm dấy lên khả năng một ngày nào đó một vật có thể va phải Trái Đất.


    Nguồn: JPL

    Sao Mộc và Sao Hải Vương đang tấn công Trái đất bằng sao chổi
    Sao Mộc và Sao Hải Vương đang tấn công Trái đất bằng sao chổi
  4. Đánh giá theo dữ liệu từ tàu thăm dò New Horizons của NASA, có một đại dương sâu không dưới 100 km bên dưới lớp vỏ băng dày 300 km của sao Diêm Vương. Độ mặn của đại dương này vào khoảng 30% - tương đương với Biển Chết trên Trái Đất.


    Nguồn: Brown University

    Có nước dạng lỏng trên sao Diêm Vương
    Có nước dạng lỏng trên sao Diêm Vương
  5. Ngày nay, sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, khoảng 4 tỷ năm trước, ở đó đã có những đại dương dạng lỏng tồn tại trong khoảng 2 tỷ năm. Điều này cho thấy trước đây sao Kim hoàn toàn có thể tồn tại sự sống.


    Nguồn: ESA

    Sao Kim đã từng có sự sống
    Sao Kim đã từng có sự sống
  6. Sao Thổ có 62 vệ tinh và một số vành đai. Dữ liệu gần đây cho thấy quá trình hình thành vành đai của hành tinh này không cùng lúc với chính nó (khoảng 4 tỷ năm trước). Mô hình máy tính đã chỉ ra rằng hầu hết các vệ tinh của gã khổng lồ khí này và tất cả các vành đai của nó đều xuất hiện tương đối gần đây, khi loài khủng long vẫn đi lang thang trên Trái Đất.


    Nguồn: Space

    © NASA
    © NASA
  7. Mô hình toán học chỉ ra rằng Hệ Mặt trời có thể có một hành tinh thứ chín cách Mặt trời xa hơn 20 lần so với sao Hải Vương. Người ta tin rằng nó có thể gấp 10 lần khối lượng Trái Đất. Và nó sẽ có cái tên khi chính thức được xác nhận đã tìm thấy.


    Nguồn: The Astronomical Journal

    Hành tinh có thể là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời
    Hành tinh có thể là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời
  8. Trong khuôn khổ chương trình do NASA khởi xướng vào năm 2005, các nhà khoa học hiện đang khám phá trung bình khoảng 30 thiên thể mới trong Hệ Mặt trời mỗi tuần. Ngược lại, vào năm 1998, số lượng này chỉ được tìm thấy trong suốt một năm.


    Nguồn: Sci-news

    © NASA
    © NASA
  9. Vào tháng 8 năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện ra ngoại hành tinh Proxima B, nó quay quanh khu vực có sự sống xung quanh ngôi sao Proxima Centauri. Nhiệt độ bề mặt của nó phù hợp với nước dạng lỏng. Nếu các nhà khoa học có thể tìm ra liệu hành tinh này có sở hữu từ trường và bầu khí quyển hay không, thì việc Proxima B tồn tại sự sống là điều hoàn toàn có thể xảy ra.


    Nguồn: QMRO

    © ESO
    © ESO
  10. Vào tháng 2 năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện ra minh chứng về sự tồn tại của sóng hấp dẫn. Cho đến ngày nay, khám phá này đã xác nhận sự tồn tại của hố đen. Hơn nữa, nếu các nhà khoa học có thể nghiên cứu các sóng hình thành do vụ nổ Big Bang, thì cuối cùng họ cũng sẽ có thể xác định được cơ chế dẫn đến sự hình thành của Vũ trụ.


    Nguồn: Caltech

    © NASA
    © NASA
  11. Ngoại hành tinh này rất gần với ngôi sao của nó, vì vậy nhiệt độ bề mặt đủ nóng để làm bốc hơi đá và sỏi ngưng tụ trong không khí. Nó cũng có thể biến mưa đá thành hồ dung nham nóng chảy.


    Nguồn: wikipedia

    © NASA
    © NASA
  12. Đường kính của VY Canis Majoris, một trong những ngôi sao lớn nhất, xấp xỉ 2000 lần Mặt trời của chúng ta và 155.000 lần Trái đất.


    Nguồn: businessinsider

    © Depositphotos
    © Depositphotos
  13. Nếu chúng ta du hành ngược thời gian và nhìn thấy Trái Đất cách đây 4,5 tỷ năm, chúng ta sẽ nhận thấy rằng màu sắc của Trái Đất không phải là màu xanh lam mà là màu vàng đỏ. Xung quanh hành tinh của chúng ta có những mảnh vụn đã hình thành nên Mặt trăng sau vụ va chạm giữa Trái Đất và Theia. Khi đó Mặt trăng sáng giống như Mặt trời ngày nay và ảnh hưởng đến lực hấp dẫn của hành tinh chúng ta gấp 25 lần.


    Ảnh hưởng của Mặt trăng đã dẫn đến những đợt dung nham khổng lồ trên Trái đất. Ngoài ra, hành tinh của chúng ta có thể quay một lần trên trục của nó chỉ trong 6 giờ.

    © Depositphotos
    © Depositphotos




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy