Top 12 Sự thật thú vị nhất về loài cá nóc

Hoàng Thu Thuỷ 496 0 Báo lỗi

Cá nóc là loài cá có ngoại hình vô cùng độc đáo và đáng yêu. Nhưng đằng sau vẻ đáng yêu đó lại là một loài cá cực độc. Vấn đề ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ... xem thêm...

  1. Cá nóc, hay còn được các nhà khoa học gọi với cái tên balloonfish (cá bóng bay), blowfish, bubblefish (cá bong bóng), là loài cá sống chủ yếu ở cửa sông và biển, có gai bên ngoài da và bốn răng chia đều hàm trên, hàm dưới làm nhiệm vụ nghiền vỏ động vật giáp xác và nhuyễn thể. Dạ dày của cá nóc sở hữu độ đàn hồi đáng kinh ngạc khiến chúng có thể nuốt một lượng lớn nước (hoặc không khí) để biến cơ thể mình thành một quả bóng với kích thước lớn hơn nhiều lần so với ban đầu.


    Thông tin khái quát về cá nóc:

    • Tên thường gọi: Cá nóc (Có độc)
    • Tên khoa học: Tetraodontidae
    • Lớp: Cá
    • Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
    • Cách sống: Theo đàn, bầy cá
    • Kích thước trung bình: Tối đa khoảng 90 cm
    • Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng
    • Số lượng: Không rõ
    Thông tin khái quát
    Thông tin khái quát
    Thông tin khái quát
    Thông tin khái quát

  2. Cá nóc là một trong loài cá trong họ cá nóc, tên tiếng anh là Tetraodontiformes. Bộ cá nóc được phát hiện cách đây khoảng 95 triệu năm. lúc bấy giờ, có hơn 120 loại cá nóc được tìm thấy trên trái đất, phân bổ đa số ở những vùng nhiệt đới.


    Bộ Cá nóc (danh pháp khoa học: Tetraodontiformes, còn gọi là Plectognathi) là một bộ cá thuộc lớp Cá vây tia (Actinopterygii). Đôi khi nhóm cá này được phân loại như là một phân bộ của bộ Cá vược (Perciformes). Về tổng thể, bộ Tetraodontiformes chứa 10 họ còn sinh tồn với khoảng 430 loài và khoảng 9 họ đã tuyệt chủng. Phần lớn các loài là cá nước mặn và sinh sống trong hay xung quanh các bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới, nhưng có vài loài là các nước ngọt, sinh sống trong sông suối hay cửa sông.


    Kết quả nghiên cứu năm 2013 của Betancur-R và ctv cho rằng bộ Cá nóc có quan hệ họ hàng gần với nhánh chứa bộ Lophiiformes và họ Caproidae. Người ta cũng ước tính rằng bộ này là hậu duệ của các loài sinh sống ven san hô, đã xuất hiện khoảng 95 triệu năm trước[

    Nguồn gốc xuất xứ của cá nóc
    Nguồn gốc xuất xứ của cá nóc
    Nguồn gốc xuất xứ của cá nóc
    Nguồn gốc xuất xứ của cá nóc
  3. Đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân biệt với các loài cá khác là cá nóc không có vây bụng và các vây đều không có gai cứng. Vây lưng và vây hậu môn nằm đối diện hoặc gần đối diện với nhau và chúng nằm cách xa vây ngực, gần với vây đuôi. Vây đuôi thường tròn hoặc bằng hoặc lõm nông (trừ cá nóc ba răng có vây đuôi chẻ sâu)


    Cá nóc được ca ngợi là 1 trong loài động vật cực độc trên Trái đất. Cá nóc là loại cá không tồn tại vảy và vây bụng, các vây sót lại rất mềm và dai. Phần thân trên của cá nóc tròn như 1 quả bóng, và phần bên dưới gần đuôi cũng mảnh mai như phần đông các loài cá khác. Đầu cá kha khá tròn, mắt to và hơi lồi, miệng nhỏ – tròn – răng rất khỏe. Cá nóc là loài không tồn tại khe mang mà chỉ có 1 lỗ mang.


    Cá nóc là loại cá độc với gan và các đơn vị nội tạng khác, đôi khi da cá cũng độc. vì vậy, khi chế biến cá bà con phải có năng lực chế biến cá nóc an toàn.

    Đặc điểm sinh học
    Đặc điểm sinh học
    Đặc điểm sinh học
    Đặc điểm sinh học
  4. Cá nóc phân bố khá rộng cả về không gian và khía cạnh sinh thái. Một số loài ưa sống đáy, trong khi số khác sống ở các rạn san hô có độ sâu từ vài chục mét đến hàng trăm mét hay các vùng nước ven bờ, đầm lầy, cửa sông; thậm chí một số ít loài còn sống ở nước ngọt, sông suối, hồ... Cá nóc là loài ăn tạp, sống đơn lẻ hoặc theo đàn và thường không di cư.


    Trên thế giới có khoảng 246 loài cá nóc, bao gồm cả cá nóc nước mặn và nước ngọt, chúng sống ở các khu vực biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của Thái Bình Dương, ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. ở Việt Nam có khoảng 67 loài cá nóc thuộc bốn họ nói trên. Chúng phân bố khá rộng và được bắt gặp gần như ở toàn vùng biển Việt Nam.


    Họ cá nóc bốn răng Tetraodontidae phân bố rất rộng, chúng xuất hiện từ vùng biển ven bờ đến vùng biển xa bờ, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Vùng có mật độ cao là vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Nghệ An – Hà Tĩnh, vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định. ở vùng biển miền Đông Nam Bộ cá nóc phân bố nhiều ở vùng biển Bình Thuận, nơi tập trung là phía Nam đảo Phú Quý, vùng biển Bến Tre – Bạc Liêu cũng là khu vực họ cá nóc bốn răng phân bố với mật độ cao. ở vùng biển Tây Nam Bộ, họ cá nóc bốn răng phân bố nhiều ở khu vực mũi Cà Mau kéo dài lên quần đảo Nam Du, các khu vực khác mật độ phân bố của họ cá nóc này thấp hơn.


    Họ cá nóc nhím phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung, mật độ phân bố cao ở các vùng: Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận – Khánh Hoà. ở vùng biển Đông Nam Bộ, họ cá nóc nhím chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Phú Quý và phía Tây Nam Côn Sơn. Vịnh Thái Lan ít bắt gặp họ này.


    Họ cá nóc hòm xuất hiện nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, hiếm khi bắt gặp ở vịnh Bắc bộ hay vịnh Thái Lan. Một số khu vực họ cá nóc hòm phân bố tập trung là: vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, vùng biển Khánh Hoà và vùng biển Vũng Tàu, chủ yếu là khu vực xung quanh đảo Côn Sơn kéo dài xuống phía Nam của vùng biển Đông Nam Bộ.


    Họ cá nóc ba răng chỉ mới bắt gặp ở Miền Trung.

    Tập tính sống và phân bố
    Tập tính sống và phân bố
    Tập tính sống và phân bố
    Tập tính sống và phân bố
  5. Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là Tetradotoxin (TTX), thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, có tính bền nhiệt lớn và khả năng gây tử vong cao. Tuy nhiên, không phải loài cá nóc nào cũng độc. Độc tố trong các loài cá nóc khác nhau, ở các bộ phận khác nhau thì có hàm lượng khác nhau. Hàm lượng độc tố trong cơ thể còn thay đổi theo mùa, vùng địa lý và giai đoạn phát triển của cá thể.


    Nội quan của cá nóc, đặc biệt là gan, tuyến sinh dục thường có chứa hàm lượng độc tố nhiều nhất do đó chúng cực độc. Khi xử lý cá nóc để chế biến thực phẩm, người ta vứt bỏ nội quan của cá nóc. Ngoài ra ở một số loài cá nóc độc thì da và thịt cá nóc cũng có chứa hàm lượng độc tố đủ để gây chết người nếu ăn phải.


    Vào mùa sinh sản, cá nóc thường độc hơn và cá nóc cái có độ độc mạnh hơn cá nóc đực. Trong thời kỳ cá nóc đẻ trứng, buồng trứng của cá tăng trọng lượng và hàm lượng độc tố cũng tăng lên, mạnh hơn hẳn so với tinh túi con đực. Từ tháng 12 trở đi là mùa đẻ trứng của cá nóc cho nên lượng độc tố trong trứng tăng lên nhanh chóng và độ độc cũng mạnh lên, kéo dài đến tháng 1, tháng 2 và có thể sang cả tháng 3. Tuy nhiên, đặc tính sinh trưởng, sinh sản của cá nóc có sự khác biệt theo loài và theo vùng địa lý.

    Tính độc của cá nóc
    Tính độc của cá nóc
    Tính độc của cá nóc
    Tính độc của cá nóc
  6. Có hơn 120 loài cá Nóc được phát hiện trên thế giới, chúng chủ yếu tập trung ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số khác sống tại khu vực nước lợ ở cửa sông và nước ngọt như ở Nam Mỹ (có loài Colomesus asellus), Châu Phi (có sáu loài Tetraodon) và Đông Nam Á (có Auriglobus, Carinotetraodon, Dichotomyctere, Leiodon và Pao)


    Biển Việt Nam có 66 loài cá nóc thuộc 12 giống và 4 họ:

    • Họ cá nóc hòm có 2 giống, 13 loài. Các loài trong họ này đều được bọc trong một lớp vẩy xương cứng biến thành hộp xương vững chắc, trông giống như hình dạng chiếc hòm.
    • Họ cá nóc nhím có 2 giống, 9 loài. Vẩy của các loài này biến thành gai dài từ 10 đến 20 cm, nhọn và sắc như lông nhím. Khi bị kích thích hoặc phản ứng tự vệ, cá phình to bụng như quả cầu gai.
    • Họ cá nóc 3 răng chỉ có 1 loài, ít gặp.
    • Họ cá nóc thường, đây là họ cá nóc phổ biến nhất, có 7 giống với 43 loài. Vẩy của các loài cá này thường biến thành gai nhỏ. Khi bị kích thích, các phình to bụng trông như một quả bóng.

    Cá nóc phân bố rộng khắp trên thế giới, tập trung nhiều ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam cá nóc phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung. Cá nóc sống ở tầng đáy và sát đáy, nơi có nhiều cát, bùn cát, vụn san hô, đôi khi có cả ở cửa sông, nước lợ. Mùa xuất hiện cá nóc ở Việt Nam gần như quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 5-6 và tháng 9-10.

    Phân loài cá nóc
    Phân loài cá nóc
    Phân loài cá nóc
    Phân loài cá nóc
  7. Cá Nóc thường ăn cá động vật không xương sống (giáp xác, nhuyễn thể…) và tảo. Một số loài lớn hơn sẽ ăn sò, ốc… Các loài cá Nóc có độc tính thường được tổng hợp từ các loài vi khuẩn trong khi ăn các thức ăn ở trên.Mặc dù được tạo hóa ban tặng những bản năng sinh tồn tuyệt vời nhưng số lượng cá nóc đang giảm đáng kể bởi ô nhiễm môi trường nước, bị đánh bắt quá mức.


    Một số thông tin thêm về cá Nóc có thể bạn chưa biết:

    • Một diễn viên Kabuki (loại hình sân khấu truyền thống) nổi tiếng ở Nhật Bản đã chết do ăn phải gan cá Nóc
    • Ăn cá Nóc có độc sẽ có triệu chứng về thần kinh như tê, ngứa ran vùng môi và miệng
    • Shimonoseki hay còn gọi là thủ đô Fugu, thành phố của món ăn Fugu nổi tiếng làm từ thịt cá Nóc độc
    Thức ăn và sinh tồn của cá Nóc
    Thức ăn và sinh tồn của cá Nóc
    Thức ăn và sinh tồn của cá Nóc
    Thức ăn và sinh tồn của cá Nóc
  8. Thịt cá nóc trắng và ngon. Trên thế giới, những loài cá nóc không độc hoặc độc vừa phải vẫn được chế biến làm các món ăn đặc sản. ở một số tỉnh Miền Trung nước ta, như Khánh Hoà, Bình Thuận..., cá nóc hòm (còn gọi là cá bò hòm, cá tăng thiết giáp) được xem là một trong những loài hải sản có giá trị. ở nhiều địa phương, các loài cá nóc thuộc họ phụ cá nóc tròn vẫn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ hải sản hay làm mồi câu v.v... sau khi đã được lột da, bỏ đầu và toàn bộ nội quan. Ngoài ra, cá nóc còn được sử dụng làm đồ mỹ nghệ (cá nóc nhím), nuôi làm cá cảnh (cá nóc da báo, cá nóc dẹt va-lăng, cá nóc hòm...) hay sử dụng trong nghiên cứu dược liệu.


    Trữ lượng cá nóc ở biển Việt Nam ước tính khoảng 37387 tấn, trong đó vùng biển miền Trung chiếm khoảng 44,6%; vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 20,6%; vùng biển Tây Nam Bộ chiếm 21,6% và vùng biển vịnh Bắc Bộ chiếm khoảng 14,9% tổng trữ lượng. Họ cá nóc bốn răng (Tetraodontidae) chiếm khoảng 84,7% tổng trữ lượng cá nóc, họ cá nóc hòm (Ostraciidae và cá nóc nhím (Diodontidae) chỉ chiếm 4,0% và 11,3% tổng trữ lượng. Loài cá nóc vàng, cá nóc thu là những loài có trữ lượng nhiều và chiếm ưu thế so với các loài khác.


    Chiếm ưu thế trong sản lượng cá nóc khai thác là họ phụ cá nóc tròn (Tetraodontinae), gồm các loài: cá nóc tro (Lagocephalus lunaris), cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri), cá nóc vàng (Lagocephalus spadiceus). Họ cá nóc nhím và họ cá nóc hòm có năng suất khai thác rất thấp.


    Hiện nay, cá nóc chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng sản lượng hải sản khai thác của các chuyến biển, tuy nhiên nguồn lợi này vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lý và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tình hình khai thác và tiêu thụ cá nóc ở Việt Nam rất phức tạp, đã có nghị định cấm khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cá nóc nhưng hoạt động đó vẫn diễn ra. Đã có khá nhiều người bị ngộ độc khi sử dụng cá nóc làm thực phẩm và tình trạng ngộ độc do ăn cá nóc có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, tăng cường năng lực quản lý, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, đặc biệt là bà con ngư dân về sự nguy hại khi chế biến, sử dụng cá nóc là việc làm rất cấp thiết hiện nay.

    Giá trị kinh tế và nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam
    Giá trị kinh tế và nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam
    Giá trị kinh tế và nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam
    Giá trị kinh tế và nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam
  9. Tại Nhật Bản, cá Fugu, hay còn gọi là cá nóc, được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp. Chúng có mặt trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trang trọng. Có khoảng gần 40 loài cá nóc được sử dụng để chế biến món ăn ở Nhật Bản, và lượng cá tiêu thụ đến 10.000 tấn mỗi năm.


    Một số nơi của Nhật Bản, người ta nghiên cứu cách nuôi dưỡng và đã cho ra thị trường những con cá nóc an toàn, không hề chứa chất độc gây chết người và những bộ phận từng được cho là cực độc của cá nóc đã trở thành món ăn cao cấp.

    Cá nóc là biểu tượng của thành phố Shimono-seki. Ở đây hình ảnh con cá nóc được làm vật trang trí ở khắp nơi trong thành phố. Và chợ cá Hae-domari của Shimono-seki là chợ cá nóc có tiếng thế giới.


    Có nhiều loại sashimi cá nóc sống nhưng nổi tiếng nhất là fugu-sashi. Để làm món này, đầu bếp dùng dao chuyên dụng thái thịt cá thành những lát thật mỏng và bày trí chúng theo những đường tròn bên trong chiếc đĩa to có hoa văn đẹp mắt. Người Nhật thường thái cá thành những lát mỏng, xếp lên đĩa như cái hoa cúc, hoa biểu trưng cho sự trường thọ và cao quý. Do đó, fugu-sashi ngoài là món ăn thơm ngon còn là một tác phẩm nghệ thuật.


    Gia vị không thể thiếu trong món fugu-sashi là chén nước tương và súp dashi làm từ cá ngừ khô và rong biển, đôi khi có thêm một ít hành lá cọng nhỏ đặc trưng. Ngoài sashimi, nhiều món ăn cá nóc khác cũng được chế biến, nổi tiếng không kém fugu shasi là món lẩu và cháo được nấu từ thịt và xương cá nóc.


    Vì cá nóc có độc tố nguy hiểm, nên kỹ thuật chế biến cá rất quan trọng, nó quyết định tính an toàn của món ăn. Ở Nhật Bản, có những luật lệ khắt khe dành cho những người phụ trách chế biến cá nóc. Tỉnh Yama-guchi, vương quốc cá nóc, thường xuyên tổ chức các lớp học và những buổi kiểm tra về cách thức làm cá dành cho giới đầu bếp.

    Cá nóc được sử dụng làm thức ăn phổ biến ở Nhật Bản
    Cá nóc được sử dụng làm thức ăn phổ biến ở Nhật Bản
    Cá nóc được sử dụng làm thức ăn phổ biến ở Nhật Bản
    Cá nóc được sử dụng làm thức ăn phổ biến ở Nhật Bản
  10. Chất độc của cá nóc gọi là tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1000 lần so với Cyanua. Sau khi ăn cá nóc có tetrodotoxin, chất độc này hấp thụ nhanh qua đường ruột, dạ dày trong 5 - 15 phút. Đỉnh cao tetrodotoxin trong máu là 20 phút và thải tiết qua nước tiểu sau 30 phút tới 3 - 4 giờ.


    Người ăn phải cá nóc có độc tố tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ủng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.


    Trường hợp nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm. Nguyên nhân tử vong do ngộ độc cá nóc là: liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp.

    Biểu hiện khi ngộ độc cá nóc
    Biểu hiện khi ngộ độc cá nóc
    Biểu hiện khi ngộ độc cá nóc
    Biểu hiện khi ngộ độc cá nóc
  11. Ngay khi thấy dấu hiệu ngộ độc đầu tiên như tê lưỡi, tê môi, tê ngón tay nhưng người bệnh vẫn còn tỉnh táo, hãy tìm mọi cách gây nôn cho người bệnh. Đơn giản nhất là hình thức móc họng, ngoáy họng bằng lông gà hoặc cho uống mùn thớt theo kinh nghiệm dân gian. Khi gây nôn cần cho bệnh nhân nằm nghiêng, đầu thấp để tránh sặc.


    Cho bệnh nhân uống than hoạt khi bệnh nhân còn tỉnh, chưa hôn mê. Người lớn uống 30g than hoạt pha với 250ml nước sạch quấy đều. Trẻ nhỏ từ 1 - 12 tuổi cho uống 25g pha với 100 - 200ml nước sạch quấy đều. Trẻ nhỏ dưới một năm cho uống theo liều lượng 1g than hoạt/1kg cân nặng cơ thể pha với 50ml nước sạch quấy đều. Than hoạt có tác dụng hấp thụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hóa. Nếu cho bệnh nhân uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả cao.


    Trường hợp người bệnh đã rối loạn ý thức, hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở phải khẩn trương thổi ngạt đường miệng - miệng hay miệng - mũi.


    Sau khi đã sơ cứu, cần nhanh chóng tìm cách đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

    Cách xử lý ngộ độc cá nóc
    Cách xử lý ngộ độc cá nóc
    Cách xử lý ngộ độc cá nóc
    Cách xử lý ngộ độc cá nóc
  12. Đến nay, ngô độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người bị ngộ độc cá nóc bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc cá nóc, biện pháp hữu hiệu nhất là không ăn bất cứ thực phẩm nào được chế biến từ cá nóc.


    Phòng tránh ngộ độc cá nóc:

    • Loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá.
    • Loại bỏ cá nóc lẫn cá thường khi phơi khô.
    • Không làm chả cá nóc, bột cá nóc hoặc các sản phẩm các nóc khác để bán.
    • Không ăn cá nóc tươi và các sản phẩm chế biến từ cá nóc.

    Để đề phòng ngộ độc cá nóc, cách tốt nhất là hãy “nói không với cá nóc”.

    Phòng tránh ngộ độc cá nóc
    Phòng tránh ngộ độc cá nóc
    Phòng tránh ngộ độc cá nóc
    Phòng tránh ngộ độc cá nóc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy