Top 14 Sự thật thú vị nhất về loài khủng long
Chắc chắn rằng, tất cả chúng ta đều biết khủng long là những loài động vật to lớn, một trong số chúng còn có lông vũ. Thêm nữa này, khủng long đã bị tuyệt ... xem thêm...chủng vào khoảng 65 triệu năm trở về trước khi một mảnh thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất. Nhưng ngoài ra bạn còn biết những thông tin gì khác về khủng long, về thời đại mà chúng sống? Dưới đây Toplist sẽ đưa bạn khám phá những thông tin quan trọng về khủng long mà không phải ai cũng biết.
-
Những con khủng long đầu tiên xuất hiện từ giữa đến cuối thời kỳ Triassic, khoảng 230 triệu năm trước công nguyên, trong một phần lục địa của Pangea, hiện nay là lục địa Nam Mỹ. Trước đó, loài bò sát chiếm ưu thế là Archosaurs (“sự cai trị của thằn lằn”), Therapsids (“loài bò sát giống thú”) và Pelycosaurs (tiêu biểu là Dimetrodon), và khoảng 20 triệu năm sau mới là sự xuất hiện của khủng long – loài bò sát đáng sợ nhất trên trái đất, hung dữ hơn cả cá sấu thời tiền sử.
Bắt đầu từ thời kỳ Kỷ Jura, 200 triệu năm trước, khủng long mới bắt đầu tăng nhanh về số lượng để giành vị trí thống trị.
-
Với tuổi thọ tối đa của chúng ta là 100 năm, con người còn chưa đủ thích ứng tốt với “những thăng trầm của thời gian”. Để đưa mọi thứ vào quy luật: mọi người nên biết con người thời hiện đại chỉ mới xuất hiện trong vài trăm năm nghìn năm và nền văn minh của nhân loài chỉ mới bắt đầu cách đây khoảng 10.000 năm, chỉ là một cái nháy mắt nếu mang so sánh với thời đại Khủng long ở khoảng thời gian của Kỷ Jura.
Mọi người đều nói về khủng long đã bị tuyệt chủng, nhưng các đánh giá cho thấy về khoảng thời gian 165 triệu năm mà loài khủng long tồn tại, chúng được cho là loài động vật có xương sống thành công nhất trong công cuộc làm bá chủ Địa Cầu.
-
Bạn sẽ cho rằng hợp lý nhất là chia khủng long thành nhóm động vật ăn cỏ (ăn thực vật) và động vật ăn thịt (ăn thịt), nhưng những nhà cổ sinh vật học lại nhìn thấy những điều khác biệt khác, phân biệt "khủng long hông thằn lằn" và “khủng long hông chim”. Những con khủng long hông thằn lằn bao gồm cả loài động vật ăn thịt và loài ăn cỏ, trong khi loài khủng long hông chim chiếm phần lớn lại là động vật ăn thực vật, bao gồm cả khủng long mỏ vịt, khủng long chân chim và khủng long có sừng, cùng với những loài khủng long khác.
Khủng long hông chim là một bộ đã tuyệt chủng, là những khủng long ăn cỏ. Chúng được biết đến là khủng long ‘hông chim’ bởi cấu trúc xương hông giống chim của chúng, mặc dù chính xác thì chim thuộc nhóm khủng long ‘hông thằn lằn’
Khủng long hông thằn lằn là một trong hai phân nhóm cơ bản của khủng long.
-
Không phải mọi nhà cổ sinh vật học đều ủng hộ vào quan điểm này và đã có nhiều lý thuyết thay thế được đưa ra (nhưng chưa được công nhận rộng rãi). Phần lớn các bằng chứng chỉ ra các loài chim hiện đại đã phát triển từ những con khủng long nhỏ, có lông vũ trong giai đoạn cuối Kỷ Jura và Kỷ Phấn trắng. Hãy nhớ rằng, mặc dù quá trình tiến hóa này xảy ra không chỉ là một lần, thậm có nhiều quá trình đã đi vào “ngõ cụt” (bằng chứng là những chú chim nhỏ, có lông, bốn cánh Microraptor, nhưng lại không có hậu duệ ở thời kì hiện đại).
-
Những loài bò sát hiện đại như rùa và các sấu máu lạnh, hoặc “ectothermic”, có nghĩa là nhiệt độ của cơ thể phụ thuộc vào sự thay đổi của một trường bên ngoài “sinh vật biến nhiệt”, trong khi các loài động vật có vú và chim hiện đại có máu nóng hoặc “endothermic” – sinh vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường do các chất chuyển hóa được sản sinh ra để duy trì nhiệt độ cơ thể, chúng còn được gọi là “sinh vật đẳng nhiệt”.
Có một số loài rắn được tiến hóa từ khủng long ăn thịt – và thậm chí là khủng long chân chim, cơ thể có khả năng thu nhiệt.
-
Những loài khủng long ăn thịt nổi tiếng như Tyrannosaurus Rex và Giganotosaurus đã trở nên quá phổ biến với mọi người, nhưng trên thực tế thì những loài động vật ăn thịt của bất kỳ hệ sinh thái nào đều có số lượng ít hơn rất nhiều so với động vật ăn thực vật. Sự phát triển của các thảm thực vật to lớn là điều kiện kiên quyết để duy trì những quần thể lớn như vậy.
Tương tự như hệ sinh thái ở châu Phi và châu Á, khủng long ăn cỏ, khủng long chân chim (qui mô nhỏ hơn) và sauropod phát triển ở nhiều châu lục trên thế giới hình thành những đàn khủng long với số lượng lớn, nhưng chúng bị săn đuổi bởi những đàn theropods lớn, vừa và nhỏ.
-
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng động vật có vú là “những kẻ kế vị” khủng long vào khoảng 65 triệu năm trước, chúng đồng loạt xuất hiện ở khắp mọi nơi, cùng một thời điểm và chiếm hết không gian sinh sống của khủng long. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, những loài động vật có vú đã xuất hiện và sống chung với Sauropods, Hadrosaus và Tyrannosaurs (chúng thường sống trên cây để tránh những sinh vật ăn thịt) ở thời đại Mesozoi (Đại trung sinh).
Những loài khủng long này đã tiến hóa vào khoảng thời gian đó (từ một quần thể các loài bò sát therasid). Những loài động vật có vú ban đầu kích thước chỉ tương đương với kích thước của chuột và chuột chù, nhưng một số loài (giống như loài khủng long Repenomamus) kích thước đã tăng lên đáng kể, khoảng 50 pound (23kg) hoặc hơn thế.
-
Đây có thể giống như việc bới lông tìm vết, nhưng từ “khủng long” chỉ được sử dụng để chỉ những loài bò sát có chân và hông cụ thể cùng với một số đặc điểm giải phẫu đặc trưng khác. Như những loài có kích thước chi lớn (như Quetzalcoatlus và Liopleurodon) có khả năng bay như Pterosaurs và khả năng bơi như Plesiosaurs, Ichthyosaurs và Mosasaurs thì tất cả chúng không được xem là khủng long và một số trong số chúng không có liên quan gì đến khủng long, mà chỉ được xem là một loài bò sát.
Pterosaurs (Thằn lằn có cánh hay Dực long): Pterosaurs là các động vật có xương sống đầu tiên đã tiến hóa để có thể bay được. Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da (giống cánh dơi), cơ và các loại tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4 kéo dài.
Marine Reptiles: Là nhóm bò sát đầu tiên thích nghi với môi trường biển thời kỳ Đại cổ sinh, chúng có kích thước lớn và thường được mạnh danh là chúa tể đại dương thời kỳ bấy giờ.
-
Khi thiên thạch rơi xuống bán đảo Yucatan, khoảng 65 triệu năm trước, kết quả không phải là một quả cầu lửa khổng lồ ngay lập tức thiêu hủy tất cả những con khủng long trên Trái đất. Sự thật là, quá trình tuyệt chủng kéo dài hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm, nguyên nhân là do nhiệt độ Trái đất suy giảm, thiếu ánh sáng mặt trời, thảm thực vật thay đổi. Một số quần thể khủng long bị cô lập ở một góc xa xôi nào đó của thế giới, chúng có thể sống lâu hơn so với những người họ hàng của mình. Nhưng một thực tế chắc chắn rằng, chúng không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.
-
Vào năm 1677, giáo sư Robert Plot người Anh đã tìm thấy 1 chiếc xương khổng lồ được vùi trong đất, tại 1 mỏ đá tại Oxford. Ở thời điểm đó, các nhà khoa học khác đều rất bối rối, và sau đấy họ liền kết luận vội vàng rằng đó chắc hẳn là xương của... 1 con voi kích cỡ khủng. Phải, ở thời đó thì chẳng có ai tưởng tượng rằng có những loài động vật to lớn như khủng long lại từng tồn tại trên Trái đất này, đó là lý do họ nghĩ đến loài động vật trên cạn có kích cỡ lớn nhất hiện tại.
Dần dần, các nhà khoa học mới khám phá thêm được nhiều điều mới. Năm 1842, nhà động vật học William Buckland đã gây ra những phản ứng mạnh khi khẳng định rằng những chiếc xương này là của 1 loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng, thông qua việc tìm thấy nhiều phần xương khác tương đồng với thứ mà Robert tìm được khi xưa. Ông gọi đó là "khủng long".
-
Mặc dù có cơ thể tương đối khổng lồ, nhưng khủng long vốn chẳng thông minh gì cho cam vì chúng có một bộ não bé tẹo. Ví dụ, mặc dù nặng từ 2 đến 3 tấn, nhưng khủng long Stegosaurus chỉ có 1 bộ não nhỏ cỡ quả hồ đào mà thôi.
Còn nếu nói về con thuộc hàng thông minh nhất? Chắc hẳn là phải nhắc đến Troodon rồi, vì não chúng to bằng quả trứng gà đó. Có lẽ, đây là lý do mà Troodon được mô tả là tương đối năng động, tinh quái với vị thế kẻ ăn thịt, còn Stegosaurus thì được coi như 1 loài khủng long có khả năng phản ứng tương đối chậm?
Về cơ bản, não của khủng long cũng chỉ bằng não của các loài bò sát hiện nay như rùa, thằn lằn hoặc cá sấu.
-
Theo những hóa thạch mà các nhà khoa học tìm được, khủng long đẻ trứng và đặt trứng thành vòng tròn đều đặn trong 1 cái tổ đào sâu trong đất. Nhưng hồi đầu, các nhà khoa học lại cho rằng chúng chỉ đẻ trứng, chứ không chăm sóc trứng giống như đa số các loài bò sát. Nhưng cuối cùng, họ đã nhận ra rằng khủng long có hiện tượng ấp trứng, khi họ tìm thấy những bộ xương khủng long phủ lên tổ của chúng.
Ngoài ra, có một trong những đặc điểm chung của khủng long là 2 chân trước luôn ngắn hơn 2 chân sau. Như vậy, tất cả khủng long đều có thể đi thẳng bằng 2 chân sau theo lý thuyết. Tuy nhiên, tại sao đa số những loài khủng long ăn thực vật thì không? Câu trả lời ở đây chính là yếu tố "cân nặng". Về mặt cơ bản, việc sở hữu cơ thể phát triển đến mức trở nên quá to và nặng nề đã khiến chúng buộc phải quay lại với việc đi bằng 4 chân, chứ không thể đứng lên bằng 2 chân được.
-
Thông thường thì đáng ra chuyện đó là bất khả thi bởi khủng long vốn thuộc loài bò sát. Điều này có nghĩa rằng chúng đều có máu lạnh giống như thằn lằn, và phải sưởi ấm dưới ánh mặt trời. Nhưng đối với khủng long Sauropod, vì chúng quá to lớn nên người ta cho rằng nếu chúng tích nhiệt từ Mặt trời thì sẽ không thể có thời gian giải phóng lượng nhiệt này đi. Chính vì thế, việc chúng có khả năng điều hòa thân nhiệt rõ ràng là giả thuyết khả thi nhất.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu từ mặt cắt xương của 1 số loài khủng long ăn thịt nhỏ, các nhà khoa học đã nhận ra rằng nếu có những loài khủng long có máu lạnh, thì cũng có những loài khác phải có máu nóng. Đây chính là đặc điểm của chim - những loài được cho là hậu duệ của khủng long.
-
Kể cả đối với những loài khủng long có kích cỡ thuộc hàng to lớn nhất khi trưởng thành thì cũng có những con bé xíu, khác hẳn trong tưởng tượng của con người. Có những chú khủng long sơ sinh chỉ nặng dưới 3kg và dài 40-5 cm mà thôi. Sở dĩ khủng long con bé như vậy là vì chúng ra đời trong những quả trứng dài trung bình chỉ 45cm, còn những quả to nhất mà các nhà khoa học tìm được cũng chỉ dài cỡ 60cm.
Dĩ nhiên, trong trường hợp đó thì trứng khủng long không thể to hơn được. Việc tăng kích thước sẽ dẫn đến việc khủng long con không thể chọc thủng vỏ trứng lúc nở, nghĩa là dễ khiến chúng bị kẹt cứng ở bên trong.
Ngược lại. khủng long con lại lớn nhanh như thổi, do tốc độ phát triển cần phải nhanh để đạt được đủ sức mạnh để tự vệ, chống lại những kẻ săn mồi nguy hiểm khác.