Top 10 Sự thật thú vị về tiền có thể bạn muốn biết
Hàng ngày ta đều sử dụng tiền để trao đổi, mua bán hàng hóa thế nhưng ít ai biết được những sự thật đằng sau đồng tiền. Toplist xin được giới thiệu Top 10 sự ... xem thêm...thật thú vị về tiền, chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ vì những thông tin dưới đây đấy!
-
Sự ra đời của tiền
Từ thời xa xưa, khi mà người dân trên trái đất sống theo từng bộ lạc trong thời công xã nguyên thủy, mọi của cải vật chất đều được dùng chung, không có sở hữu cá nhân. Vì vậy, họ không cần có sự trao đổi mà vẫn có được những thứ mình muốn theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Từ khi con người biết sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, của cải vật chất của chúng ta làm ra tăng đột biến. Nhu cầu trao đổi hàng hóa cũng từ đó tăng theo. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái tiền được ra đời. Giá trị của tất cả các hàng hoá ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. Khi con người bắt đầu biết sử dụng các kim loại thì tiền bằng kim loại bắt đầu được tạo ra.
-
Nguồn gốc của ký hiệu $
Rất nhiều người nghĩ ký hiệu đô la Mỹ ($) ra đời từ sự kết hợp các chữ "U" và "S". Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy.
Biểu tượng này xuất phát từ một chữ viết tắt từ đồng real của Tây Ban Nha, được biểu thị là "PS". Nó xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1770 khi người Mỹ gốc Anh có quan hệ buôn bán với người Tây Ban Nha. Cái tên đô la xuất phát từ đồng tiền cũ của người Haiti, một loại tiền tệ. Trong thiết kế, biểu tượng đồng đô la có thể đại diện cho bản sắc dân tộc, tiền tệ vật chất hoặc thậm chí là câu chuyện trong kinh thánh của con rắn.
-
Tiền thực sự rất bẩn
Một thử nghiệm nho nhỏ tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, trong mỗi gam tiền giấy có hơn 200 triệu vi khuẩn hiếu khí và khá nhiều khuẩn gram âm. Trên tiền kim loại, lượng vi khuẩn được tìm thấy thấp hơn hàng trăm nghìn lần.
Tiến sĩ Nguyễn Bình Minh, Trưởng khoa Vi khuẩn Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, và các cộng sự đã kiểm tra 2 tờ tiền giấy "thối lại" của một người bán thịt, 2 tờ tiền có sẵn trong ví họ và 2 đồng tiền xu. Họ ngâm chúng vào môi trường nuôi cấy vi khuẩn trong một vài tiếng rồi đem soi trên kính hiển vi. Với cách làm này, rất nhiều loại vi khuẩn chưa đủ thời gian và môi trường để tăng sinh. Mặc dù vậy, họ cũng nhìn thấy dày đặc các loại vi khuẩn như trực khuẩn, tụ cầu, nha bào, có khả năng gây ra các bệnh như tả, thương hàn....
-
Người Đức từng dùng tiền để đốt thay vì dùng củi và than
Sau Thế chiến thứ nhất, siêu lạm phát đã tàn phá đồng tiền của Đức, khiến đồng tiền này mất gần như toàn bộ giá trị. Trong khoảng thời gian này, trung bình một người Đức có hàng tỷ mark trong túi nhưng cũng không thể mua được gì. Khi chiến tranh bắt đầu vào năm 1914, một đồng USD còn đổi 4,20 mark. Sau đó, đồng tiền Đức liên tục mất giá và từ mùa thu 1922 thì như rơi xuống một chiếc thùng không đáy. Vào tháng 11/1923, một USD đã đổi được 4.200 tỉ mark.
Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng đến củi và than để thay để cho đồng mark đã bị mất giá thảm hại do lạm phát. Lúc đó, dùng tiền để đốt thậm chí còn rẻ hơn so với củi và than. Kết quả là, mọi người cho tiền để trẻ em chơi, và nhiều người đã sử dụng nó làm giấy dán tường.
-
Tiền và những cái nhất
Hầu hết đều tin rằng đồng bảng Anh là loại tiền tệ giá trị nhất. Tuy nhiên, đồng Dinar của Kuwait mới là đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới. Nó có giá trị gấp 76.774,94 lần Việt Nam đồng của chúng ta.
Một vài thông tin thú vị khác như đồng tiền xu được làm từ kim loại lớn nhất thế giới là một đồng vàng của Úc được làm hoàn toàn từ vàng 9999 và nặng vừa tròn 1 tấn. Hay tờ tiền giấy có giá trị lớn nhất, cũng có kích thước lớn nhất thế giới chính là tờ 100 triệu bảng Anh với kích thước to hơn cả 1 tờ A4. .
-
Khả năng kiếm tiền của chúng ta
Theo một thống kê, trung bình mỗi người cả đời cũng không thể kiếm được hơn 1.000.000 USD tức khoảng 22 tỷ đồng. Còn tại một số nước nghèo ở châu Phi, mỗi ngày người dân tại đây chỉ kiếm được khoảng 1 đô la. Trong khi đó, Bill Gates, chẳng cần làm gì cũng kiếm được 250$ mỗi giây.
Tổ chức Oxfam chỉ ra nghịch lý là trong suốt đại dịch, thu nhập của 99% dân số thế giới bị giảm trong khi tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng gấp đôi. Trung bình, tài sản của họ tăng 1,3 tỉ USD/ngày, đến từ các khoản như tăng giá cổ phiếu, bất động sản.
-
Tiền có đơn vị là "giờ"
Nếu bạn đã quá quen thuộc với các đơn vị tiền tệ như dollar Mỹ, euro, bảng Anh, thì chắc hẳn ít ai biết rằng có một đơn vị tồn tại là "hour" (giờ). Tại vùng Ithaca, New York, Mỹ đã từng tồn tại một loại tiền như thế, mang tên Ithaca Hour.
Đây được đánh giá là hệ thống tiền địa phương lớn nhất, cổ nhất tại Mỹ, mặc dù đến nay nó không còn được lưu hành. Đồng tiền này ra đời vào năm 1991, cũng chính là thời kỳ Đại suy thoái của Mỹ, nó xuất hiện với mục đích khôi phục nền kinh tế địa phương. Đồng Ithaca Hour được in trên giấy cao cấp, trên mặt tờ tiền bao gồm các loại hoa văn cực kì phức tạp nên rất khó để làm giả. -
Trung Quốc chính là nước đầu tiên tạo ra tiền giấy
Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 600 đến năm 1455, chủ yếu lưu hành trong thời nhà Tống.
Ban đầu người ta gọi là phi tiền (tiền bay) vì nó nhẹ đến nỗi gió có thể thổi bay khỏi tay. Tiền giấy được dùng làm phương tiện trao đổi và được bảo đảm bằng một khoản tiền ký thác ra đời vào khoảng đầu thế kỷ thứ X tại tỉnh Tứ Xuyên miền Nam. Tờ bạc đầu tiên, đúng hơn là một tờ "hối phiếu", được các quan chức của triều đình phát hành tại kinh đô và có thể mang về các địa phương đổi lấy hàng hoá như muối, chè,...
-
Nhân vật xuất hiện nhiều nhất trên tiền giấy
Hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II không những xuất hiện trên hệ thống tiền tệ của Anh trong thời gian trị vì của mình, mà bà cũng xuất hiện trên tờ tiền của các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh và Thuộc địa Hoàng gia.
Ngay từ năm 8 tuổi, khi vẫn còn là công chúa, nữ hoàng Elizabeth II đã được in chân dung trên đồng tiền của Canada. Theo thời gian, 26 chân dung khác nhau của Nữ hoàng Anh đã được sử dụng trên đồng Bảng Anh cũng như đồng tiền của các thuộc địa, lãnh địa và vùng lãnh thổ của nước này. Tổng cộng, đã có 33 quốc gia dùng bức chân dung Nữ hoàng để in trên các loại tiền giấy khác nhau.
-
Máy ATM đầu tiên trên thế giới
Hiện người ta vẫn còn bàn cãi về người sáng chế ra máy ATM. Theo đó, Luther George Simjian, một nhà phát minh người Thổ Nhĩ Kỳ, là người đầu tiên nghĩ ra "loại máy có lỗ đặt áp vào tường" cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính. Tuy nhiên, sau 6 tháng lắp đặt, chiếc máy này đã bị dỡ bỏ do không có ai sử dụng.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Ngân hàng Chemical đã lắp đặt máy ATM đầu tiên ở Mỹ tại chi nhánh của nó ở Trung tâm Rockville, New York. Máy ATM đầu tiên được thiết kế để phân phối một lượng tiền mặt cố định khi người dùng đưa thẻ được mã hóa đặc biệt vào. Và cũng từ đó nó được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Mỹ và sau này mở rộng ra toàn thế giới.
Vi Võ 2017-02-13 08:22:59
bài viết này đã được chọn làm video youtube toplist. Cám ơn tác giả