Top 7 điều thú vị về nhóm Halogen trong hóa học có thể bạn muốn biết

Phan Lang Onion 10664 0 Báo lỗi

"Halogen" theo tiếng Hi Lạp nghĩa là "tạo muối", do nhà hóa học Đức I. Shweiger đề nghị năm 1811. Nhóm halogen gồm có Flo, Clo, Brom, và Iot. Trong đó, Flo và ... xem thêm...

    • Flo Lịch sử coi năm 1771 là năm tìm ra flo, khi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele (đọc là Sile) chưng hỗn hợp khoáng vật fluorit (CaF2) với axit sulfuric. Fluo tiếng La Tinh nghĩa là chảy. Sau đó đã được đổi tên thành Flo theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc.
    • Clo được tìm ra năm 1774 và cũng bởi nhà hóa học Scheele. Đó là khi ông cho axit clohidric tác dụng với khoáng vật piroluzit (MnO2). Tên gọi Clo từ tiếng Hi Lạp nghĩa là vàng lục.
    • Brom được tìm ra năm 1825 bởi nhà hóa học Pháp Antoine Jerome Balard. Brom bắt nguồn từ bromos trong tiếng Hi Lạp ngĩa là hôi thối.
    • Iot được phát hiện năm 1811 bởi nhà thầu khoán người Pháp Bernard Courtois. Tiếng Hi Lạp, iodes nghĩa là màu tím.
    • Atatin được tìm năm 1940 bởi nhóm nhà vật lí người Ý D.Corson, C.Mackenzic, E.Segre. Atatin đặt theo tiếng Hi Lạp nghĩa là không bền. tất nhiên là vậy rồi vì nó là nguyên tố phóng xạ mà!
    Nhóm halogen
    Nhóm halogen

  1. Clo là hóa chất có thể gây ngộ độc khi ta hít hoặc nuốt phải. Khi đó clo sẽ phản ứng với nước trong cơ thể để tạo thành axit clohidric HCl và axit hipocloro HClO mà cả hai đều nguy hiểm với con người. Ta thường biết khí clo thường được dùng để khử trùng bể bơi, các nguồn nước máy nhưng điều này không mấy ảnh hưởng tới con người.


    Chủ yếu nguyên nhân ngộ độc clo là do uống phải các nước tẩy rửa, hoặc do sự thiếu cẩn trọng trong các phòng thí nghiệm... Clo độc gây triệu chứng trên toàn cơ thể. Cơ thể bị tổn thương, có cảm giác nóng rát miệng, sưng phù họng, nôn mửa,... với đường tiêu hóa; khó thở và tạo dịch trong phổi với đường hô hấp; tụt huyết áp, tổn thương da, mất cân bằng pH trong máu... với hệ tuần hoàn. Khi hít phải thì ngay lập tức đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí. Cho uống sữa hoặc nước nếu vô tình nuốt phải (trừ khi nôn mửa hoặc co giật).


    Do sự nguy hiểm này của clo mà đây đã trở thành một vũ khí hóa học được sử dụng trong chiên tranh. Trong thế chiến thứ nhất, quân Đức và Anh đã dùng hơn 125.000 tấn khí độc. Quân Đức còn dùng clo tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn Pháp và Algeria. Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực.


    Quả là một thứ khí nguy hiểm! Nhưng rất may khi thứ khí này không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu dưới dạng hợp chất. Mà nhiều nhất chính là muối ăn hằng ngày ta sử dụng: NaCl.

    Clo trong chiến tranh
    Clo trong chiến tranh
  2. Thật vậy! Lịch sử tìm ra flo tự do (ở dạng đơn chất) cũng là lịch sử của nguy hiểm và hi sinh của nhiều nhà khoa học.
    Humphry Davy không thành công trong việc điện phân axit flohidric HF và ông bị ngộ độc, dù rằng ông
    đã xác định được nguyên tử khối của flo bằng 19,06.


    Năm 1834, học trò của ông là nhà vật lí Michael Faraday cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề flo tự do bằng cách điện phân một số muối florua trạng thái nóng chảy nhưng cũng thất bại.

    Sau đó hai anh em nhà Knox người Ái Nhĩ Lan (Ireland) tiến hành thí nghiệm 5 năm liền. Kết quả là một người chết và người còn lại bị thương.
    Ngoài ra còn có một số nhà bác học khác chia sẻ số phận của anh em nhà Knox.


    Cuối cùng trong những năm 1854-1856, giáo sư Pháp trường ĐH Bách khoa Paris là E.Fremy mới thành công trong việc điện phân canxi florua (CaF2) nóng chảy. Canxi kim loại xuất hiện ở cực âm và một khí thoát ra ở cực dương. Tiếc là ông chưa thu được khí để nghiên cứu tính chất.


    Năm 1869, nhà hóa học Anh G.Gore đã thu được ít flo, nhưng nó đã nổ mạnh khi tác dụng với khí hidro. (vì bản thân flo đã phản ứng mãnh liệt với hidro trong bóng tối rồi!)


    Người cuối cùng thành công trong điều chế flo tự do là nhà bác học Pháp Henri Moissan. Đó là năm 1886-nửa sau của thế kỉ XIX! Năm sau ông thu được flo lỏng. Khi điều chế flo, ông đã phải sử dụng một bộ áo giáp bằng bạch kim (platin) vì đó là 1 trong số ít ỏi các kim loại không bị flo phân hủy.

    Henri Moissan
    Henri Moissan
  3. Như đã biết ở trên người tìm ra brom là Balard. Vốn ban đầu anh chỉ là một trợ lí của một trường trung cấp dược, nhưng sau đó đã trở thành một Viện sĩ Hàn lâm.


    Công việc của Balard là điều chế muối kết tinh. Và sản phẩm bao giờ vẫn còn lại nước cái. Balard đã cho nước clo vào dung dịch nước cái này và một chất mầu nâu đã xuất hiện. Dung dịch phân thành 2 lớp: lớp trên màu đỏ và lớp dưới cho tinh bột vào thì có màu xanh nước biển. Vậy lên lớp dưới đó chính là iot. Vậy còn lớp trên là gì? Anh đã chiết chất màu nâu đỏ ra để nghiên cứu.


    Năm 1926, Balard đã gửi báo cáo tới Viện Hàn lâm khoa học Paris. Anh đề nghị đặt tên chất này là muric tiếng La Tinh là nước mặn. Không tin tưởng kết quả của Balard, một Ủy ban đặc biệt được lập ra với nhiều nhà khoa học bấy giờ đến để xem xét. Và họ đề nghị đặt lại tên là brom.


    Vậy thì việc brom tìm ra Balard có liên quan gì đến câu chuyện trên? Trong khi mọi người vui mừng vì tìm ra nguyên tố mới thì có người không vui cho lắm! Đó là nhà bác học Đức J.Liebig. Với lí do là vài năm trước một công ti hóa chất gửi cho ông một chai nước màu nâu như thế và yêu cầu đánh gia. Liebig đã không phân tích cẩn thận chất lỏng ấy. Vậy nên khi nghe tin Balard được công nhận quyền phát minh với brom thì ông ta đã nói với mọi người: " Không phải Balard đã tìm ra brom mà chính brom đã tìm ra Balard"

    Antoine Jerome Balard
    Antoine Jerome Balard
  4. Những năm đầu thế kỉ XIX, nước Pháp dưới sự lãnh đạo của Napoleong tham vọng bành trướng lãnh thổ bằng quân sự. Vậy nên họ đẩy mạnh sản xuất kali nitrat (KNO3) để sản xuất thuốc súng. Mà để có KNO3 thì phải có kali cacbonat K2CO3. Sản phẩm này duy nhất điều chế tro của rong biển lúc bấy giờ.


    Nhà thầu khoán Coirtois khi lấy phần nước muối thải tác dụng với axit sunfuric đặc thì có hơi tím bay ra có mùi giống với clo.Và những hơi này kết tinh ngay thành những tinh thể đen óng ánh. Đó là iot.

    Vậy thì tại sao Coirtois lại đổ H2SO4 vào nước thải? Nguyên nhân thực sự nằm ở chú mèo của ông! Khi nghịch ngợm, chính chú mèo của ông ta đã làm đổ axit vào đống tro rong biển! Và như thế iot được tìm ra!

    Hơi iot có màu tím đặc trưng
  5. Năm 1870, Mendeleev đã tiên đoán nguyên tố này bằng bảng tuần hoàn với tên là ekaiot (có nghĩa là giống iot. eka trong tiếng Nga nghĩa là giống).
    Atatin có chu kì bán hủy là 7,5 giờ (tức là sau 7,5 giờ atatin còn lại một nửa). Chỉ với ít sản phẩm Atatin nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu được một số tính chất hóa học và thấy nó giống với iot. Ngoài ra atatin còn thẻ hiện ít tính kim loại nhưng yếu. (Rất ít bài viết nói về Atatin do tính phóng xạ của nó nhưng nhân đây tôi cũng xin giới thiệu cho các bạn một chút về nguyên tố này)

    Astatin là một nguyên tố phóng xạ
    Astatin là một nguyên tố phóng xạ
    • Flo tác dụng được với khí hiếm. Ví dụ như Xenon: 2Xe + 3F2 -----> 2XeF3
    • Một số vai trò của flo Lá của một số loài cây có chứa flo và chúng trở nên rất độc.
    Một số chất độc ấy như kali floaxetat (FCH2COOK) và chỉ 1g lá chứa chất này thôi có thể giết một con cừu!


    Dù vậy flo vẫn đem lại lợi ích cho con người. Nghe trên quảng cáo kem đánh răng, chắc chắn bạn sẽ nghe về nguyên tố này, vì nó giúp chống sâu răng. Nhưng chú ý vì quá liều sẽ gây độc! Răng bạn sẽ trở nên sẫm màu!
    Ngoài ra nhựa nhân tạo teflon có khả năng chịu nhiệt đến 300 độ C và hoàn toàn cách điện.

    Trong công nghiệp flo còn tách đồng vị urani 235 khỏi đồng vị tự nhiên urani 238, làm nhiên liệu cho ngành hạt nhân.


    • Một số hợp chất của clo và flo gây hại cho môi trường. Đó là phá hủy tầng ozon. Đặc biệt trong các chất ấy là chlorofluorocacbon (CFC) thường được dùng để làm lạnh. Nhưng ngày nay chất này đã được hạn chế.
    Mặt chống dính của chảo từ teflon
    Mặt chống dính của chảo từ teflon




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy