Top 10 Thế uốn cây cảnh được ưa chuộng nhất
Cây thế cổ truyền Việt Nam ẩn chứa những chuẩn mực đạo đức làm người mà cha ông ta đã giữ gìn và vun đắp qua mấy ngàn năm lịch sử. Nói riêng trong cộng đồng ... xem thêm...Việt, những thế cây vẫn luôn dễ đi vào lòng người hơn những phong cách làm cây của nước ngoài. Vì thế. hãy cùng Toplist tìm hiểu về các thế uốn cây cảnh được ưa chuộng nhất nhé
-
Chủ đề: Thể hiện uy nghiêm của gia chủ, thường trồng thành một đôi để trước cửa nhà.
- Long thăng: Thế này có hai cách uốn. Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì dễ, chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó.Thăng lên nhưng đầu nằm dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng trừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nhìn thân mình rồng phải quật khởi mới mới đúng điệu. Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối.
- Long giáng: Thế này dễ uốn hơn thế long thăng, hình dáng điệu bộ ngược lại với thế long thăng là được. Đầu chúi xuống, ngực nằm trên mặt chậu, cành nhánh làm mây bao lấy chân uốn khúc trong tư thế đáp xuống, đuôi mềm dẻo, làm bánh lái điều khiển êm ái nhẹ nhàng một cách tự nhiên. Tuy nhiên không kém phần oai phong lẫm liệt, vì rồng là con vật trong bộ tứ linh, rất dũng mãnh. Thế này bắt buộc phải đầu to đuôi nhỏ, cành nhánh xếp gọn lại để tạo dáng hạ xuống là đẹp.
-
Chủ đề: Cũng thể hiện uy nghiêm của gia chủ.
Thế long bàn hổ phục này cũng có thể uốn với một cây kiểng to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu. Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bạch hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên , thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uyển chuyển. Cây bên phải, gốc thân bò trườn lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ. Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng vần đầy vẻ uy nghi. -
Chủ đề: Thể hiện chí bền không khuất phục.
Thế bạt phong hồi đầu này cây bị gió xô đẩy mạnh nên nghiêng ngả khoảng 60-70 độ, cành nhánh đều ngã về một bên theo sức của gió, nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới đứng vững được. Hai nhánh dưới đòi hỏi phải vương tiền phóng hậu, giữ trọng tâm ở trong lòng chậu, hai nhánh trên dù có chênh vênh cũng vẫn giữ được thăng bằng không ngã. -
Chủ đề: Người tiều phu cõng cậu con trên lưng, nhọc nhằn vất vả, thể hiện công lao trời biển của người cha.
Thế tiều phu quải tử thì cây tiều phu phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, thân cây gân guốc, cây tiều phu phải đổ ngã nhiều hơn, gần như bạt phong hồi đầu, cõng cây tử trên lưng. Cây tử cùng một gốc, nhưng mọc cao hơn, nằm trên lưng như nhánh vậy, mang vẻ phong trần, tuy nhỏ nhưng vẻ già nua, có hai tàn một ngọn. Cây tiều phu bốn tàn một ngọn, nhưng gồ ghề, gân guốc u nần, gần nằm mọp nhưng vẫn quy căn hồi đầu, để giữ thăng bằng. Cây tiều phu quải tử quấn quýt lấy nhau như cha con vậy. Còn nhân ra thế “Lão mai sinh quý tử” – cha già sinh cậu ấm. -
Chủ đề: Tình cảm cha con gắn bó khăng khít.
Thế phụ tử giao chi này cây tử có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi. Các thế khác như huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa, đều có dáng tương tự, chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ và cách uốn mô tả tính tình quan hệ với nhau. Những cây này đều rất dễ uốn tùy theo dáng mà đặt tên, nhu phụ tử tương tùy, phụ tử tương thân, mẫu tầm tử, mẫu tử tương thân, ... -
Chủ đề: Hay là thế xiêu phong.
Thế xuy phong này gồm 1 cây nghiêng cỡ 30 – 40 độ. Phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lên hình thú, thân uốn cong như long thân và quy căn hồi đầu, tàn nhánh có thể uốn chiết chi hay tứ diện, nhưng phải vươn ra cho giữ thăng bằng chống lại sức gió. Cho nên còn gọi thế nghinh phong, cũng bốn tàn một ngọn, nhưng cành phải uốn về phía gốc để khỏi đổ ngã, cây xuy phong phải uốn cho đủ cặp để xếp với cây trung bình thành bộ ba cây. Cây bên phải là cây âm, đối xứng với cây bên trái là cây dương. Cây trung bình đứng giữa là cây dẫn đàn, đứng thế chủ động của bộ kiểng. -
Chủ đề: Mô phỏng 5 ông già ngồi đàm đạo hoặc cảnh 5 ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn.
Thế ngũ hạc này trồng bằng năm cây trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn nhưng xếp thể rừng là đẹp nhất. Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Cây có thể uốn bằng năm cây cùng một loại như sanh, mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp. -
Chủ đề: Thể hiện uy nghiêm của gia chủ.
Thế long đàn phượng vũ này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. thế chim phượng múa trên lưng rồng là biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình. -
Chủ đề: Con rồng ngoảnh đầu lại.
Thế long mã hồi đầu này gồm hai cây to riêng biệt hoặc cùng gốc đều được, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong văn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích với người thưởng lãm mà biết mới gọi là hay. -
Chủ đề: Rồng cuốn nước.
Thế long cuốn thủy này cần cây gốc to, uốn cong lại làm đầu cúi xuống lấy nước, thêm mắt, mũi miệng, trong nhỏ ngoài to. Thân uốn cong như rồng uốn khúc, các cành thân tứ diện làm chân và mây, không xòe ra dài lắm, nhưng vươn móng bám vào mây lấy thế mạnh để hút nước, cành hầu làm mây che lấy thân, ngọn có thể vươn lên xòe ra làm đuôi hoặc hồi đầu vừa cân đối, tư thế vững vàng hùng vĩ.