Top 8 thông tin Covid quan trọng cập nhật mới nhất tại Việt Nam

Phương Trinh 26 0 Báo lỗi

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh Tây Nam Bộ khi các ca lây nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng. Trong khi đó, tại Hà Nội dịch Covid-19 số ca ... xem thêm...

  1. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp

    Tính từ 16h ngày 07/12 đến 16h ngày 08/12, theo thống kê của Bộ Y tế cho biết có đến 14.599 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 14.595 ca ghi nhận trong nước. Số ca nhiễm cộng đồng được thống kê là 8.322 ca.


    TP. Hồ Chí Minh đứng đầu trong danh sách số ca nhiễm COVID, số ca mắc ở các tỉnh miền Tây vẫn ở mức cao


    Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm ở TP.Hồ Chí Minh đạt hơn 482.000 ca, đồng thời số ca tử vong đạt mức hơn 18.400 ca. Kèm theo đó, Bình Dương cũng là tỉnh thành có số ca mắc COVID cao thứ nhì hiện nay khi số ca nhiễm lên đến hơn 285.000 ca. Đồng thời, các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tây Ninh...cũng tiếp theo sau với số ca mắc không dưới 700 ca/ngày (tính đến 16h ngày 08/12)


    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam


    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.352.122 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.714 ca nhiễm).


    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 204 ca.


    Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.285.221 mẫu cho 70.427.988 lượt người.


    Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.036.393 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.506 ca, trong đó:

    • Thở oxy qua mặt nạ: 5.346 ca;
    • Thở oxy dòng cao HFNC: 1.194 ca;
    • Thở máy không xâm lấn: 172 ca;
    • Thở máy xâm lấn: 778 ca;
    • ECMO: 16 ca


    Với số ca mắc COVID vẫn còn tăng cao như hiện nay, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

    Số ca nhiễm COVID vẫn còn đáng quan ngại
    Số ca nhiễm COVID vẫn còn đáng quan ngại
    Công tác họp phòng chống COVID đang được triển khai
    Công tác họp phòng chống COVID đang được triển khai

  2. Biến chủng Omicron là gì?


    Theo một số nguồn tin cho biết, gần đây đã xuất hiện biến chủng mới thông tin về một loại biến chủng mới Omicron được coi là có khả năng lây nhiễm hơn cả biến chủng Delta. Các quan chức y tế lo ngại biến chủng này có thể lây lan nhanh chóng trên toàn cầu vượt qua cả biến thể Delta.


    Bệnh viện Bambino Gesu công bố ngày 27/11, chỉ ra rằng Omicron có nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người. Diện tích tiếp xúc của nó cũng rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18. Với lượng đột biến bất thường này, giới chuyên gia cảnh báo biến chủng mới của SARS-CoV-2 có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ kháng vắc xin và miễn dịch tự nhiên hơn.


    Theo các nhà nhà khoa học, những thay đổi này cho thấy virus có thể đã trở nên thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến biến chủng Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến chủng trước đó hay không.


    Chủng Omicron mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức đặt tên là Omicron và xếp vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại" hôm 26/11. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cũng xếp biến Omicron vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại", bên cạnh các biến chủng được phát hiện từ trước gồm Beta, Gamma và Delta.

    Biến chủng Omicron xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi và Botswana, hiện đã xuất hiện ở nhiều nước như Israel, Anh, Italy và một số nước châu Âu.

    Địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng Omicron của virus SARS-CoV-2


    Trước tình hình diễn biến phức tạp của biến chủng mới, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.


    Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như áp dụng 5K cũng được khuyến cáo thực hiện nghiêm túc và sát sao hơn nữa để phòng chống biến chủng mới cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng.

    Biến chủng Omicron (trước đây có tên là B.1.1.529)
    Biến chủng Omicron (trước đây có tên là B.1.1.529)
    Các chuyên gia trên thế giới đang nghiên cuus về biến chủng mới Omicron
    Các chuyên gia trên thế giới đang nghiên cuus về biến chủng mới Omicron
  3. Ngày 8/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch và hướng dẫn tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại (mũi 3) tại Thành phố. Thành phố sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine bổ sung cho người nguy cơ cao và mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 6 tháng, từ ngày 10/12/2021, tuỳ theo nguồn cung ứng vaccine.


    Theo hướng dẫn này, liều bổ sung sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch, cụ thể như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng... Các trường hợp này phải tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Người 50 tuổi trở lên được ưu tiên tiêm.


    Đối với liều nhắc lại, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng (mũi 2) của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Trong đó, ưu tiên người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch.


    Về loại vaccine, nếu các mũi trước đó cùng loại vaccine sẽ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc cùng loại hoặc vaccine mRNA. Nếu mũi tiêm trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau sẽ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc bằng vaccine mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản (hoặc liều bổ sung) là vaccine Sinopharm có thể tiêm mũi nhắc cùng loại hoặc vaccine vector virus (vaccine AstraZeneca).


    Thành phố đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót đối với những người thuộc nhóm nguy cơ. Đối với người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, thuyết phục và nhanh chóng hướng dẫn đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vaccine an toàn.


    Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ không thể di chuyển tới điểm tiêm sẽ tổ chức các đội tiêm lưu động để tiêm vaccine tại nhà. Đối với người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều, thành phố triển khai tiêm liều nhắc nếu đã tiêm mũi cuối trên 6 tháng. Các trường hợp suy giảm miễn dịch, tiêm liều bổ sung nếu đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

    TP Hồ Chí Minh lập kế hoạch tiêm mũi 3 từ 10/12/2021
    TP Hồ Chí Minh lập kế hoạch tiêm mũi 3 từ 10/12/2021
    Việc tiêm ngừa cần được triển khai nhanh chóng và hiệu quả
    Việc tiêm ngừa cần được triển khai nhanh chóng và hiệu quả
  4. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Tập đoàn dược phẩm MSD của Mỹ và Công ty Pfizer đã có văn bản gửi Cục Quản lý Dược đồng ý nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19.


    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có các công văn gửi đến Hiệp Hội Doanh nghiệp dược Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19 gồm thuốc kháng virus Molnupiravir và thuốc Paxlovid.


    Đối với thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin tại hội nghị trực tuyến ngày 25/11 cho biết: trong thời gian qua thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương thực hiện thí điểm có kiểm soát chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng với gần 250.000 liều được sử dụng. Tỷ lệ âm tính sau khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày là từ 72 đến 93%, tỷ lệ khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. Ngoài ra, chúng ta đã giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng. Đây là kết quả hứa hẹn với những bệnh nhân nhiễm ngay từ đầu.


    Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19, như thuốc favipiravir (Avigan).


    Rút gọn tối đa thủ tục phê duyệt, cấp phép, sản xuất thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19


    Kết luận của Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rút gọn tối đa các thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19, đồng thời bảo đảm tính khoa học, an toàn, hiệu quả...

    Thuốc điều trị COVID Molnupiravir
    Thuốc điều trị COVID Molnupiravir
    Họp của Ban Chỉ đạo sau hơn 1 tháng cả nước triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh
    Họp của Ban Chỉ đạo sau hơn 1 tháng cả nước triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh
  5. Cần Thơ: ghi nhận 1.153 ca mắc COVID-19. Trong đó, 5 ca sàng lọc cộng đồng, 364 xét nghiệm tại cơ sở y tế, 65 ca trong khu cách ly, 37 ca trong khu phong tỏa và 682 ca cách ly tại nhà. Số ca nhiễm trung bình mỗi ngày (7 ngày gần đây) không dưới 700 ca/ngày.


    Tổng số ca mắc COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 29.620 ca, đã điều trị khỏi 13.747 người. Tổng số ca tử vong là 223.


    Sóc Trăng: có 746 ca mắc COVID-19, trong đó có 466 ca cộng đồng. Tổng số ca cộng dồn 19.519, đã điều trị khỏi 12.629, tổng số ca tử vong là 116.


    Đồng Tháp: ghi nhận 608 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 191 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc của tỉnh đến nay là 23.906, đã điều trị khỏi 16.355. Tổng số ca tử vong 294.


    Vĩnh Long: ghi nhận 564 thêm trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 342 ca cộng đồng.


    Bến Tre: ghi nhận thêm 495 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tất cả đều là ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn của tỉnh này là 9.349 ca, điều trị khỏi 4.374 ca; Số ca tử vong cộng dồn 70.


    Kiên Giang: phát hiện 498 ca mắc COVID-19, trong đó 181 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 21.447, đã điều trị khỏi 17.672 ca; Số ca tử vong cộng dồn 34 ca.


    Bạc Liêu: có 334 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 181 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 15.207, tổng số ca đã điều trị khỏi 9.672. Tổng số ca tử vong là 132.


    An Giang: ghi nhận 320 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 174 F0 cộng đồng. Tổng số ca tử vong là 449.


    Trà Vinh: phát hiện 226 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 130 ca cộng đồng. Đến nay, tỉnh đã ghi nhận 8.733 ca COVID-19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 3.348 trường hợp; Tổng số ca tử vong cộng dồn 51.


    Tiền Giang: có 117 ca F0, trong đó 26 ca cộng đồng, 91 ca trong khu cách ly và phong tỏa. Đến nay, Tiền Giang đã ghi nhận 25.322 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 20.039 trường hợp. Tổng số ca tử vong là 565.

    Các tỉnh miền Tây ghi nhận nhiều ca F0 cộng đồng
    Các tỉnh miền Tây ghi nhận nhiều ca F0 cộng đồng
    Nỗ lực tiêm ngừa vaccine phòng chống  Covid-19
    Nỗ lực tiêm ngừa vaccine phòng chống Covid-19
  6. Tính đến 11 giờ ngày 04/12, theo thông tin cho biết, Lào Cai ghi nhận thêm 10 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng là học sinh trên địa bàn thành phố Lào Cai, chưa rõ nguồn lây.


    10 học sinh này đều có địa chỉ thường trú tại phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, là học sinh Trường Trung học cơ sở Kim Tân, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai.

    Ngày 4/12, các em được xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả học sinh này đều chưa đủ tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19.


    Liên quan đến chùm ca bệnh gồm 11 trường hợp F0 là các giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện Mường Khương, Lào Cai đã truy vết được 472 trường hợp F1, 5.021 trường hợp F2; lấy mẫu 458 trường hợp và đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra các trường hợp liên quan.

    Giáo viên hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang phòng dịch
    Giáo viên hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang phòng dịch
    Lào Cai xuất hiện nhiều F0 chưa rõ nguồn lây
    Lào Cai xuất hiện nhiều F0 chưa rõ nguồn lây
  7. Cập nhật tình hình một số tỉnh thành mới đã triển khai phương án cho phép F0 triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà như sau:


    Hà Nội: cho phép triển khai điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế, hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị. Việc F0 điều trị tại nhà phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế; chuẩn bị sẵn sàng các phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị để hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị; thường xuyên cập nhật trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 của thành phố.


    Ngoài ra,, liên quan việc khảo sát hộ gia đình đủ điều kiện cách ly tại gia đình, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện khảo sát và lập danh sách các hộ dân đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà để chủ động cách ly khi có trường hợp F1.


    Khánh Hòa: mở rộng điều trị F0 tại nhà. Đến tối 29/11 đã có 1.528 F0 được triển khai chăm sóc, điều trị tại nhà. Các F0 này được cung cấp đủ thuốc, có nhân viên y tế, Trạm Y tế lưu động thăm khám thường xuyên. Bảo đảm khi có chuyển biến xấu chuyển đến cơ sở y tế kịp thời.


    Bà Rịa - Vũng Tàu: cụ thể, việc điều trị F0 tại nhà sẽ được thực hiện đối với những người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhưng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, tê lưỡi…Ngoài ra, F0 điều trị tại nhà cần đáp ứng tối thiểu các tiêu chí như đã tiêm ít nhất một liều vaccine sau 14 ngày hoặc là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền hoặc có nhưng đã được điều trị ổn định, không mang thai.

    Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng thì sẽ liên hệ ngay với cơ quan y tế để được cấp cứu, vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.


    Cà Mau: nhằm hỗ trợ và bảo đảm an toàn cho các F0 yên tâm điều trị tại nhà, Cà Mau đã thành lập 101 trạm y tế lưu động tại các xã/phường/thị trấn, được cung cấp các trang thiết bị cần thiết theo quy định để hỗ trợ dân khi cần thiết. F0 tại nhà được cấp Túi thuốc A (gồm: thuốc hạ sốt, giảm đau, vitamin C, thuốc cân bằng điện giải, thuốc sát khuẩn hầu họng là Natri clorit); hằng ngày được người của trạm lưu động liên hệ trao đổi thông tin, hướng dẫn theo dõi sức khỏe. Lực lượng trên còn xuống tận nơi kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc khi có những vấn đề bất thường về sức khỏe.


    Phú Thọ: tỉnh thành đang áp dụng phương án cho phép F0 triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà. Ngành y tế tỉnh Phú Thọ đã chủ động về nhân lực, trang thiết bị, phương thức hoạt động; giảm tải áp lực phải thành lập hoặc mở rộng quy mô bệnh viện dã chiến, qua đó giảm đáng kể chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí nhân lực. Những F0 đủ điều kiện được quản lý ở nhà có cơ hội được chăm sóc tốt hơn về vật chất và tinh thần, nhanh chóng hồi phục hơn.


    Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà
    Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà
    F0 triệu chứng nhẹ được phép tự điều trị tại nhà
    F0 triệu chứng nhẹ được phép tự điều trị tại nhà
  8. Sau khi app PC-COVID được nâng cấp, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đầu mối của tỉnh, thành phố, phối hợp với 2 Bộ TT&TT, Y tế trích xuất dữ liệu thông tin hành khách có khai báo đến địa phương mình để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

    “Kể từ ngày 1/12/2021, Bộ Giao thông Vận tải dừng tổng hợp và gửi thông tin hành khách có khai báo đến địa phương và đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động khai thác các thông tin này qua ứng dụng PC-COVID”, công văn của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.


    Cụ thể, hiện ở phần “Khai báo di chuyển nội địa” trong mục “Khai báo y tế”, hành khách đã có thể khai đủ các thông tin di chuyển như: phương tiện di chuyển, số hiệu phương tiện, ngày khởi hành, nơi đi, nơi đến...


    Theo các quy định của ngành Giao thông vận tải, hiện hành khách đi máy bay và đi tàu hỏa đã thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng phòng, chống dịch PC-Covid, phần “Khai báo di chuyển nội địa”. Các quy định này nhằm tạo điều kiện cho hành khách đi lại bằng đường hàng không, đường sắt thuận lợi trong quá trình di chuyển, đồng thời giúp ngành hàng không, đường sắt bảo đảm chất lượng dịch vụ, phục vụ hành khách và kiểm soát dịch bệnh.

    Khách đi máy bay phải khai báo y tế điện tử tại ứng dụng PC-Covid. (Ảnh: TTXVN)
    Khách đi máy bay phải khai báo y tế điện tử tại ứng dụng PC-Covid. (Ảnh: TTXVN)
    Khai báo y tế
    Khai báo y tế




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy