Top 10 Thú cưng thường được nuôi trong nhà

  1. Top 1 Mèo
  2. Top 2 Chó
  3. Top 3 Thỏ
  4. Top 4 Chim
  5. Top 5 Rùa
  6. Top 6 Hamster
  7. Top 7
  8. Top 8 Chuột Lang
  9. Top 9 Nhím kiểng
  10. Top 10 Sóc bay Úc

Top 10 Thú cưng thường được nuôi trong nhà

Nguyệt Hải Băng 29615 0 Báo lỗi

Những động vật nhỏ dễ thương này sẽ là người bạn đồng hành, ở bên cạnh giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cảm thấy yêu đời hơn. Nếu bạn yêu thích thú cưng thì ... xem thêm...

  1. Top 1

    Mèo

    Mèo là loài động vật nuôi trong nhà, chúng độc lập nhưng cũng khiến con người vô cùng yêu quý. Chỉ cần thức ăn dự trữ, nó có thể sống một vài ngày mà không cần bạn chăm sóc trực tiếp. Đây là một vật nuôi phổ biến lại khá dễ nuôi, được rất nhiều người lựa chọn làm người bạn chung nhà. Những chú mèo dễ thương xinh xắn đem lại cho người chủ của mình cảm giác vui vẻ. Bạn sẽ cảm thấy hứng thú khi được vuốt ve, chiều chuộng một chú mèo.


    Để việc chăm sóc và nuôi mèo đơn giản hơn, bạn cần phải tập luyện cho mèo thói quen sống và sinh hoạt theo giờ giấc quy củ ngay từ khi mèo còn nhỏ, từ thời gian cho việc ăn uống, chỗ ăn uống đến thời gian và nơi đi vệ sinh,…


    Thi thoảng mèo còn có những hành động ngộ nghĩnh dễ thương có thể giúp chủ giảm căng thẳng, mệt mỏi. Nuôi mèo còn tạo cho bạn cảm giác ấm áp, sảng khoái chỉ đơn giản bằng cách ngắm nhìn chúng. Còn gì tuyệt hơn khi cuối tuần được nằm dài trên giường cùng chú mèo cưng của mình thư giãn và xem một bộ phim yêu thích nhỉ?

    Nuôi mèo trong nhà
    Nuôi mèo trong nhà
    Nuôi mèo trong nhà
    Nuôi mèo trong nhà

  2. Top 2

    Chó

    Chó là một người bạn trung thành. Nếu bạn là người năng động bạn nên nuôi một chú chó, bạn có thể dắt chúng đi dạo, chạy nhảy nô đùa, chơi ném đĩa... nhưng bạn không thể làm vậy với những vật nuôi khác. Một chú chó được nuôi từ nhỏ sẽ khá thân thiện với người nhà, khi bạn ở ngoài trở về sẽ luôn có cảm giác được chào đón bởi sự mừng vui phấn khích của những chú chó. Chó rất dễ nuôi, dễ dạy bảo, dễ tạo cho bạn cảm giác an toàn. Không như mèo, chó không sợ nước, đó là lí do bạn có thể dắt chúng đến bãi biển và cùng đùa nghịch tung tăng nô đùa với nước.


    Sau khi đưa chó về, bạn phải đảm bảo sức khỏe cho chúng và mang chúng đi tiêm phòng các căn bệnh nguy hiểm như bệnh Care, bệnh Parvo. Đặc biệt, bạn nên thường xuyên đưa chó đi dạo để tăng cường vận động, giúp cho quá trình phát triển và hấp thu chất dinh dưỡng thêm hiệu quả.


    Tùy theo lối sống của gia đình mà bạn nên chọn một chú chó phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người trong nhà. Chẳng hạn, nếu bạn không có thời gian, đừng nên chọn những giống chó cần được chăm sóc kỹ lưỡng, hoặc nếu bạn thích cuộc sống bình yên, ít di chuyển, bạn nên chọn những giống chó kiểng chịu nằm im thay vì những giống chó hay chạy nhảy, phá phách.

    Nuôi chó
    Nuôi chó
    Nuôi chó
    Nuôi chó
  3. Top 3

    Thỏ

    Đây là loài vật nhỏ nhắn, dễ thương cũng được rất nhiều người yêu thú cưng lựa chọn. Thỏ thường nuôi làm cảnh, với độ nhanh nhẹn, linh hoạt thỏ còn gây thu hút bằng đôi mắt to dễ thương và sự đáng yêu không cưỡng nổi. Tuy nhiên sức đề kháng của thỏ khá yếu nên nếu muốn chăm sóc một con thỏ, bạn cần tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa em về nhà. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt.


    Thỏ là loài vật nuôi mang lại nhiều niềm vui cho gia đình bạn, tuy nhiên, chúng cần được quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng giống như chó hoặc mèo. Tuổi thọ trung bình của thỏ là từ 8 đến 12 năm, vì vậy người chủ cần có trách nhiệm lâu dài với chúng.

    Thỏ là thú cưng rất dễ thương
    Thỏ là thú cưng rất dễ thương
    Thỏ là thú cưng rất dễ thương
    Thỏ là thú cưng rất dễ thương
  4. Top 4

    Chim

    Chim cảnh là loại thú cưng thường rất dày công chăm sóc, tuy nhiên bởi sự phong phú về giống loài nên chim cũng được nhiều người yêu thích. Thú chơi chim kiểng rất được phổ biến, người nuôi có hứng thú với màu lông, kiểu dáng, hay tiếng hót của chúng. Bạn nghĩ sao khi dạy một con chim tập nói, ý tưởng này cũng không tệ đâu.Chim cảnh là những loài chim có thân hình không quá lớn, thích hợp nuôi trong nhà, ngoài sân vườn tại các khu nhà dân, các nhà hàng phong cách đồng quê. Các loài chim này thường khá dễ nuôi nhưng vẫn đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người chơi chim cảnh.


    Đặc biệt, chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà. Đối với loài chim bay lượn nhiều, việc bổ sung calci để tạo khung xương và đôi cánh vững chắc là quan trọng. Thức ăn của những loại chim săn này thường là thịt, đặc biệt là những loại thịt có xương như chim cút, bồ câu, chim sẻ, thỏ, chuột đồng, tuy nhiên lại hạn chế các loại thịt nhiều mỡ, đạm như thịt heo, không được cho đại bàng ăn đồ lạnh hay đồ ôi thiu vì chim sẽ bị tiêu chảy.

    Bạn có thể nuôi chim cảnh tại nhà
    Bạn có thể nuôi chim cảnh tại nhà
    Bạn có thể nuôi chim cảnh tại nhà
    Bạn có thể nuôi chim cảnh tại nhà
  5. Top 5

    Rùa

    Những con rùa nhỏ, không ồn ào, hiền lành và sạch sẽ, dễ chăm sóc nên ai đã nuôi rồi thì rất mến nó. Bạn có thể ngắm nhìn chú rùa chậm chạm, thong thả ăn hết miếng mồi của nó, vuốt ve tấm mai mát lạnh sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Rùa sống đặc biệt lâu, nhưng bạn phải biết cách chăm sóc phù hợp để giữ sức khỏe cho em thú cưng này. Hiện nay chủ yếu có 2 loại rùa chính: Rùa cạn và rùa nước. Tùy vào điều kiện nuôi khác nhau mà bạn có thể lựa chọn loại rùa phù hợp. Song, rùa là một loại đặc tính sống dẻo dai trong điều kiện khó khăn, có thể nhịn ăn đến 3- 6 tháng.

    Nhất là trong các gia đình có người già, người hay ốm đau bệnh tật. Nuôi rùa trong nhà là rất tốt. Bởi rùa được tin rằng sẽ mang lại khí vận tốt, điềm lành, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Hơn nữa rùa còn tượng trưng cho sự trường thọ, rất phù hợp với với những gia đình có người già, hoặc người thường bị ốm đau, bệnh tật. Bạn hoàn toàn có thể nuôi rùa, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn sẽ chăm sóc chúng tốt.

    Nuôi rùa trong nhà
    Nuôi rùa trong nhà
    Nuôi rùa trong nhà
    Nuôi rùa trong nhà
  6. Top 6

    Hamster

    Yên tâm rằng bé chuột này rất dễ thương, không như mấy tên chuột cống, chuột chù, chuột nhắt... hay cắn phá nhà bạn đâu. Chuột Hamster nhỏ nhắn, vừa gọn trong lòng bàn tay với bộ dạng xinh xắn rất dễ đốn tim người yêu động vật. Hamster cũng khá dễ nuôi, ăn ít, vệ sinh ít, và sự tinh nghịch của chúng luôn khiến ta phải bật cười thích thú. Sao bạn không thử nuôi một em Hamster để chụp ảnh cùng em mỗi ngày nhỉ? Chú chuột nhỏ xinh này khá ăn ảnh đấy.


    Chuột Hamster được rất nhiều người ưa chuộng nguyên nhân chủ yếu là bởi vẻ ngoài vô cùng dễ thương của chúng. Chỉ có độ lớn lọt thỏm trong lòng bàn thay, chuột Hamster sở hữu bộ lông vô cùng đặc biệt với nhiều màu sắc khác nhau. Chính bề ngoài thú vị cùng với tính tình hiền lành nên chuột Hamster dần chiếm được cảm tình của rất nhiều người nuôi không chỉ giới trẻ mà còn là mọi lứa tuổi khác nữa.


    Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 20 – 28°C, vị trí đặt lồng nên tránh ánh mặt trời chiếu và gió thổi trực tiếp vào, nhưng cần chú ý thông gió. Không nên để gần TV, dàn âm thanh, máy tính vì chuột Hamster có thể nghe được những âm thanh loài người không nghe dược, và cũng để tranh bị tia phóng xạ chiếu vào. Cách nuôi chuột Hamster vào mùa hè tốt nhất không nên mở điều hòa. Vì khi tắt và mở điều hòa sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ, giống chuột này rất mẫn cảm đối với nhiệt độ, dễ bị cảm.

    Chuột Hamster
    Chuột Hamster
    Chuột Hamster
    Chuột Hamster
  7. Top 7

    Một bể trong nhà sẽ làm căn phòng trở nên thoải mái, thư giãn hơn. Ngắm nhìn đàn cá nhiều màu sắc bơi qua bơi lại nô đùa cũng vui không kém. Bể cá lung linh màu sắc, đặt thêm đồ trang trí, san hô và sỏi cát bên dưới đáy, cứ như bạn đang đem cả một đại dương vào nhà vậy. Tuy nhiên cá cảnh thường rất khó nuôi nếu không được chăm sóc cẩn thận, và việc dọn dẹp bể cá cũng khá vất vả nữa đấy. Cá cũng là một loại thú cưng dễ thương mà bạn có thể lựa chọn nuôi trong nhà. Bạn có thể lựa chọn loại cá dễ nuôi, dễ vệ sinh.


    Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…

    Nuôi cá trong nhà
    Nuôi cá trong nhà
    Nuôi cá trong nhà
    Nuôi cá trong nhà
  8. Top 8

    Chuột Lang

    Chuột Lang có cơ thể tròn, khuôn mặt ngốc ngốc đáng yêu, chúng khá hiền lành và thân thiện, cũng rất dễ nuôi vì không phải dọn dẹp nhiều, chuột Lang ăn chay và ăn rất ít nhưng lúc béo tròn nhìn vô cùng dễ thương. Chúng rất thông minh, nếu bạn đối xử tốt với bé chuột này, chúng sẽ ghi nhớ bạn và bạn có thể chơi đùa với chúng.


    Chuột lang ưa sạch sẽ, vì vậy bạn nên cố gắng dọn chuồng mỗi tuần ít nhất 2 lần, dọn sạch phân và rau củ ăn không hết từ hôm trước, rửa bình nước và thêm cỏ khô vào chuồng. Các bé chuột lang không trèo hay nhảy cao, nên chuồng của bé không cần bao kín. Chỉ cần cao khoảng 25cm, các bé sẽ không trèo ra ngoài. Để tránh làm tổn thương chân, sàn nên được làm chắc chắn. Phần lớn chuồng của chuột lang trên thị trường khá nhỏ. Các bé cần đủ khoảng trống để chạy và đào bới lót chuồng. Về diện tích sàn, tối thiểu cần 25cm x 50cm.

    Hãy chuẩn bị nhiều lót chuồng. Lót tốt nhất và an toàn nhất là viên gỗ nén . Cần thay lót chuồng hằng ngày để giữ gìn một môi trường trong lành. Bởi vì, lót chuồng sẽ thấm nước tiểu hoặc rau đã bị mục. Đừng dùng mùn cưa của thông hoặc cây tùng, vì những loại gỗ này không tốt cho phổi của các bé.

    Chuột Lang
    Chuột Lang
    Chuột Lang
    Chuột Lang
  9. Top 9

    Nhím kiểng

    Sở hữu một con nhím kiểng có thể là một trải nghiệm vô cùng bổ ích và thú vị. Chúng dễ thương, có thể bế và có đặc điểm siêu độc đáo. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến nhím làm kiểng nếu bạn đang tìm kiếm vật nuôi mới lạ thì nhím kiểng có thể lá thứ bạn đang tìm kiếm.


    Nhím kiểng tương đối nhẹ, chúng chỉ từ 600 gram đến 2 kg. Khi nuôi nhím kiếng chúng không gây ồn ào cho hoàng xóm như chó, chúng cũng phát ra tiếng kêu nhưng chỉ là tiếng kêu của bánh xe cót két hoặc sắp xếp lại đồ đạc trong lồng của chúng. Nhưng những âm thanh này không gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Nhím hoạt động tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 21 độ c đến 27 độ c. Nhiệt độ tốt nhất cho nhím kiểng là khoảng 25 độ C.


    Để nuôi được những chú nhím, bạn cần chuẩn bị lồng nuôi, thức ăn, đồ dùng huấn luyện… Với có bản tính hơi nhát gan nên có thể sẽ rất hay hoảng sợ. Lúc đó, nhím có thể cắn bạn để đề phòng. Bạn cần tìm hiểu thêm về tính cách của chúng để có thể kiểm soát hành vi của nhím 1 cách kịp thời trước khi nuôi.


    Bệnh từ nhím có thể lây truyền sang người. Tuy nhiên các bệnh ở nhím thường không gây nguy hiểm cho người. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người già và những người khác đang có bệnh và hệ miễn dịch bị tổn thương hạn chế tiếp xúc với nhím. Khi tiếp xúc với nhím rửa tay đúng cách và làm sạch là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tật. Trẻ nhỏ rất dễ cho tay vào miệng, điều này cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn.

    Nhím kiểng
    Nhím kiểng
    Nhím kiểng
    Nhím kiểng
  10. Top 10

    Sóc bay Úc

    Sóc bay Úc là loài động vật có túi, với kích thước nhỏ nhắn, con trung bình có thể dài từ 60 đến 100cm và có cân nặng khoảng 200g. Tuy với kích thước rất nhỏ những bé sóc bay này có bay khoảng 60m đến 100m chỉ trong vài giây. Vì thế các bé sóc bay được rất nhiều gia đình ưa chuộng chọn làm thú cưng.


    Sóc bay Úc và các loại sóc bay khác cũng giống nhau. Giữa chân trước và chân sau có một lớp màng da nối liền, cho phép chúng lượn được quãng đường dài trên những ngọn cây. Phần giữa chân trước và chân sau của sóc bay có một màng cánh da. Bốn chân rắn chắc, ngón chân có móng sắc. Đầu móng có hình móc câu, cá thể cái hơi nặng hơn cá thể đực một chút. Màu sắc lông của sóc bay khác biệt khá lớn. Có màu xám xanh, màu xám, màu xám nâu, màu xám đậm và màu nâu đen…


    Sóc Bay Úc thuộc động vật có tính ăn tạp. Hoạt động kiếm thức ăn của chúng chú trọng thức ăn có chứa Protein và đồ ngọt. Sóc bay Úc trong tự nhiên, thích ăn các loại côntrùng. Đặc biệt là khi bước vào thời kỳ sinh sản, lượng hấp thu của thức ăn chứa Protein lên tới hơn 50%. Ngoại trừ côn trùng ra, thì chúng cũng thích ăn hoa quả, mật cây. Sóc bay Úc là động vật hoạt động về đêm, gần với động vật ăn tạp ăn cỏ. Vào lúc chiều tối là thời điểm thích hợp nhất để cho ăn.

    Sóc bay Úc
    Sóc bay Úc
    Sóc bay Úc




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy