Top 12 Thực phẩm cải thiện chất lượng máu tốt nhất
Để cải thiện chất lượng máu, thực phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện lượng máu lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu. Vì thế, cần ... xem thêm...phải lựa chọn và bổ sung thường xuyên các thực phẩm phù hợp để giúp cho lượng máu trong cơ thể luôn luôn ổn định. Dưới đây là một số thực phẩm cải thiện chất lượng máu tốt nhất mà bạn có thể tham khảo để sử dụng.
-
Rau củ có màu xanh
Các loại rau củ có màu xanh là một trong những loại thực phẩm cải thiện chất lượng máu và tăng cường tạo máu. Vì chúng chứa nguồn lớn chất diệp lục nên khi ăn các thực phẩm màu xanh này sẽ giúp thanh lọc máu và gan tốt hơn, hỗ trợ khử độc trong máu một cách tự nhiên. Súp lơ, các loại cải lá xanh, rau bina có thể cải thiện chức năng hô hấp…đây chính là lựa chọn hàng đầu của bạn. Bạn có thể dùng để xào nấu với các loại thịt tươi sạch, giàu dinh dưỡng hoặc xay thành ly sinh tố và uống mỗi ngày.
Rau xanh như: Rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Đặc biệt, cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Các loại rau lá có màu xanh đậm như cải xoăn, súp lơ, và rau chân vịt là một trong những loại rau tốt nhất có chứa hàm lượng sắt cao. Một chén rau chân vịt luộc có chứa khoảng 3mg sắt.
-
Măng tây
Trong số các loại rau bổ máu, măng tây đứng hàng đầu về thành phần axit folic và sắt mà cơ thể hấp thụ được. Vì vậy đây cũng là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Măng tây giúp giảm độc tố và chất thải. Nó có đặc tính lợi tiểu cũng như thanh lọc. Ăn măng tây thường xuyên có tác dụng kì diệu với mạch máu. Măng tây giúp bình thường hóa lưu thông máu cũng như thải độc gan. Các món phổ biến với măng tây là xào với tỏi, ngô, nấm hoặc những loại thịt tươi sạch như thịt bò, thịt gà, tôm.
Măng tây là một loại thực phẩm cao cấp có nguồn gốc châu Âu, du nhập vào Việt Nam và được nhiều bà nội trợ yêu thích, lựa chọn đưa vào thực đơn chế biến ra các món ăn bổ dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho gia đình. Nó là một thành viên của gia đình Lily - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chồi" hoặc "nảy mầm." Hiện nay, măng tây được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, loại rau này được cho là có nguồn gốc từ 2.000 năm trước ở khu vực phía đông Địa Trung Hải.
Măng tây được mệnh danh là loại “rau hoàng đế” giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng sắt cực dồi dào. Bên cạnh công dụng bổ sung sắt cho cơ thể, loại rau này còn được biết tới với khả năng phòng chống ung thư, làm đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa…
-
Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Trong 100g thịt bò có chứa khoảng 28g protein, 10g lipid, cung cấp 280kcal năng lượng, nhiều gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác.
Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể. Ngoài lượng chất đạm cao, thịt bò còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Chất sắt có trong thịt bò giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp. -
Các loại đậu
Trong số các loại rau bổ máu, không thể không nhắc đến họ đậu - đỗ gồm các loại: đậu tương/đen/đỏ/xanh. Chúng đều là những loại thực phẩm rất tốt cho người thiếu máu nhờ hàm lượng sắt dồi dào. Chúng đều rất tốt cho người thiếu máu nhờ hàm lượng sắt dồi dào. Trên hết, thành phần molipden có trong những hạt này còn giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần ngâm nước ấm qua đêm trước khi chế biến để giảm lượng axit phytic - thành phần khiến cơ thể hấp thu sắt kém hơn.
Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành... là những nguồn bổ sung sắt lý tưởng cho những người ăn chay. Một cốc đậu lăng chín (khoảng 198 gam) chứa 6,6 miligam sắt tương ứng với 37% nhu cầu cơ thể. Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp folate, magie và kali.
Tóm lại các hạt nhà đậu là một món quà tuyệt vời cho sức khỏe. Chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và đặc biệt phù hợp với những người ăn kiêng, ăn chay. Ăn đậu đen, ăn đậu xanh, ăn đậu bắp hay ăn bất cứ loại đậu nào trong chín loại trên cũng đều rất tốt cho cơ thể. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày.
-
Cà chua
Sở dĩ cà chua là một trong số các loại rau bổ máu là nhờ trong loại quả này có hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần vitamin và carotene hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp thải độc trong máu. Cà chua là loại thực phẩm phổ biến, có mặt trong nhiều món ăn khác nhau như: Sinh tố giảm cân hay xào nấu với rau thịt. Đặc biệt khi chế biến thành món salad, bạn có thể thêm những loại hạt dinh dưỡng sấy khô, vừa để tăng hương vị, giúp no lâu, vừa tăng cường dưỡng chất tốt cho máu.
Quả cà chua có màu đỏ khi đã chín kỹ thường có màu đỏ rực, đây là thực phẩm giàu vitamin carotene, vitamin C và B. Hàm lượng protein trong cà chua và sữa chua có thể có lợi trong việc thúc đẩy sự hấp thu sắt, vì vậy bạn có thể dùng cà chua kết hợp với sữa chua để nâng cao hiệu quả hấp thụ của cơ thể.
Tiêu thụ cà chua có khả năng làm giảm lượng đường trong máu do loại quả này chứa khá ít hàm lượng carbohydrate. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và chất khoáng crom trong cà chua cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
-
Gan động vật
Không có nhiều ứng cử viên xứng đáng với danh hiệu "siêu thực phẩm" như gan động vật. Thời gian trước đây, gan là một thực phẩm phổ biến và quý giá, nhưng ngày nay chúng đã không còn được ưa chuộng. Thực tế, gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu, chứa ít calo.
Trong gan động vật có chứa hàm lượng sắt lớn vì thế nó là loại thực phẩm rất tốt cho người bị thiếu máu. Không những thế trong các loại gan động vật còn có calo và cholesterol rất tốt cơ thể. Do đó, người bị thiếu máu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình các loại gan động vật như gan bò, gan gà….
Trong gan heo có nhiều vitamin A, vitamin B12 do vậy rất tốt cho người thiếu máu. Bởi vậy bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon với loại thực phẩm này để thay đổi bữa. Không nên ăn chung những thực phẩm có hàm lượng sắt cao, đặc biệt là gan heo với những thực phẩm có vị chua như: Mương tươi, cải bó xôi, rau rền, trà đậm,…để tránh tạo thành chất muối khó phân giải, làm trở ngại cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
-
Hải sản
Những món ăn như: sò hấp, tôm, cua, ghẹ hấp…rất tốt cho những người thiếu máu. Trong hải sản cung cấp nhiều lượng sắt và có nhiều vitamin B12. Vitamin B12 rất cần thiết cho việc tạo DNA – vật liệu di truyền trong tế bào, có tác dụng giữ gìn tình trạng khỏe mạnh của các tế bào thần kinh và hồng cầu.
Vitamin B12 thường dùng để nhiều bệnh về máu như: Thiếu máu ác tính hoặc bệnh thiếu máu sau khi cắt dạ dày…Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 trong thời gian dài sẽ dẫn tới bị rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch sẽ tấn công cả những tế bào khỏe mạnh trong niêm mạc dạ dày. Bởi vậy, khi bị thiếu máu bạn đừng quên ăn những món ăn được chế biến từ hải sản nhé.
Không ai thích bị bệnh! Hải sản là một cách tuyệt vời để cải thiện chức năng miễn dịch của bạn, bổ sung thêm hải sản trong mỗi bữa ăn điều này có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và một số bệnh dị ứng. Một chất chống oxy hóa mạnh nổi tiếng được tìm thấy trong hải sản giúp cải thiện hệ thống miễn dịch là Selen.
-
Các món ăn chế biến từ trứng
Trứng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Canxi, vitamin, protein, phốt pho, khoáng chất và đặc biệt là có chứa hàm lượng chất sắt cao, chính vì vậy hãy bổ sung các món ăn từ trứng vào bữa ăn hàng ngày để có thể hỗ trợ, giảm tình trạng thiếu máu. Bạn đừng quên những món ăn chế biến từ trứng nhé. Trứng cũng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bạn có thể ăn trứng luộc, trứng chiên, trứng ốp…để thay đổi cho khỏi nhàm chán.
Lòng đỏ trứng gà bổ sung sắt tốt, hàm lượng sắt có trong lòng đỏ trứng gà tuy tương đối cao nhưng tỉ lệ hấp thu loại Sắt này chỉ 3%, nên không phải là loại thực phẩm có thể bổ sung sắt. Một số protein có trong trứng gà sẽ làm ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể.
Trứng cũng cung cấp một nguồn selen, canxi, iốt và phốt pho. Chất chống oxy hóa selen giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương gốc tự do có liên quan đến lão hóa, bệnh tim và thậm chí một số loại ung thư.
-
Quả bí ngô
Nhờ thành phần giàu sắt, coban, kẽm và carotene, bí ngô trở thành loại thực phẩm rau củ quả bổ máu lý tưởng hay mới ốm dậy. Ngoài ra, bí ngô còn chứa hàm lượng lớn đạm thực vật, các axit amin, canxi, photpho và vitamin, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hoạt động vận chuyển của máu hiệu quả. Bạn có thể nấu canh, hầm xương để chế biến món ăn giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra món sinh tố bí đỏ được xay với một loại sữa dinh dưỡng thơm ngon là thức uống được nhiều người yêu thích khi cần tăng cân.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, bí đỏ giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu. Chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp tránh được bệnh thiếu máu.
Trong số các loại quả, bí đỏ là "nhà vô địch" về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chất kẽm có trong bí đỏ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng của hồng cầu, chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.
-
Nấm hương
Phần lớn các loại nấm dùng làm thực phẩm đều có tác dụng bổ máu, trong đó phải kể tới nấm hương - loại rau được nhiều người yêu thích. Theo Đông y, nấm hương được biết đến với dược năng là bổ tỳ, ích khí, giúp hòa huyết, dưỡng huyết hiệu quả. Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng.
Còn xét về thành phần dinh dưỡng, trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng sắt lớn, có khả năng tăng cường quá trình tạo hồng cầu cho mới, sản sinh tế bào máu nhanh. Vì vậy nếu băn khoăn ăn rau gì bổ máu thì nấm hương là câu trả lời bạn nên nghĩ tới. Cách chế biến nấm hương rất đa dạng, chủ yếu là biến tấu trong các nguyên liệu dùng để xào, hầm, om, chiên.
Nấm hương chứa hàm lượng sắt cao, giúp cho cơ thể tái tạo hồng cầu, nhờ vậy quá trình lưu thông máu trong cơ cũng thể diễn ra dễ dàng. Vitamin B có trong nấm còn giúp cơ thể tạo thêm năng lượng, sản sinh ra các tế bào máu mới trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.
-
Quả lựu
Nước lựu giúp cải thiện lưu thông máu tới tim ở người bị động mạch vành. Nó chứa hóa chất thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của mạch máu khỏi bị tổn thương. Lựu là trái cây giàu vitamin C, chất xơ và khoáng chất khác. Trong 100 gram quả lựu có chứa 0,3 mg sắt. Bạn có thể thêm lựu vào salad, ăn tráng miệng hoặc uống nước ép lựu tươi để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol và nitrat, giúp làm giãn mạch máu. Tiêu thụ lựu ở dạng nước ép, trái cây thô đều giúp cải thiện lưu lượng máu và oxy hóa mô cơ. Từ đó giúp tăng lưu lượng máu, đặc biệt ở người hoạt động cường độ cao.
Với sắc đỏ bắt mắt cùng hương vị thơm ngon. Lựu là loại quả không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Loại quả này rất giàu chất sắt và vitamin C. Vì thế, ăn lựu giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi,…
-
Mật ong
Mật ong đặc biệt tốt cho người mắc bệnh thiếu máu bởi vì nó giúp làm tăng lượng hemoglobin trong máu. Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.
Mật ong luôn được biết đến như loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và vừa được các tổ chức y tế công nhận khả năng cung cấp sắt vượt trội. 100g mật ong cho người uống khoảng 0,42 mg sắt. Nó có thể giúp chúng ta cải thiện nhanh chóng các triệu chứng thiếu máu như cơ thể mỏi mệt, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… Theo các chuyên gia, khi vào trong cơ thể, mật ong có khả năng hỗ trợ tích tụ sắt trong máu nhờ lượng mangan dồi dào. Ngoài ra, nó còn đảm bảo sự cân bằng giữa các huyết sắc tố với hồng cầu máu.
Bạn có thể sử dụng mật ong với hầu hết các loại thực phẩm hoặc đồ uống nhưng cần tuyệt đối tránh pha trà với mật ong. Lý do là vì trong trà có một hợp chất có thể ức chế quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Nếu sử dụng trà mật ong thường xuyên, tỷ lệ hấp thu sắt của bạn có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 50 - 60%.