Top 14 Trò chơi dữ dội nhất gợi nhớ tuổi thơ

Lê Thị Hà Uyên 1226 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống vội vã hiện đại, chúng ta thường dễ quên đi những kỷ niệm và trò chơi thú vị đã gợi mở tuổi thơ của chúng ta. Nhưng chỉ cần nhìn lại, những trò ... xem thêm...

  1. “Bịt mắt bắt dê” là một trò chơi dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam. Trò chơi này hiện có khá nhiều phiên bản biến thể khác nhau và ngày càng được trẻ em, học sinh đón nhận nhiều hơn. Nó không chỉ là trò chơi của trẻ em khi ở nhà, ở ngoài đồng ruộng mà trong các trường học, giáo viên mầm non cũng thường hay tổ chức trò chơi này bởi vì nó giúp trẻ rèn luyện được thể chất, kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng phán đoán và định hướng tốt.


    Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia, càng đông thì càng vui, khi oẳn tù tì để tìm ra người thua cuộc, người thua cuộc sẽ bị bịt mắt kĩ bằng một chiếc khăn. Những người còn lại sẽ đều là dê và miệng liên tục kêu “be be” để thu hút người bị bịt mắt, nhưng đồng thời cũng tránh để bị chạm vào người. Khi nào người đi tìm dê chạm được vào bất kì "con dê" nào, người tìm dê sẽ phải đoán tên của người bị chạm được này. Nếu người tìm dê đoán đúng, người bị bắt sẽ trở thành người tìm dê tiếp theo. Còn nếu đoán sai, người chơi này sẽ được thả và trò chơi lại tiếp tục. Đây là trò chơi không chỉ giúp tạo ra không khí vui vẻ, sôi động mà còn tăng thêm tính đoàn kết cho những người tham gia.

    Bịt mắt bắt dê trên cánh đồng
    Bịt mắt bắt dê trên cánh đồng
    Bịt mắt bắt dê
    Bịt mắt bắt dê

  2. Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng từng một thời mang trong người cái cảm giác bồi hồi, háo hức đến lạ lùng, mong chờ vì mùa hè sắp đến, cũng là lúc những cánh diều sẽ được tung bay nhiều hơn trên bầu trời với đầy đủ những màu sắc và vô vàn hình dạng khác nhau, chúng cùng chen chúc nhau về vị trí bay và cả độ cao của chúng trên bầu trời. Ngày ấy, cái cảm giác được cầm con diều xinh đẹp trên tay, hối hả chạy quanh rồi bất chợt cánh diều bay vút lên cao, đó cũng là lúc cảm xúc trong ta đang hạnh phúc dâng tràn, một niềm vui thật khó tả... Và ngay lúc này đây, những ký ức tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm ấy lại ùa về trong mỗi con người chúng ta.


    Để chơi được trò này, tất nhiên là chúng ta chỉ cần có một con diều. Chúng ta có thể dễ dàng làm một con diều hình thoi đơn giản chỉ trong một buổi. Trước tiên chúng ta cần làm là khung diều, sau đó chúng ta đo và cắt áo diều theo hình con thoi. Cuối cùng là mình gắn thêm dây vào đuôi diều để diều có thể bay được tốt hơn. Mình cũng có thể trang trí thêm cho nó sau khi hoàn thành để nó trông đẹp hơn, màu sắc và sinh động hơn trên bầu trời.

    Cánh diều tuổi thơ
    Cánh diều tuổi thơ
    Thả diều trên đồng ruộng
    Thả diều trên đồng ruộng
  3. Nhớ mỗi buổi chiều sau những giờ tan học về nhà. Hình ảnh những đám bạn cùng vài đứa hàng xóm tụ họp đông đủ lại với nhau chỉ để chơi trò tạt (ném) lon. Để chơi được trò này thì chiếc lon là vật không thể thiếu, chiếm một vai trò rất quan trọng. Chiếc lon ấy có thể được dùng từ lon sữa bò, lon nước ngọt hoặc lon bia,... đã được dùng xong và rửa sạch. Ngoài ra, chúng ta cần vật khác mà chắc hẳn là người nào cũng có, đó là một vài chiếc dép, lưu ý để tạt lon được đi xa, chúng ta nên chọn những chiếc dép không quá nặng.


    Để bắt đầu trò chơi, những người tham gia sẽ oẳn tù tì với nhau để chọn ra người thua, người nào thua thì người đó sẽ là người "canh lon". Những người còn lại sẽ chọn cho mình 1 chiếc dép bất kỳ, sau đó sẽ tiến hành tạt dép với một mức đã được vẽ trước đó, ai tạt thấp hay xa hơn mức đó nhất sẽ là người phải tạt lon đầu tiên. Người chơi phải tạt lon làm sao cho lon ngã và văng ra càng xa càng tốt, sau đó chạy lên nhặt chiếc dép về thật nhanh, vì nếu chạy chậm thì người "canh lon" sau khi đã nhặt được lon để vào đúng vị trí, họ sẽ chạy theo bắt những người tạt lon, nếu bắt trúng người nào thì người đó sẽ vào thay vị trí cho người "canh lon".

    Ném lon (tạt lon)
    Ném lon (tạt lon)
    Trò chơi ném lon - một thời để nhớ
    Trò chơi ném lon - một thời để nhớ
  4. Trò chơi này còn có tên gọi khác là chơi "năm mười", không giới hạn số người tham gia, độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, để trò chơi diễn ra được thuận lợi thì những người tham gia phải là những người quen của nhau trước đó để có thể biết được tên của nhau,... Để bắt đầu trò chơi, tất cả những người tham gia sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra người thua cuộc. Người thua cuộc sẽ đóng vai là người đi tìm, sẽ phải úp mặt vào cây, bức tường, ... sao cho không thể nhìn thấy những người xung quanh, rồi bắt đầu đếm: năm, mười, mười lăm ... cho đến một trăm. Mỗi nhịp cách nhau tùy vào người đi tìm đếm nhưng không được đếm nhanh quá. Trong thời gian người đi tìm đếm, những người chơi còn lại phải mau chóng đi tìm chỗ trốn kín đáo và khó bị tìm thấy cho mình.


    Một người chơi bị coi là bị tìm thấy nếu bị người đi tìm nhìn thấy và gọi đúng tên. Nếu người đi tìm đã tìm đủ tất cả những người tham gia thì trò chơi kết thúc. Những người chơi còn lại phải oẳn tù tì với nhau để xác định người đi tìm mới và bắt đầu lượt chơi mới.


    Còn nếu chỉ còn một vài người chơi mà người đi tìm không thể tìm ra được, người đi tìm có thể hô to: “chịu” hoặc "xin thua". Khi đó, những người chơi còn lại đang trốn có thể ra khỏi chỗ trốn. Người đi tìm sẽ phải bịt mắt và tiếp tục đi tìm lần nữa ở lượt chơi sau.

    Trốn sau đống rơm
    Trốn sau đống rơm
    5, 10, 15, ...
    5, 10, 15, ...
  5. Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể, đòi hỏi sự khéo léo của người chơi. Cách chơi rất đơn giản, chúng ta cần chọn ra một người làm thầy thuốc. Những người chơi còn lại lần lượt xếp theo một hàng dài, người đứng sau sẽ nắm lấy vạt áo, đặt tay lên vai hoặc ôm eo của người đứng trước.


    Khi bắt đầu trò chơi, tất cả người tham gia trò chơi sẽ hát vang bài đồng dao “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc,…”. Vừa hát vừa đi vòng vòng, sau đó dừng lại và hỏi xem thầy thuốc chọn khúc nào trong ba khúc: Khúc đầu, khúc giữa hay khúc cuối? Sau khi thầy thuốc đã lựa chọn được khúc "ưng ý", đó cũng là lúc thầy thuốc phải tìm mọi cách để bắt được người ở khúc đã chọn, đồng thời người đứng đầu có nhiệm vụ "che chở" cho những người ở sau, bảo vệ bạn chơi trước người thầy thuốc.

    Rồng rắn lên mây
    Rồng rắn lên mây
    Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể, đòi hỏi sự khéo léo của người chơi
    Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể, đòi hỏi sự khéo léo của người chơi
  6. Trò chơi ống thụt là một trong những trò được các bạn nam rất yêu thích nhưng lại là nỗi sợ hãi của các bạn nữ. "Đạn" của ống thụt này thường được làm từ trái bời lời. Bời lời là loài cây dại, trái của nó mọc thành từng chùm, màu xanh lá cây, khi chín chuyển từ màu xanh lá sang màu nâu tím, rồi nâu đen, cuối cùng là đến tím đen hoàn toàn. Cây bời lời cũng không khó kiếm, nhưng nó không ăn được, lại có mủ. Đến mùa trái bời lời, bạn bè lại rủ nhau đi hái từng chùm về làm đạn, cho vào ống tre rồi bắn, hoặc đôi khi có thể dùng hạt của cây nhỏ, hình tròn (hoặc giấy) để bắn. Trái bời lời vừa cứng, vừa có nhựa nên bắn vào rát đến bỏng tay, khiến các bạn nữ hễ cứ nhìn thấy các bạn nam cầm ống thụt là "hè" nhau đi trốn.


    Trò chơi này tuy thú vị nhưng phải thật cẩn thận, đùa giỡn phải có chừng mực vì nếu chẳng may bị bắn trúng thì đau thấu trời xanh, có thể sưng cả da, mủ thì dính vào áo, giặt khó ra. Bắn xong ai nấy đều tối tăm mặt mày nhưng vẫn thích thú, khoái chí, chơi mãi đến khi nào chán hoặc trời chập tối thì thôi.

    Trò chơi ống thụt là một trong những trò được các bạn nam rất yêu thích nhưng lại là nỗi sợ hãi của các bạn nữ
    Trò chơi ống thụt là một trong những trò được các bạn nam rất yêu thích nhưng lại là nỗi sợ hãi của các bạn nữ
    Ống thụt
    Ống thụt
  7. Bắn bi là trò chơi yêu thích của hầu hết các bạn con trai. Tùy nơi mà nó còn có tên gọi khác như bắn đạn, bắn cu li,.. Những viên bi tròn tròn với đầy đủ màu sắc khiến nhiều bạn nam mê tít. Nhiều bạn còn có hẳn cả bộ sưu tập viên bi cho riêng mình. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng cũng đòi hỏi khả năng nhắm chính xác mục tiêu những viên bi với nhiều cự li khác nhau.


    Tùy theo mỗi vùng miền mà có những luật và cách chơi khác nhau. Ở miền Bắc: Viên bi được kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa, nhắm mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Ở miền Nam: Viên bi được bắn bằng cả 2 tay, tay trái sử dụng ngón cái, ngón trỏ và cả ngón giữa để kẹp viên bi, tay phải thì ngón cái chạm xuống đất, còn ngón giữa thì đặt sau viên bi, nhắm vào mục tiêu cần bắn rồi buông các ngón của tay trái để viên bi bật ra.


    Trò này cũng mang đến cho các bạn trai những giờ phút vui chơi hết sức vui vẻ và thư giãn. Nó là một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ. Những trận đấu hồi hộp, cùng niềm vui và kỷ niệm đáng nhớ, đã gắn kết chúng ta với những người bạn và tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ suốt đời.

    Bắn bi
    Bắn bi
    Những viên bi đầy màu sắc
    Những viên bi đầy màu sắc
  8. Nhảy lò cò cũng là một trong số những trò chơi dân gian đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ qua, trò chơi này không chỉ phổ biến ở các nước châu Á như Việt Nam mà ở các quốc gia phương Tây cũng rất được ưa chuộng. Lò cò là trò chơi rèn luyện được nhiều kỹ năng như kỹ năng tính toán, sự khéo léo di chuyển của bàn chân, mũi chân cho đến khả năng nhắm chính xác mục tiêu vào trong các ô, tránh để lệch ra bên ngoài ô. Để chơi được trò này, chúng ta cần có sức bền, sức bật tốt, người có khả năng chiến thắng cao chính là người sở hữu được sức bật tốt.


    Trò chơi này có số lượng người chơi không giới hạn do trò chơi được chơi theo hình thức từng người một. Tuy nhiên, để trò chơi không diễn ra quá lâu, tránh cho người chơi phải chờ đợi lâu mới đến lượt mình, nên chơi từ 3 đến 5 người. Nếu số lượng người tham gia đông hơn nữa, có thể vẽ thêm một hoặc nhiều ô chơi khác. Ô chơi lò cò sẽ gồm 10 ô vuông. Có thể dùng phấn, cành gỗ nhỏ hoặc que nhọn,... để vẽ xuống nền sân chơi. Trò chơi này đã được biến thể theo nhiều dạng, nhưng thông thường thì ô số 10 sẽ là ô nằm trên cùng.


    Cách chơi trò này cũng rất đơn giản. Những người tham gia trò chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để xác định thứ tự lượt chơi của mình. Sau khi xác định xong, người đi lượt đầu tiên sẽ đứng ở vạch kẻ trước ô lò cò đã vẽ trước đó, cầm vật mình đã chuẩn bị (thường là viên đá, viên gạch,...) ném gọn vào ô số 1, không được chạm vào viền của ô. Nếu ném trượt, lượt chơi sẽ đến đối với người tiếp theo. Còn nếu ném trúng, người chơi sẽ nhảy vào tất cả các ô trừ ô vừa mới ném vào. Tại các ô đơn, người chơi chỉ được phép nhảy bằng một chân, với những ô đôi, người chơi sẽ đặt mỗi chân ở một ô. Trong quá trình nhảy, không được phép để chân chạm vào viền kẻ của mỗi ô. Nếu chạm vào đường viền, nhảy sai ô hoặc nhảy ra ngoài viền ô, lượt chơi sẽ đến đối với người tiếp theo.

    Nhảy lò cò trong sân trường
    Nhảy lò cò trong sân trường
    Nhảy lò cò ở sân nhà
    Nhảy lò cò ở sân nhà
  9. Lại là một trò chơi dân gian quen thuộc của các bạn nữ, tuy nhiên cũng không ít các bạn nam "mê mệt" với trò chơi này. Chơi chuyền cũng là trò khiến các bạn thuộc thế hệ 8X và 9X nhớ về tuổi thơ của mình.


    Trò chơi này đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi tay cùng với đó là đôi tay và mắt phải phối hợp thật nhịp nhàng và linh hoạt. Để chơi được trò này, chúng ta cần có 10 đến 20 chiếc đũa và một quả banh nỉ hoặc có thể thay thế bởi một loại quả có hình dạng và tính chất tương tự như vậy. Đầu tiên, người chơi sẽ dùng 1 tay lần lượt thẩy banh lên và khi banh chạm đất, người chơi sẽ dùng tay còn lại để bắt lấy những chiếc đũa trước lúc bắt quả banh lại, người nào bắt được nhiều đũa sẽ là người được chơi trước.


    Cách chơi trò này cũng tương tự như vậy, người chơi sẽ lần lượt bắt lấy từng chiếc đũa và thực hiện các động tác xoay tay, đập đũa và phối hợp nhịp nhàng với quả banh. Người nào chơi hết các vòng đầu tiên sẽ là người giành chiến thắng. Nếu như trò chơi này có nhiều người tham gia, cả nhóm có thể mải mê chơi mà không biết chán.

    Thẩy banh lên và tay còn lại bắt lấy đũa
    Thẩy banh lên và tay còn lại bắt lấy đũa
    Chơi chuyền (banh đũa)
    Chơi chuyền (banh đũa)
  10. Ô ăn quan là một trong những trò chơi rất được các bạn trẻ ngày xưa yêu thích. Để chơi được trò chơi này, chỉ cần có 2 người tham gia là đủ, ngoài ra cần có một bàn cờ, thường được lấy que vẽ lên mặt đất,... Bàn cờ ô ăn quan là một hình chữ nhật lớn chia làm 10 ô nhỏ, trong đó hai đầu tạo thành hai vòng cung lớn. Ở hai vòng cung đó, đặt mỗi nơi một viên sỏi lớn, tượng trưng cho quan, các ô nhỏ còn lại mỗi ô đặt năm viên sỏi nhỏ, tượng trưng cho quân.


    Cách chơi rất đơn giản, mỗi người ngồi một bên, người thứ nhất chỉ cần lấy sỏi trong một ô nhỏ bất kỳ để rải. Các viên sỏi sẽ được rải đều lần lượt từng viên vào tất cả các ô, khi đến viên sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục lượt đi tương tự, cho đến khi viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, lúc này người chơi thứ nhất chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi thứ nhất, và người còn lại mới được bắt đầu lượt đi của mình. Người này sẽ đi quan cũng như người đầu tiên, hai bên sẽ thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết sỏi của đối phương, như vậy là chiến thắng.

    Nhưng để chiến thắng trò chơi này thì không chỉ phải có khả năng quan sát, sự nhạy bén mà còn phải tính toán kĩ lưỡng đường đi, nước bước mỗi khi đến lượt đi của mình.

    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
    Ô ăn quan là một trong những trò chơi rất được các bạn trẻ ngày xưa yêu thích
    Ô ăn quan là một trong những trò chơi rất được các bạn trẻ ngày xưa yêu thích
  11. Top 11

    Kéo co

    Trò chơi kéo co là một trò chơi kỷ niệm và gợi nhớ tuổi thơ, nơi người chơi chia thành hai đội và cố gắng kéo dây căng hơn đối thủ để giành chiến thắng. Đây là một hoạt động vui nhộn và hấp dẫn, kết hợp giữa sức mạnh và tinh thần đồng đội.


    Trò chơi kéo co gắn kết bạn bè và gia đình lại với nhau, đem lại những khoảnh khắc đáng nhớ và tạo ra những kỷ niệm vui vẻ. Cảm giác cạnh tranh và hào hùng trong cuộc chiến kéo căng dây sẽ đẩy người chơi đến giới hạn của sức mạnh và sự cố gắng. Đồng thời, nó cũng rèn luyện lòng kiên nhẫn, tinh thần đoàn kết và tạo ra một môi trường hợp tác tốt.


    Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi giải trí, mà còn mang trong mình những giá trị quan trọng như tinh thần thể thao, sự đồng đội và tình bạn. Bằng cách tham gia trò chơi này, chúng ta học cách làm việc trong nhóm, tôn trọng đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.

    Trò chơi kéo co là một trò chơi kỷ niệm và gợi nhớ tuổi thơ
    Trò chơi kéo co là một trò chơi kỷ niệm và gợi nhớ tuổi thơ
    Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi giải trí, mà còn mang trong mình những giá trị quan trọng như tinh thần thể thao, sự đồng đội và tình bạn
    Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi giải trí, mà còn mang trong mình những giá trị quan trọng như tinh thần thể thao, sự đồng đội và tình bạn
  12. Trò chơi "đi cà kheo" là một trò chơi gợi nhớ tuổi thơ, nơi người chơi điều khiển một chiếc vật được gắn trên mũi hoặc trán và cố gắng di chuyển nó bằng cách nghiêng đầu. Đây là một hoạt động đơn giản và thú vị, mang trong mình sự thách thức và sự linh hoạt.


    Trò chơi đi cà kheo không chỉ là một trò vui nhộn, mà còn rèn luyện sự cân bằng và khả năng điều khiển cơ thể. Người chơi phải tập trung và có sự kiên nhẫn để làm quen với cảm giác và tìm ra cách điều khiển vật cà kheo một cách chính xác.

    Điểm đặc biệt của trò chơi này là khả năng tạo ra những màn biểu diễn hài hước và độc đáo. Người chơi có thể thể hiện sự linh hoạt của cơ thể và khả năng vượt qua các thử thách khó khăn. Đi cà kheo cũng là một cách để thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa trò chơi theo phong cách riêng.

    Trò chơi đi cà kheo thường được thực hiện trong các buổi chơi đùa, các hoạt động nhóm hoặc trong gia đình. Nó không chỉ tạo ra niềm vui và sự hứng khởi mà còn gắn kết mọi người lại với nhau. Những kỷ niệm và trò chơi đi cà kheo sẽ luôn là một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ, mang lại nụ cười và sự sum vầy cho mỗi người tham gia.

    Trò chơi đi cà kheo không chỉ là một trò vui nhộn, mà còn rèn luyện sự cân bằng và khả năng điều khiển cơ thể
    Trò chơi đi cà kheo không chỉ là một trò vui nhộn, mà còn rèn luyện sự cân bằng và khả năng điều khiển cơ thể
    Trò chơi đi cà kheo thường được thực hiện trong các buổi chơi đùa, các hoạt động nhóm hoặc trong gia đình
    Trò chơi đi cà kheo thường được thực hiện trong các buổi chơi đùa, các hoạt động nhóm hoặc trong gia đình
  13. Trò chơi nhảy dây là một hoạt động thể chất phổ biến và gợi nhớ đến tuổi thơ của rất nhiều người. Nó không chỉ mang tính giải trí mà còn có lợi cho sức khỏe và phát triển cơ thể. Trò chơi nhảy dây đã tồn tại từ rất lâu và có mặt trong nhiều văn hóa trên thế giới.


    Để chơi trò chơi nhảy dây, bạn cần có một sợi dây thích hợp có chiều dài phù hợp với người chơi. Dây thường là một sợi dài được làm bằng sợi thừng, nhựa, hoặc cao su. Trò chơi thường được chơi trong nhà hoặc ngoài trời trên một bề mặt phẳng.

    Có nhiều cách chơi trò chơi nhảy dây khác nhau. Một cách đơn giản nhất là nhảy qua dây khi nó quay xung quanh người chơi. Người chơi có thể nhảy bằng cách dùng cả hai chân hoặc chỉ một chân, và cũng có thể thử nhảy theo các kiểu nhảy đặc biệt như nhảy chân gập, nhảy đồng đều, hoặc nhảy xoắn.


    Trò chơi nhảy dây không chỉ là hoạt động giải trí mà còn giúp rèn luyện sự linh hoạt, sự nhạy bén, và sự phối hợp giữa mắt và tay. Nó cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, và cải thiện sự cân đối.

    Trò chơi nhảy dây không chỉ là hoạt động giải trí mà còn giúp rèn luyện sự linh hoạt, sự nhạy bén, và sự phối hợp giữa mắt và tay
    Trò chơi nhảy dây không chỉ là hoạt động giải trí mà còn giúp rèn luyện sự linh hoạt, sự nhạy bén, và sự phối hợp giữa mắt và tay
    Nhảy dây
    Nhảy dây
  14. Trò chơi "Mèo đuổi chuột" là một trò chơi kinh điển gợi nhớ đến tuổi thơ của nhiều người. Đây là trò chơi vui nhộn và sôi động, kết hợp giữa sự chạy đua, trốn tránh và chiến thuật.


    Trò chơi thường được chơi trong không gian rộng, như sân trường, sân chơi hoặc trong nhà có không gian đủ lớn. Người chơi được chia thành hai nhóm: một nhóm đóng vai trò "mèo", và nhóm còn lại đóng vai trò "chuột".

    Quy tắc chơi đơn giản: Nhóm mèo phải cố gắng bắt được nhóm chuột bằng cách chạm vào họ. Trong khi đó, nhóm chuột cần tránh bị bắt và chạy xung quanh không gian để trốn thoát. Khi một người chuột bị bắt, anh ta sẽ chuyển sang vai trò mèo và giúp đuổi bắt các người chơi khác.


    Trò chơi "Mèo đuổi chuột" thúc đẩy sự chạy đua, phối hợp nhóm và sự nhanh nhẹn. Cả người chơi mèo và chuột đều phải có kỹ năng tư duy chiến thuật, định hướng và sự nhạy bén để thành công. Trò chơi này không chỉ rèn luyện sự tương tác xã hội và thể chất mà còn phát triển kỹ năng quản lý áp lực và ra quyết định nhanh chóng.

    Trò chơi
    Trò chơi "Mèo đuổi chuột" là một trò chơi kinh điển gợi nhớ đến tuổi thơ của nhiều người
    Trò chơi
    Trò chơi "Mèo đuổi chuột" thúc đẩy sự chạy đua, phối hợp nhóm và sự nhanh nhẹn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy